Hai câu chuyện về trầm cảm ở lứa tuổi học sinh mà truyền thông đưa tin gần đây khiến dư luận cảm thấy xót xa. Ngày 1.4.2022, một nam sinh đang học lớp 10 của đã nhảy từ tầng 28 chung cư. Trước đó, ngày 21.2.2022, một học sinh cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online (vì dịch COVID-19). Cả hai em đều có dấu hiệu trầm cảm vì áp lực học tập.
![]() |
Thực ra, đây không phải là những trường hợp đầu tiên. Báo đài vẫn thỉnh thoảng đưa tin về những câu chuyện đau lòng như thế này, kèm theo nhiều lời khuyên của các chuyên gia tâm lý. Tuy nhiên nó vẫn diễn ra trước sự ngỡ ngàng và tiếc nuối của dư luận. Áp lực học tập đã khiến cho nhiều học sinh không còn thời gian để vui chơi giải trí mà chỉ biết học và học. Ðó là chưa nói nội dung trong sách giáo khoa ngày càng nhiều hơn, cải cách hơn, nên các em lúc nào cũng trong tâm thế cố gắng học để không sa sút học lực so với bạn bè cùng trang lứa. Nhiều em cố gắng đến kiệt sức nhưng không dám than van, không biết tâm sự cùng ai.
Ðó là bởi ở sự kỳ vọng của phụ huynh. Cha mẹ lúc nào cũng muốn con cái học giỏi, điểm cao, được vào trường danh tiếng nên luôn mang tâm lý tranh đua cùng với phụ huynh khác. Thấy con người ta học giỏi, điểm 10 mà con mình lại chẳng bằng, nhiều người đã buộc con đi học thêm cho tiến bộ. Do mải chạy theo thi đua mà phụ huynh đã không hiểu được cảm thụ, nỗi lòng của con nên dẫn đến những điều đau lòng. Ví dụ một đứa trẻ say mê môn toán nhưng cha mẹ lại cứ ép học thêm Anh ngữ để có điểm trung bình cao nên thành ra trẻ tiếp thu không được, học lấy lệ, học gượng ép. Không học thì bị cha mẹ chì chiết, rồi lại sợ mất mặt gia đình (với những trẻ sống trong cảnh danh gia vọng tộc). Lâu ngày dẫn đến trầm cảm, bế tắc và muốn được giải thoát theo cách nào đó...
Vì vậy, để không còn xảy ra những trường hợp trầm cảm ở lứa tuổi học trò thì cha mẹ cần phải là trụ cột vững chắc trong mọi tình huống. Ðặc biệt phải luôn là người bạn tuyệt vời hiểu con, quan tâm con, luôn bên cạnh con khi con cần. Sự học luôn là nền tảng vững chắc ở trẻ trong mọi việc nhưng không có nghĩa là gượng ép, hăm dọa, mà phải tôn trọng quyền quyết định của con, cùng con học và giải quyết những vấn đề nan giải. Khi phát hiện dấu hiệu trầm cảm nhen nhóm ở trẻ, phụ huynh nên thay đổi tư duy giáo dục, liên hệ với nhà trường, bác sĩ để tránh bệnh tình chuyển biến xấu. Với tâm lý thoải mái, chắc chắn việc học của trẻ tốt hơn và cuộc sống yêu đời hơn.
TRẦN THÁI HỌC - Bến Tre
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.