Các làng xã, trường học cũng rất cần có bể bơi…

Ðã từ lâu, hễ cứ tới mùa hè là các phương tiện thông tin đại chúng hầu như cứ dăm ba ngày lại đưa tin, khi hôm qua ở địa phương X có vài học sinh đi tắm sông bị chết đuối; hôm nay ở địa phương Y có mấy em học sinh chết đuối thương tâm khi chúng trốn học rủ nhau ra hồ tắm... Vâng, vô vàn những vụ trẻ đuối nước đơn lẻ cũng như tập thể xảy ra mỗi năm ở hầu hết các địa phương trên cả nước, quả là nỗi niềm đau đớn, mất mát quá lớn không chỉ của riêng gia đình các nạn nhân, mà còn là của toàn xã hội chúng ta. Thực trạng này luôn gióng lên hồi chuông báo động để toàn xã hội, kết hợp với gia đình các em ngăn chặn những cái chết thương tâm.

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trẻ em bị chết do đuối nước khi đi bơi, tắm tại sông, hồ, ao, suối... thì có nhiều, và người ta thường vẫn đề cập nhiều nhất tới vấn đề: nào là trang bị, dạy bơi cho trẻ ngay từ nhỏ; rồi thì giám sát, ngăn cấm con để chúng không được tự ý đi bơi ngoài ao, sông, hồ, kênh, rạch... Vẫn biết rằng dạy trẻ bơi từ nhỏ là phương cách tốt nhất để chống chọi với tử thần khi chúng gặp nguy hiểm ngoài môi trường sông nước tự nhiên. Tuy nhiên, không phải cứ trẻ nào biết bơi và bơi thạo là không bị chết đuối khi bắt gặp những tình huống bất khả kháng không thể lường trước.

Ðể hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng trẻ bị tử vong do đuối nước, theo tôi một mặt các nhà trường, các gia đình nên cho trẻ học và tập bơi từ khi còn nhỏ, mặt khác cũng phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về sự nguy hiểm của việc ra sông, hồ, suối... tắm, để các em thấy sợ mà không lén trốn, tự ý đi bơi lội, tắm ngoài môi trường tự nhiên đó! Song hành với hai phương cách trên thì việc có bể bơi, trung tâm bơi lội để các em học kỹ năng bơi, rèn luyện thân thể là điều rất cần thiết! Chuyện này với học sinh, trẻ nhỏ sinh sống tại các thành phố lớn thì không có gì là khó khăn, khi nơi đây có các bể bơi tiêu chuẩn, sạch sẽ, có nhân viên bảo hộ giám sát với độ an toàn cao… Thế nhưng, với đại đa số các em nhỏ sinh ra và lớn lên ở các vùng thôn quê thì làm gì có bể bơi, có trung tâm bơi lội mà tới để học, thực hành việc bơi lội. Chính vì vậy mà mỗi khi trời trở nên oi bức, nắng nóng là bọn trẻ thường lén trốn cha mẹ, người lớn rủ nhau đi bơi, tắm tại sông, hồ, suối... gần khu vực sinh sống. Khi trẻ bơi ở những nơi có làn nước sâu, nước chảy, nước xoáy với nền đáy không bằng phẳng, nguy cơ bị “Hà bá” cướp đi mạng sống là rất cao. Vì lẽ đó, để hạn chế những thương tâm, thật là rất tốt nếu như mỗi cấp làng, xã nên có kế hoạch xây dựng ít nhất 1 bể bơi tiêu chuẩn để người dân, trẻ em ở địa phương được hằng ngày tới bơi lội, tắm mát trong những ngày trời nóng bức. Cùng với việc xây dựng bể bơi tại làng, xã, nếu các trường học có kinh phí để xây dựng bể bơi cũng sẽ là ích lợi cho việc rèn luyện thể chất của các em học sinh.

Ðể mỗi làng, xã có bể bơi, tôi nghĩ các địa phương nên huy động nguồn tiền từ sự đóng góp của dân, kết hợp với phương thức huy động vốn từ những công ty, xí nghiệp, cơ quan đóng xung quanh địa bàn, hoặc cả kêu gọi sự đóng góp, tài trợ từ các mạnh thường quân là người có gốc gác địa phương hiện đang sinh sống ở mọi nơi... và duy trì hoạt động của bể bơi thì huyện, thành phố cũng nên hỗ trợ kinh phí! Khi đã có vốn để xây dựng bể bơi từ nhiều nguồn tiền, tôi nghĩ nên hoàn toàn miễn phí bơi lội với trẻ em để tạo điều kiện cho các em sinh sống trong làng, xã mình tới vui chơi, bơi lội, rèn luyện thân thể. Mặt khác, để có kinh phí chi trả cho nhân viên bảo vệ trông coi, nhân viên cứu hộ canh chừng và các chi phí khác cũng nên bán vé bơi với mức giá ưu đãi, nghĩa là rẻ mà mọi người dân có thể kham nổi, chấp nhận được qua mỗi lần tới đây vui chơi, tắm, bơi lội.

