Phải loan Tin Mừng như thế nào?

Trong Tông huấn “Niềm vui của Tin Mừng”, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến những cách thức ngăn cản sự rao giảng Tin Mừng, đó chính là “hình thức thù nghịch, chia rẽ, vu khống, nói xấu, oán thù, đố kỵ và ước muốn áp đặt một số ý tưởng bằng bất cứ giá nào...”. Nếu nhìn một cách tổng thể, chúng ta dễ dàng thấy đó đều là những biểu hiện của sự tranh chấp, mà nguyên nhân đầu tiên của sự tranh chấp là vì lợi ích riêng.

Trong cuộc sống ngày nay, con người trở nên thực dụng với những vật chất trước mắt, quên đi những lợi ích thiêng liêng, mà dù có tiền trăm bạc vạn cũng không thể mua được. Một vài suy nghĩ nhỏ bé sau đây mong góp phần nhỏ vào sự hoán cải bản thân để sống việc loan báo Tin Mừng.

Thù nghịch là gì? Chúng ta có thể nhớ lại Lời Chúa nói rằng “Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi”, trong sách Roma cũng có chép: “Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống”. Nếu lắng nghe được Lời Chúa như vậy, chúng ta không được ghét kẻ thù của mình, và nếu ý thức được điều đó, ta lại càng không nên tạo ra kẻ thù cho mình.

Chia rẽ. Chúa chẳng dạy chúng ta chia rẽ, bởi “ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh thầy, thì có thầy ở giữa họ” (Mt 18,20). Chia rẽ cũng là một biểu hiện của lợi ích cá nhân, con người muốn lợi ích cho bản thân mình, buộc họ phải tách người anh em mình ra mà hưởng lợi ích một mình. Lòng tham khiến con người trở nên lạnh nhạt với những giá trị đạo đức, đặc biệt họ quên đi những giá trị siêu nhiên của con người.

Vu khống là cách mà người ta tránh né và chối bỏ trách nhiệm của bản thân trước mặt Chúa và tha nhân. Vu khống cũng giống như một hình thức của tội lỗi, bởi Chúa dạy chúng ta chớ làm chứng dối, và Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khẳng định : “Đừng nghi ngờ gì nữa. Ở đâu có vu khống, ở đó có Satan hiện diện”.

Nói xấu là một cách hạ uy tín cũng như làm mất danh dự người khác. Khi chúng ta chỉ thấy cái xấu của anh em mình, thì chính lúc đó chúng ta lại quên mất người anh em với mình cũng là con Chúa, cũng là hình ảnh của Thiên Chúa.

Oán thù, điều mà ngày nay trong chính xã hội này, chúng ta dễ cảm nhận được. Không thiếu người sống cho đi đúng với cách người khác đối xử với mình. Họ sống trong sự chờ đợi xem tha nhân đối xử với mình như thế nào để xử ngược lại như vậy. Chính vì thế, ngay từ lúc này, chúng ta phải bỏ đi những oán thù tầm thường, oán thù là cách mà chúng ta giúp cho ma quỷ xâm nhập gần hơn với chúng ta.

Đố kỵ. Quá chú trọng đến lợi ích cá nhân sẽ sinh ra sự hơn thua và đố kỵ. Những đố kỵ ấy sinh ra lòng ích kỷ, nhỏ nhen khiến con người phải lo sợ, phải đề phòng và tìm cách triệt tiêu lẫn nhau để mình chiếm thế thượng tôn. Nhưng đối với Chúa, người làm đầu phải là người làm bé, phục vụ anh em mình.

Muốn áp đặt người khác, đó là hành động đầy ích kỷ. Áp đặt cũng là cách mà người đời muốn đẩy vị trí của mình lên cao, muốn độc quyền trong mọi suy nghĩ và hành động. Ích kỷ trong suy nghĩ đã tai hại thì ích kỷ trong hành động cũng tai hại gấp nhiều lần.

