Tôi mãi nợ cha lời tri ân

Tôi còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, là người ngoài Công giáo, muốn theo học đạo để lập gia đình.

Mùa Đông năm 1994, tôi đến nhà thờ Bạc Liêu, gần nơi tôi ở nhất, gặp vị linh mục quản xứ lúc ấy là cha Giacôbê Lê Văn Tỏ, để thỉnh nguyện với cha về ý nguyện và hoàn cảnh của mình. Biết gia đình tôi bên lương và việc tôi ngỏ ý xin vô đạo, ngài lộ vẻ vui mừng. Tất nhiên, vị linh mục ấy đồng ý và còn nói sẽ tạo điều kiện giúp đỡ tôi được thuận lợi để trở thành một giáo hữu. Cha đã cao tuổi, nói năng điềm đạm. Tôi biết cha từ trước do nhiều lần cha ra ngoài thăm bà con giáo dân. Đi đâu, cha cũng đi xe đạp, mặc thường phục, đầu đội nón nỉ, phong thái giản dị, cùng cách giải quyết các vấn đề thấu tình đạt lý của cha khiến tôi rất ngưỡng mộ. Buổi ban sơ được diện kiến với cha sở nhà thờ như vậy nên tôi vui mừng và tự tin hơn.

Ngày cưới vợ đã gần, tôi xin cha được học giáo lý. Cha chỉ định tôi học lớp Giáo lý Tân tòng - Hôn nhân. Lớp có 5 người do thầy Giuse Nguyễn Văn Lợi giảng dạy. Thầy giảng dễ hiểu, tâm lý nhưng nguyên tắc. Mỗi tối, từ thứ Hai đến thứ Bảy, chúng tôi đến nhà xứ học độ một giờ, Chúa nhật được nghỉ để dự thánh lễ, thời gian học hơn hai tháng. Các bài giáo lý tôi nắm bắt nhanh chóng, nhưng về học kinh, tôi thuộc trước quên sau, có lẽ do lần đầu trong đời, tôi mới biết đọc kinh.

Trong thời gian thụ giáo, ban ngày, thỉnh thoảng tôi đến gặp cha sở để được cha khuyên nhủ, chỉ dạy thêm. Những lúc đó, cha con tâm sự nhiều vấn đề trong cuộc sống đạo và đời. Cha khuyên tôi: “Cho dù có đi đâu, làm gì con cũng phải giữ và tuyên xưng đức tin của mình”.

Gần hết chương trình học là sắp đến ngày cưới, gia đình tôi đã “coi thầy” chọn ngày. Tôi trình với cha, cha không la rầy mà chỉ nói: “Đáng lẽ ngày cưới phải do các cha quyết định chọn ngày phù hợp, nhưng hoàn cảnh gia đình con như vậy, cha sẽ sắp xếp”. Theo Giáo luật, tôi phải có người đỡ đầu để lãnh nhận các bí tích. Tôi không quen ai Công giáo để làm việc này. Cha lại giúp tôi, chỉ định hai người đang là thành viên Hội đồng giáo xứ, đó là chú Phêrô Nguyễn Văn Bình - đỡ đầu Rửa Tội; thầy giáo GB. Nguyễn Bình Đông - đỡ đầu Thêm Sức.

Mãn khóa học, sau khi tôi đã thuần bài học và các nghi thức trong lễ, ngày 8.12.1994, tôi được cha Tỏ làm phép Rửa Tội và Thêm Sức tại nhà thờ Bạc Liêu. Ngay sau đó, cha cấp Giấy chứng nhận để tôi về quê vợ tiến hành lễ hôn phối.

Vợ tôi quê xóm đạo Hòa Thành - Cà Mau, gia đình Công giáo truyền thống. Sau này, chúng tôi có hai con, cả hai đứa nhiều năm liền theo học giáo lý ở nhà thờ Bạc Liêu. Vừa qua, đứa lớn được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, đứa nhỏ được Rước Lễ Lần Đầu. Đó là niềm tự hào của tôi trên con đường đến với Kitô giáo.

Qua năm sau, tôi vui mừng nghe tin thầy dạy tôi được thụ phong linh mục, nay là cha Giuse Nguyễn Văn Lợi. Từ nhà thờ Bạc Liêu, cha Lợi được bổ nhiệm đến nhiều nơi xa trong hạt Bạc Liêu, GP. Cần Thơ. Gần đây, cha về coi sóc họ Sông Đốc, hạt Cà Mau.

Thời gian mãi trôi đi. Đến năm 2006, cha Tỏ sức khỏe yếu đi và nghỉ hưu. Cha hưu ở nhà thờ Bạc Liêu một thời gian rồi về nghỉ ở Trung tâm hành hương Tắc Sậy, sau đó thì cha về Nhà hưu dưỡng linh mục GP Cần Thơ.

Mưa nắng dãi dầu khiến tôi vĩnh viễn không còn gặp lại cha Giacôbê Lê Văn Tỏ nữa. Cha mất ngày 11.6.2011 ở tuổi 88 sau chặng đường 60 năm linh mục.

