Sáng cuối tuần tôi chở vợ đi chợ. Hôm nay đường phố khá đông đúc. Vừa định quẹo qua ngã ba thì có 3 thanh niên đậu xe máy choán hết nửa làn đường. Tôi đến nhắc nhỏ nhẹ. Cứ tưởng cả ba sẽ cho xe vào sát lề, nào ngờ tôi nhận lại cái nhìn trừng trừng… Tới đầu hẻm, tôi lại gặp cảnh người hàng xóm dựng rạp làm tiệc chiếm hết cả không gian nhỏ hẹp. Tôi từ tốn đề nghị chừa một tí cho xe ra vào thì anh chủ nhà lớn tiếng bảo: “Anh không thấy chúng tôi để bảng đi vòng hẻm kia sao? Hôm nay nhà tôi có tiệc, cần phải dựng rạp nhé”.
![]() |
Câu chuyện tử tế với cộng đồng dường như bị nhiều người thu hẹp lại, vô cảm trước cái chung của tập thể. Họ cứ nghĩ những chuyện đó chắc là cỏn con, chẳng sao cả, nên cứ mặc tình thể hiện. Chính lẽ đó mà việc vứt rác bừa bãi thành ra tắc nghẽn kênh rạch, đen ngòm; hát hò bằng loa kéo đến thâu đêm suốt sáng làm điếc tai hàng xóm; Chỉ va quẹt xe thôi đã đánh nhau sống chết; cái liếc nhìn lại thành tai nạn tang thương...
Tất nhiên đương thời vẫn còn nhiều người tử tế. Họ sẵn sàng nhặt từng cọng rác nhỏ bỏ đúng nơi quy định, ăn nói nhỏ nhẹ nơi chốn đông người, biết xếp hàng chờ đến lượt mình, sẵn sàng xin lỗi khi thấy mình sai... Nhưng, nếu cái xấu lấn át cái tốt thì đáng lo ngại. Để nhận được những điều tử tế từ xã hội, bởi những người quen và chưa quen, thì chính chúng ta phải là người tử tế trước đã. Lâu dần, chuyện tử tế thành thói quen, thành văn hóa và được lan rộng khắp nơi. Lúc ấy những điều tệ hại sẽ bị triệt tiêu.
Nguyễn Hoàng Duy, Bình Tân, TP.HCM
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.