Đôi nét về Chính thống Giáo

Chúng tôi rất thích thú khi đọc thông tin về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Chính Thống Nga Kirill (CGvDT 2044, trang 1), nhưng thú thực cũng không hiểu rõ về nhánh Kitô giáo này. Xin CGvDT giúp thêm ý kiến.

Lan Trinh - TPHCM

Danh xưng Chính Thống “Orthodoxy” được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn đã tham dự các Công đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325), Ephêsô (431), và nhất là Chalcedon (451), trong đó, họ đã đồng chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính (sound doctrines), tinh tuyền của Kitô giáo để chống lại những gì bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy). Do đó, trong bối cảnh này, từ ngữ “orthodoxy” được dùng để đối nghịch với từ ngữ “heresy”, có nghĩa là tà thuyết hay lạc giáo. Nhưng sau biến cố năm 1054, khi hai Giáo hội Kitô giáo Hy Lạp ở Constantinople (tượng trưng cho Đông phương) và Giáo hội Công giáo Rôma (Tây phương) đã xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau ngày 16.7.1054 giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople; và Đức Giáo hoàng Lêô IX, vì có những bất đồng lớn về tín lý, thần học và quyền bính, thì danh xưng “Chính Thống” (orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo hội Hy Lạp ở Constantinople đã ly khai không còn hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma.

Sau này, Giáo hội “Chính Thống” Hy Lạp ở Constantinople đã lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia, Lithuania, Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine... Vì thế, ở mỗi quốc gia này, cũng có Giáo hội Chính Thống, nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện, nghĩa là không có ai là người lãnh đạo chung của các Giáo hội, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo hội Chính Thống Đông phương (Eastern Orthodox Churches) tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma (Tây phương).

Trước khi xảy ra cuộc ly giáo năm 1054, hai nhánh Kitô giáo lớn ở Đông và Tây phương vẫn hiệp thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện, vì cả hai Giáo hội anh em này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh Tông đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh Phêrô đã rao giảng Tin Mừng ở vùng đất này, là lãnh địa của Giáo hội Công giáo Rôma; trong khi em ngài, Thánh Anrê (Andrew), sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy Lạp, và sau đó trong phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như thế, cả hai Giáo hội Kitô giáo Đông phương Constantinople và Tây phương Rôma đều có nguồn gốc Tông đồ (Apostolic succession).

Công giáo và Chính Thống giáo có những điểm bất đồng chính yếu:

- Giáo hội Chính Thống không đồng ý với Giáo hội Rôma về từ ngữ Latinh “Filioque” tuyên xưng Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, như đọc trong kinh Tin Kính Nicê.

- Giáo hội Chính Thống không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo hội của Đức Giáo hoàng.

- Giáo hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) trong phụng vụ trong khi Giáo hội Công giáo dùng bánh không men (unleavened bread) trong thánh lễ.

- Giáo hội Chính Thống không buộc các linh mục giữ luật độc thân trong khi Giáo hội Công giáo buộc luật này cho hàng giáo sĩ.

- Ngôn ngữ trong phụng vụ của Giáo hội Chính Thống là tiếng Hy Lạp, trong khi Giáo hội Công giáo dùng tiếng Latinh trước kia và nay là các ngôn ngữ bản địa.

Ngoài những điểm dị biệt trên đây, Công giáo và Chính Thống đều có chung 7 bí tích và tuyên xưng một đức tin, chung một Kinh Thánh.

Từ bao thế kỷ nay, nhiều cố gắng đã được thực hiện để mong hiệp nhất hai Giáo hội. Kết quả tốt đẹp đầu tiên đã đạt được là năm 1964, hai Giáo hội Công giáo và Chính Thống đã tha vạ tuyệt thông cho nhau do nỗ lực đại kết của Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng phụ Giáo chủ Constantinople - Đức Athénagoras I. Hai vị đã trao đổi cái hôn bình an, chấm dứt tình trạng thù nghịch giữa hai Giáo hội anh em từ năm 1054.

Từ năm 1964 đến nay, mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Giáo hội Chính Thống Đông phương đã có thêm nhiều cải thiện. Khi Đức cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô II qua đời, Đức Thượng phụ Bathôlômêô I của Constantinople đã sang dự tang lễ.