Chúc cho mọi người biết ý thức bản thân mình và biết hăng say làm nhân chứng cho Chúa trong cuộc sống thường nhật, dù mình ở cương vị nào.

Jos. Lưu Hành
Don Bosco, Bến Cát

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nếu nhà thờ không có tháp chuông?
Nếu nhà thờ không có tháp chuông?
Câu hỏi này làm tôi nhớ tới hai dữ kiện. Thứ nhất, đó là một câu thơ của tác giả Nguyễn Vân Thiên, thế này: “Nhà thờ không có tháp chuông/ Trên thập tự Chúa có buồn hay không?”.
Amen nghĩa là gì?
Amen nghĩa là gì?
Trong tiếng Do Thái, “Amen” là một tính từ của động từ “Aman”, có nghĩa là: bền vững, chắc chắn, trung tín.
Cần thêm sân chơi bổ ích cho tín hữu
Cần thêm sân chơi bổ ích cho tín hữu
Trong số báo 2483, tôi thích bài viết: “Khi lão niên thất thập đến giảng đường”, ghi nhận một người tín hữu dù tuổi đã cao nhưng không ngại đăng ký học chương trình Cử nhân thần học.
Nếu nhà thờ không có tháp chuông?
Nếu nhà thờ không có tháp chuông?
Câu hỏi này làm tôi nhớ tới hai dữ kiện. Thứ nhất, đó là một câu thơ của tác giả Nguyễn Vân Thiên, thế này: “Nhà thờ không có tháp chuông/ Trên thập tự Chúa có buồn hay không?”.
Amen nghĩa là gì?
Amen nghĩa là gì?
Trong tiếng Do Thái, “Amen” là một tính từ của động từ “Aman”, có nghĩa là: bền vững, chắc chắn, trung tín.
Cần thêm sân chơi bổ ích cho tín hữu
Cần thêm sân chơi bổ ích cho tín hữu
Trong số báo 2483, tôi thích bài viết: “Khi lão niên thất thập đến giảng đường”, ghi nhận một người tín hữu dù tuổi đã cao nhưng không ngại đăng ký học chương trình Cử nhân thần học.
Khi đồng nghiệp cũng là đồng đạo
Khi đồng nghiệp cũng là đồng đạo
Tôi cảm thấy có những bạn bè trong cơ quan cùng niềm tin là niềm vui cuộc sống mang lại.
Chu kỳ năm Phụng vụ
Chu kỳ năm Phụng vụ
Năm phụng vụ được chia thành các chu kỳ ba năm A, B và C là cung cấp một cách có hệ thống để trình bày Kinh Thánh trong thánh lễ.
Gặp các vị chủ chăn qua mạng
Gặp các vị chủ chăn qua mạng
Nói một cách “lớn lao” như thế nhưng kỳ thực, chuyện lại rất đơn giản, đó là gặp các vị giám mục, linh mục qua những giờ học Kinh Thánh, giáo lý trực tuyến.
Lễ Tro
Lễ Tro
Lễ Tro đánh dấu thời điểm Mùa Chay Thánh, bắt đầu hành trình 40 ngày ăn năn, thống hối một cách đặc biệt để kỷ niệm cuộc Phục Sinh của Đức Kitô.
Hành hương Năm Thánh, một dịp kết nối
Hành hương Năm Thánh, một dịp kết nối
Ở các giáo phận, từ đầu năm đến nay đã có nhiều đoàn thể, giáo xứ tổ chức hành hương.
Ðấm ngực khi đọc kinh Thú nhận
Ðấm ngực khi đọc kinh Thú nhận
Ngay từ thế kỷ IV, Thánh Giêrônimô (347-420) và Thánh Augustinô (354-430) đã dạy rằng ngay khi nghe đọc kinh tới chữ “Tôi thú nhận” thì các tín hữu phải đấm ngực đến độ âm thanh nổi lên ầm ầm trong thánh đường, hầu đem ra ánh sáng những điều...