Đã lâu lắm rồi, chắc chẳng còn ai nhớ chính xác mốc thời gian xuất hiện hương vị rượu gạo. Chỉ biết rằng, trong các hội hè, đình đám, ma chay, cưới hỏi... rượu xuất hiện trên mâm ăn như một phương tiện chia buồn sớt vui. Cũng chính vì ý nghĩa cao đẹp ấy mà người nông dân chân chất gọi rượu bằng cái tên thật mỹ miều, nhưng đầy ẩn ý “Nước mắt quê hương”.
![]() |
Khác với truyền thống, rượu thời nay thường bị lạm dụng như một phương tiện thăm dò hoặc so sánh hơn thua. Bởi thế ngôn từ “nhậu” vô hình trung đã trở nên phổ biến không chỉ riêng vùng miền nào. Cái phong cách “tiên tửu” của tiền bối xưa được thay bằng phong cách “ngưu ẩm” và hậu quả của tàn cuộc rượu là tai nạn, bệnh tật, mất kiểm soát... Cũng kể từ đây, rượu được gắn liền với những gì là xấu xa, tội lỗi và là kẻ thù của những bà vợ.
Rượu không xấu, xấu ở mục đích người dùng. Vậy nên hãy có phong cách “tiên tửu” để rượu được trở lại với đúng tên của nó; để rượu vẫn giữ được vai trò trong việc bảo tồn di sản văn hóa Lễ và Nghĩa. “Phi tửu bất thành lễ”.
Chiến Văn
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.