Hồng y trong Giáo hội Công giáo

Đức Tổng Giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn vừa được Đức Giáo hoàng Phanxicô vinh thăng Hồng y. Xin tòa soạn cho biết tước vị Hồng y và trách nhiệm Hồng y là gì?

Hữu Lê, quận Gò Vấp TP.HCM

CGvDT: Sau Đức Giáo hoàng, các vị giáo sĩ cấp cao nhất trong Giáo hội Công giáo được gọi là Cardinal, hay Cardinalis (số nhiều, tiếng Latinh, có nghĩa là yếu tố thuộc bản chất, then chốt, chủ yếu, là nền tảng, là cột trụ...). Hồng y là danh xưng tiếng Việt, dịch theo mầu của y phục (Hồng: mầu đỏ hồng. Y: áo), dựa vào phẩm phục vị giáo sĩ mặc. Hồng y không phải là một chức thánh, mà chỉ là một tước vị. Tất cả các Hồng y, thông thường đều phải có chức Giám mục, nhận tước hiệu của một nhà thờ trong thành Rôma.

Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Bộ Giáo luật đã dành nhiều khoản để nói về các Hồng y. Các ngài là những “đại cử tri và cử tri duy nhất”, hợp thành Hồng y đoàn, có nhiệm vụ bầu Giáo hoàng mới, là những cố vấn trực tiếp và cộng tác đắc lực của Ðức Giáo hoàng trong việc quản trị Giáo hội hoàn cầu. Hồng y đoàn có một vị niên trưởng đứng đầu, giữ hiệu tòa Ostia.

Có ba bậc Hồng y: Hồng y Giám mục là các vị có tước hiệu trong bảy giáo phận chung quanh Rôma (Ostia, Palestrina, Albano, Frascati, Porto Santa Rufina, Sabina Poggio Mirteto và Velletri Segni). Hồng y Linh mục là những vị đứng đầu các giáo phận. Hồng y Phó tế là các vị đứng đầu một cơ quan Tòa Thánh ở giáo triều Rôma. Việc phân biệt ba bậc hồng y là một truyền thống lâu đời, nói lên ba Thừa tác vụ của chức thánh trong Giáo hội: Giám mục, Linh mục và Phó tế, chứ không có sự khác biệt nào giữa các ngài.

Bổ nhiệm Hồng y là quyền tuyệt đối và hoàn toàn tự do của Ðức Giáo hoàng. Các ứng viên được lựa chọn đều thông thạo giáo lý, có lòng đạo đức, đời sống thánh thiện, khôn ngoan trong việc quản trị, quân bình trong phê phán, có công lớn và lòng trung thành với Giáo hội. Khi trao mũ đỏ cho từng vị, Ðức Giáo hoàng luôn mời gọi “sống trung thành dù cho phải hy sinh, đổ máu” để xứng đáng với danh xưng Cardinal (cột trụ, nền tảng của đức tin và của lòng trung thành).

Ðức Giáo hoàng bổ nhiệm Hồng y bằng thể thức công khai tuyên bố danh sách. Có một vài trường hợp vì hoàn cảnh chưa cho phép tiết lộ, Ðức Giáo hoàng công bố giữ kín tên vị được bổ nhiệm (in pectore), mà Việt Nam ta hay nói là “Hồng y trong lòng”.

Hồng y đoàn được triệu tập khi cần thiết. Công nghị Hồng Y mật chỉ có Ðức Giáo hoàng và các Hồng Y họp. Công nghị Hồng y công khai có sự tham dự của một số giám mục, linh mục, giáo dân hoặc đại diện tổ chức xã hội. Ðức Giáo hoàng có thể họp với các vị Hồng y hiện diện ở Rôma, hoặc triệu tập tất cả Hồng y trên thế giới, tùy vào mức độ quan trọng liên hệ đến đời sống Giáo hội.

