Ở quê tôi, nhiều người dính dấp hai “nghề” không có mã ngành đào tạo: số đề và cho vay nặng lãi.
Sự phổ biến của nghề số đề, nói thiệt như thế này: con nít (không phải là tất cả song chiếm số đáng kể) trong nhà có con nghiện số đề nếu không kể được giấc mơ trong giấc ngủ có “cốt truyện” để con nghiện bàn số, sẽ bị chê trách! Hơn nữa, tại chốn linh thiêng, trong tiếng xăm lách cách, người xin số đề ít nhất cũng trên ..50%! Câu chuyện bán nhà bán đất do đề đóm cũng đã diễn ra liên tục.
![]() |
Còn nghề cho vay lãi nặng xem ra còn nhanh nhạy hơn tín dụng chính thức do các ngân hàng cung cấp.
Hai nghề này có quan hệ chặt, tạo thành vòng cay nghiệt bên ngoài luật pháp.
Không thể nói rằng chính quyền không biết mức độ và tác hại cũng như sự vi phạm của hai nghề trên. Giá mà ở những nơi dễ thu hút ánh nhìn đại chúng, có thêm những áp-phích: “Mọi người nói không với số đề”, “Chơi số đề là con đường ngắn nhất đưa đến khánh kiệt và đói nghèo”, bên cạnh đó, nên mở rộng hệ thống tín dụng chính thức xuống tận thôn xóm thì hay biết mấy để góp phần phục vụ dân sinh.
Suy nghĩ vụng về này hy vọng có nhiều người chia sẻ!
Nguyễn Công - Bạc Liêu
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.