Tháng 11.2006, ĐTC Bênêđictô XVI đã đến thăm Đức Thượng phụ Bathôlômêô I nhân cuộc viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 25.5.2014, ĐTC Phanxicô đã gặp Đức Thượng phụ Bathôlômêô I tại Thánh Địa.

Cuộc gặp giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill ngày 12.2.2016 tại Cuba là cuộc gặp lần đầu tiên sau 1000 năm giữa hai vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo và Chính Thống Nga.

Chính Thống giáo Đông phương hiện có khoảng 260 triệu tín hữu. Riêng Giáo hội Chính Thống Nga có khoảng 125 triệu tín hữu.

CGvDT

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tinh thần liên đới trong lời cầu nguyện
Tinh thần liên đới trong lời cầu nguyện
Tháng 12.2024 này, trong bối cảnh Giáo hội hoàn vũ chuẩn bị khai mạc Năm Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hiệp thông, xin cho việc cử hành Năm Thánh mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng.
Hành trình hành hương trong đôi mắt của Luce
Hành trình hành hương trong đôi mắt của Luce
Nhân vật biểu tượng Năm Thánh 2025 Luce đã thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ, thu hút các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới. Vậy nhưng, bạn có để ý đến chiếc vỏ sò độc đáo trong đôi mắt của Luce không?
Thấy gì nơi chiếc áo của Luce?
Thấy gì nơi chiếc áo của Luce?
Nhân vật Luce là đại diện cho những giá trị mà Năm Thánh 2025 hướng tới như hy vọng, tình huynh đệ, hành trình hành hương... Điều này được thể hiện qua từng chi tiết trên trang phục.
Tinh thần liên đới trong lời cầu nguyện
Tinh thần liên đới trong lời cầu nguyện
Tháng 12.2024 này, trong bối cảnh Giáo hội hoàn vũ chuẩn bị khai mạc Năm Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hiệp thông, xin cho việc cử hành Năm Thánh mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng.
Hành trình hành hương trong đôi mắt của Luce
Hành trình hành hương trong đôi mắt của Luce
Nhân vật biểu tượng Năm Thánh 2025 Luce đã thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ, thu hút các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới. Vậy nhưng, bạn có để ý đến chiếc vỏ sò độc đáo trong đôi mắt của Luce không?
Thấy gì nơi chiếc áo của Luce?
Thấy gì nơi chiếc áo của Luce?
Nhân vật Luce là đại diện cho những giá trị mà Năm Thánh 2025 hướng tới như hy vọng, tình huynh đệ, hành trình hành hương... Điều này được thể hiện qua từng chi tiết trên trang phục.
Có ai để ý chuỗi Mân Côi của Luce?
Có ai để ý chuỗi Mân Côi của Luce?
Ðược công bố trước công chúng cách đây không lâu, nhân vật Luce quả thật đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên toàn cầu, đặc biệt đối với những người trẻ. Một chi tiết khiến nhiều người không khỏi tò mò là chuỗi Mân Côi mà Luce đeo.
Vài suy nghĩ về Luce
Vài suy nghĩ về Luce
Luce - nhân vật biểu tượng của Năm Thánh 2025 - xuất hiện như một luồng gió tươi trẻ thổi vào lòng Giáo hội.
Lễ Phục Sinh không có ngày cố định
Lễ Phục Sinh không có ngày cố định
Vào những thế kỷ đầu tiên, trong Giáo hội đã xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi và gay gắt giữa hai phe: một phe chủ trương mừng lễ Phục Sinh vào ngày 14 tháng Nisan, nghĩa là vào lễ Vượt Qua của Do Thái giáo; phe còn lại...
Về bức tranh Các Thánh tử đạo
Về bức tranh Các Thánh tử đạo
Bức họa do họa sĩ Gordon Faggetter vẽ, được treo ở tiền đường Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma trong lễ tuyên phong 117 thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19.6.1988.
Nhớ các tu sĩ đã qua đời
Nhớ các tu sĩ đã qua đời
Ghé thăm tu viện Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng một ngày tháng 11, trong bầu khí tĩnh lặng và tưởng niệm, khi nhìn thấy các sơ thay phiên nhau ra phía khu Đất Thánh để đọc kinh, tôi cũng xin được đi cùng.
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Trong các thánh lễ dành cho thiếu nhi, ở một số nơi, chủ tế thường cho các em đọc lại bản văn Tin Mừng. Xin cho biết việc này có đúng theo quy định không?