Cha đã về với Chúa! Trong Tháng các đẳng linh hồn, tôi thường cầu nguyện và tưởng nhớ về những ngày đầu cha hướng tôi vào đạo. Tôi vẫn mãi nợ cha lời tri ân.

Thịnh Vượng

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðược rước lễ mấy lần  trong một ngày?
Ðược rước lễ mấy lần trong một ngày?
Theo quy định của Giáo luật 1983, việc rước lễ được hướng dẫn chặt chẽ nhằm bảo đảm sự tôn kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Theo điều 917 trong Bộ Giáo luật 1983:
Quà Xuân dâng lên Chúa
Quà Xuân dâng lên Chúa
Cha sở một giáo xứ ở miền tây, sau khi hoàn thành việc xây cất nhà tình thương cho 2 hộ gia đình nghèo, đã chia sẻ hình ảnh trên trang cá nhân kèm dòng trạng thái: “Quà cho bà con đón Tết. Cái Tết này chắc sẽ vui lắm...
Nghĩ về việc mở Cửa Thánh tại nhà tù
Nghĩ về việc mở Cửa Thánh tại nhà tù
Có lẽ đây là sự kiện đặc biệt của Giáo hội, vì khác với thường lệ, trong lần mở Cửa Thánh khai mạc Năm Thánh 2025, vị chủ chăn Giáo hội hoàn vũ đã mở cửa tại nhà tù, nơi đang giam giữ tù nhân.
Ðược rước lễ mấy lần  trong một ngày?
Ðược rước lễ mấy lần trong một ngày?
Theo quy định của Giáo luật 1983, việc rước lễ được hướng dẫn chặt chẽ nhằm bảo đảm sự tôn kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Theo điều 917 trong Bộ Giáo luật 1983:
Quà Xuân dâng lên Chúa
Quà Xuân dâng lên Chúa
Cha sở một giáo xứ ở miền tây, sau khi hoàn thành việc xây cất nhà tình thương cho 2 hộ gia đình nghèo, đã chia sẻ hình ảnh trên trang cá nhân kèm dòng trạng thái: “Quà cho bà con đón Tết. Cái Tết này chắc sẽ vui lắm...
Nghĩ về việc mở Cửa Thánh tại nhà tù
Nghĩ về việc mở Cửa Thánh tại nhà tù
Có lẽ đây là sự kiện đặc biệt của Giáo hội, vì khác với thường lệ, trong lần mở Cửa Thánh khai mạc Năm Thánh 2025, vị chủ chăn Giáo hội hoàn vũ đã mở cửa tại nhà tù, nơi đang giam giữ tù nhân.
Làm gì với ảnh, tượng bị hư hỏng?
Làm gì với ảnh, tượng bị hư hỏng?
Khi ảnh tượng bị hư hỏng, trước hết có thể xem xét tình trạng ở mức độ nào. Một số tranh ảnh, tượng Chúa đối với các gia đình, cá nhân hay cộng đoàn đức tin cụ thể còn mang ý nghĩa lịch sử, gắn liền với sự hình thành,...
Đời người được mấy Năm Thánh?
Đời người được mấy Năm Thánh?
Đây là lời chia sẻ của Đức cha Đaminh Hoàng Minh Tiến, giám mục giáo phận Hưng Hóa trong thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2025 ở giáo phận này. Đức cha nói một cách rất tự nhiên rằng, có ai may mắn lắm cũng chỉ sống được 3-4 lần...
Năm Thánh thường lệ và Năm Thánh ngoại thường
Năm Thánh thường lệ và Năm Thánh ngoại thường
Năm Thánh 2025 là năm thánh thường lệ của Giáo hội. Vậy Năm Thánh ngoại thường là thế nào và Năm Thánh bắt đầu từ đâu?
Giáo dục lòng nhân ái cho con trẻ
Giáo dục lòng nhân ái cho con trẻ
Vào mùa Giáng Sinh, không ít giáo xứ chuẩn bị kế hoạch cho đợt trao quà bác ái. Ở giáo xứ tôi, mỗi lần quyên góp tiền, quà để trao tặng, cha xứ luôn nhắc các giáo lý viên hãy kêu gọi thiếu nhi tham gia “để các em hiểu,...
Biểu tượng con cá của Giáo hội Công giáo
Biểu tượng con cá của Giáo hội Công giáo
Biểu tượng con cá là một trong những biểu tượng đầu tiên của Kitô giáo và mang ý nghĩa đặc biệt trong cộng đoàn đức tin sơ khai. Dưới đây là những lý do và ý nghĩa chính:
Lời mời từ hang đá
Lời mời từ hang đá
Giáng Sinh đến, những ánh đèn lấp lánh và những mô hình hang đá sáng rực được dựng lên khắp nơi, từ các gia đình cho đến các giáo xứ. Đấng Cứu Thế đã đến trong cảnh nghèo khó, nơi một chuồng chiên lạnh giá.