Giáo luật ấn định: Trong khi trống ngôi Giáo hoàng, Hồng y đoàn lãnh nhận quyền quản trị tạm công việc trong Giáo hội, theo luật lệ riêng. Bao gồm việc triệu tập các Hồng y dưới 80 tuổi toàn thế giới về Rôma, để họp Mật viện bầu Giáo hoàng mới. Các ngài phải cầu nguyện, ăn chay, để xin ơn Chúa Thánh Thần, và thề hứa: hoàn toàn tự do theo tiếng lương tâm và ơn Chúa soi sáng, chọn vị “nghĩ là xứng đáng hơn cả”. Vị đắc cử phải được 2/3 số phiếu của các Hồng y hiện diện. Luật cũng chỉ định vị Hồng y đứng đầu các Hồng y Phó tế có nhiệm vụ loan báo cho dân chúng chờ đợi tại quảng trường Thánh Phêrô tên của người vừa được bầu làm Giáo hoàng.

CGvDT

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lòng biết ơn,  tin vui đạo đức Việt Nam
Lòng biết ơn, tin vui đạo đức Việt Nam
Cuối năm, ai cũng bận rộn tổng kết. Những người đi xa, người ở nhà, tất cả đều khao khát, mong đợi đoàn tụ.
Đôi nét về Chính thống Giáo
Đôi nét về Chính thống Giáo
Chúng tôi rất thích thú khi đọc thông tin về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Chính Thống Nga Kirill (CGvDT 2044, trang 1), nhưng thú thực cũng không hiểu rõ về nhánh Kitô giáo này. Xin CGvDT giúp thêm ý kiến.
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Thánh Piô X do Đức TGM Marcel Lefèvre (Pháp) thành lập năm 1970 và năm 1988 trở thành phong trào ly giáo.
Lòng biết ơn,  tin vui đạo đức Việt Nam
Lòng biết ơn, tin vui đạo đức Việt Nam
Cuối năm, ai cũng bận rộn tổng kết. Những người đi xa, người ở nhà, tất cả đều khao khát, mong đợi đoàn tụ.
Đôi nét về Chính thống Giáo
Đôi nét về Chính thống Giáo
Chúng tôi rất thích thú khi đọc thông tin về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Chính Thống Nga Kirill (CGvDT 2044, trang 1), nhưng thú thực cũng không hiểu rõ về nhánh Kitô giáo này. Xin CGvDT giúp thêm ý kiến.
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Thánh Piô X do Đức TGM Marcel Lefèvre (Pháp) thành lập năm 1970 và năm 1988 trở thành phong trào ly giáo.
Cửa Thánh
Cửa Thánh
Truyền thống mở Cửa Thánh có lẽ phát xuất từ thời Đức Giáo hoàng Máctinô V, người đã sử dụng một Cửa Thánh giống hệt như Cửa Thánh ngày nay trong Năm Thánh 1423 tại Vương cung thánh đường Lateranô, tức nhà thờ Chánh tòa của Giám mục Rôma.
Sứ điệp ngày hòa bình thế giới
Sứ điệp ngày hòa bình thế giới
Giáo hội dành ngày 1.1 hằng năm là Ngày hòa bình thế giới. Vào dịp này cũng luôn có Sứ điệp của các vị Giáo hoàng hướng dẫn các tín hữu suy nghĩ và cầu nguyện theo từng chủ đề.
Giáo hội và gia đình
Giáo hội và gia đình
Trong những ngày này, nhóm bạn trẻ chúng tôi hay có dịp đề cập đến Đại hội thế giới về Gia đình lần thứ VIII đang diễn ra tại Philadelphia, Mỹ. Nhưng có nhiều chi tiết bên lề về đại hội không được rõ lắm như đại hội có từ...
Lễ kính và lễ nhớ
Lễ kính và lễ nhớ
Đồng hương chúng tôi hằng năm đều tổ chức mừng lễ bổn mạng Tổng lãnh thiên thần Gabriel (29.9), năm nay nhằm ngày thứ ba trong tuần, trong lịch ghi là lễ kính, vậy chúng tôi có thể xin dời vào Chúa nhật được không?
Ơn đại xá “Portiuncula”
Ơn đại xá “Portiuncula”
Từ trưa ngày 1.8 cho đến hết ngày 2.8, tín hữu đến viếng nhà thờ giáo xứ, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá “Portiuncula”, với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo...
Phó tế vĩnh viễn
Phó tế vĩnh viễn
Lúc đầu, chức phó tế được hiểu có tính cách vĩnh viễn. Nhưng khoảng thế kỷ IV-V trở đi, Giáo hội Latinh (Tây phương) nói chung xem phó tế như một thánh chức với sứ vụ tạm thời trước khi chịu chức linh mục