Nói tóm lại, để ngăn chặn và hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng trẻ bị đuối nước, thiết nghĩ cấp chính quyền các địa phương nghĩ tới kế hoạch và nhanh chóng tiến hành việc xây dựng bể bơi, để trẻ em có chỗ luyện, bơi lội mà không phải ra sông, hồ, ao, suối... Cái lợi nữa cũng phải nói tới là người dân nói chung có nơi rèn luyện thân thể…

Nguyễn Thị Cẩm Tiên

(Hội Khoa học Tâm lý

Giáo dục Việt Nam)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðược rước lễ mấy lần  trong một ngày?
Ðược rước lễ mấy lần trong một ngày?
Theo quy định của Giáo luật 1983, việc rước lễ được hướng dẫn chặt chẽ nhằm bảo đảm sự tôn kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Theo điều 917 trong Bộ Giáo luật 1983:
Quà Xuân dâng lên Chúa
Quà Xuân dâng lên Chúa
Cha sở một giáo xứ ở miền tây, sau khi hoàn thành việc xây cất nhà tình thương cho 2 hộ gia đình nghèo, đã chia sẻ hình ảnh trên trang cá nhân kèm dòng trạng thái: “Quà cho bà con đón Tết. Cái Tết này chắc sẽ vui lắm...
Nghĩ về việc mở Cửa Thánh tại nhà tù
Nghĩ về việc mở Cửa Thánh tại nhà tù
Có lẽ đây là sự kiện đặc biệt của Giáo hội, vì khác với thường lệ, trong lần mở Cửa Thánh khai mạc Năm Thánh 2025, vị chủ chăn Giáo hội hoàn vũ đã mở cửa tại nhà tù, nơi đang giam giữ tù nhân.
Ðược rước lễ mấy lần  trong một ngày?
Ðược rước lễ mấy lần trong một ngày?
Theo quy định của Giáo luật 1983, việc rước lễ được hướng dẫn chặt chẽ nhằm bảo đảm sự tôn kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Theo điều 917 trong Bộ Giáo luật 1983:
Quà Xuân dâng lên Chúa
Quà Xuân dâng lên Chúa
Cha sở một giáo xứ ở miền tây, sau khi hoàn thành việc xây cất nhà tình thương cho 2 hộ gia đình nghèo, đã chia sẻ hình ảnh trên trang cá nhân kèm dòng trạng thái: “Quà cho bà con đón Tết. Cái Tết này chắc sẽ vui lắm...
Nghĩ về việc mở Cửa Thánh tại nhà tù
Nghĩ về việc mở Cửa Thánh tại nhà tù
Có lẽ đây là sự kiện đặc biệt của Giáo hội, vì khác với thường lệ, trong lần mở Cửa Thánh khai mạc Năm Thánh 2025, vị chủ chăn Giáo hội hoàn vũ đã mở cửa tại nhà tù, nơi đang giam giữ tù nhân.
Làm gì với ảnh, tượng bị hư hỏng?
Làm gì với ảnh, tượng bị hư hỏng?
Khi ảnh tượng bị hư hỏng, trước hết có thể xem xét tình trạng ở mức độ nào. Một số tranh ảnh, tượng Chúa đối với các gia đình, cá nhân hay cộng đoàn đức tin cụ thể còn mang ý nghĩa lịch sử, gắn liền với sự hình thành,...
Đời người được mấy Năm Thánh?
Đời người được mấy Năm Thánh?
Đây là lời chia sẻ của Đức cha Đaminh Hoàng Minh Tiến, giám mục giáo phận Hưng Hóa trong thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2025 ở giáo phận này. Đức cha nói một cách rất tự nhiên rằng, có ai may mắn lắm cũng chỉ sống được 3-4 lần...
Năm Thánh thường lệ và Năm Thánh ngoại thường
Năm Thánh thường lệ và Năm Thánh ngoại thường
Năm Thánh 2025 là năm thánh thường lệ của Giáo hội. Vậy Năm Thánh ngoại thường là thế nào và Năm Thánh bắt đầu từ đâu?
Giáo dục lòng nhân ái cho con trẻ
Giáo dục lòng nhân ái cho con trẻ
Vào mùa Giáng Sinh, không ít giáo xứ chuẩn bị kế hoạch cho đợt trao quà bác ái. Ở giáo xứ tôi, mỗi lần quyên góp tiền, quà để trao tặng, cha xứ luôn nhắc các giáo lý viên hãy kêu gọi thiếu nhi tham gia “để các em hiểu,...
Biểu tượng con cá của Giáo hội Công giáo
Biểu tượng con cá của Giáo hội Công giáo
Biểu tượng con cá là một trong những biểu tượng đầu tiên của Kitô giáo và mang ý nghĩa đặc biệt trong cộng đoàn đức tin sơ khai. Dưới đây là những lý do và ý nghĩa chính:
Lời mời từ hang đá
Lời mời từ hang đá
Giáng Sinh đến, những ánh đèn lấp lánh và những mô hình hang đá sáng rực được dựng lên khắp nơi, từ các gia đình cho đến các giáo xứ. Đấng Cứu Thế đã đến trong cảnh nghèo khó, nơi một chuồng chiên lạnh giá.