Khi có người thân qua đời, các thành viên trong gia đình đều tất bật lo toan tang lễ sao cho hoàn hảo nhất. Ngoài các nghi thức truyền thống, có những gia đình mời thêm ban nhạc hiếu. Tục ngữ có câu “sống dầu đèn, chết kèn trống”. Việc đánh trống, thổi kèn được xem như một nghĩa cử thể hiện sự hiếu nghĩa với người đã khuất. Một vài ý kiến cho rằng trong đám ma mà thiếu đội kèn là sự thiếu sót khó thể chấp nhận.
|
Tuy nhiên, việc đánh trống, thổi kèn ở đám tang đôi khi lại gây ra phiền nhiễu trong đời sống.
Hầu như các đám tang thường diễn ra trong vòng ba ngày liên tiếp. Người hàng xóm, vì “nghĩa tử nghĩa tận” đành chịu đựng tiếng trống, tiếng kèn, tiếng hát bất kể ngày đêm. Ở khu vực các xứ đạo, thánh lễ đưa tiễn người đã khuất thường được tổ chức vào lúc trời chưa sáng. Trên suốt quãng đường từ nhà đám đến thánh đường, tiếng trống tiếng kèn cũng làm nhiều người giật mình thức giấc.
Theo ý tôi, không vì những lý do này mà cho rằng không nên hay cần phải cấm sử dụng kèn trống, nhưng cần để tâm tới khung giờ phù hợp, với âm lượng vừa phải, tránh lạm dụng để tạo nên sự đồng cảm của mọi người.
Trúc Yên
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.