Bắt giữ nghi phạm gây hỏa hoạn ở nhà thờ Chánh tòa Nantes

Nghi phạm trong vụ cháy nhà thờ Chánh tòa Thánh Phêrô và Thánh Phaolô của giáo phận Nantes (Pháp) vào ngày 18.7 đã khai nhận hành động “cố ý phá hoại và gây hỏa hoạn”.

Một tuần sau khi đám cháy ở tầng một của ngôi thánh đường thiêu rụi hệ thống đại phong cầm cổ và gây nhiều thiệt hại nặng nề, nghi phạm hàng đầu đã bắt đầu thú nhận với cảnh sát. Theo Ðài truyền hình LCI, ông này tên Emmanuel A., 39 tuổi, là một người Rwanda nhập cư vào Pháp đã nhiều năm nay. Từ năm 2016, cùng với 6 tín hữu khác, ông A. là tình nguyện viên làm việc ở nhà thờ Chánh tòa Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, thường tham gia giúp lễ và sống trong một lưu xá của thành phố Nantes. Tuy nhiên, vì không có việc làm ổn định nên không được cấp giấy cư trú và từ tháng 11.2019, nghi phạm đã nhận giấy yêu cầu phải rời khỏi lãnh thổ Pháp.

Ngay từ chiều 18.7, ông A. đã bị tạm giữ để thẩm vấn vì là người chịu trách nhiệm đóng cửa nhà thờ vào tối 17.7 và các nhà điều tra muốn biết tình hình các lối ra vào của ngôi thánh đường trước khi xảy ra hỏa hoạn. Các ghi nhận ban đầu cho thấy nhiều khả năng đây là một hành động cố ý vì có tới 3 điểm khởi phát đám cháy khác nhau. Tối 19.7, nghi phạm được cho về vì chưa có bằng chứng cho thấy ông ta có liên quan đến vụ việc.

Ngôi thánh đường bị thiệt hại nghiêm trọng

Sáng 26.7, ông A. lại bị triệu tập và sau đó chính thức bị khởi tố và tạm giam vì “cố ý phá hoại và gây hỏa hoạn”, theo công tố viên thành phố Nantes Pierre Sennès. Ông Sennès cho biết, trước các bằng chứng mới, nghi phạm đã thừa nhận hành động của mình. Cụ thể, kết quả giám định đầu tiên từ Ðơn vị Cảnh sát Khoa học của Sở Cảnh sát Paris đã xác định có vết tích của chất gây cháy ở hiện trường. Hình ảnh truy xuất từ máy quay an ninh cũng ghi nhận “một người xuất hiện ở nhà thờ Chánh tòa vào thời điểm bắt đầu cháy”, và người này “có bề ngoài rất gần với nghi phạm đang bị khởi tố”. Ngoài ra, theo báo Le Monde, tối 17.7, ông A. đã gởi thư điện tử đến Tòa Giám mục Nantes và chính quyền địa phương để nói về “những vấn đề cá nhân”. Trong thư, nghi phạm cho rằng mình đã không nhận được sự giúp đỡ cần có nên đã bị từ chối cấp giấy cư trú ở Pháp. “Mọi người đã nhắm mắt trước tình trạng sức khỏe tồi tệ của tôi (…), thêm vào đó là cơn đại dịch đang hoành hành”, nghi phạm viết.

Ông Quentin Chabert, luật sư của nghi phạm cho biết: “Việc khai nhận cũng đã giúp thân chủ của tôi nhẹ lòng. Ðây là sự ăn năn và là điều rất quan trọng đối với một tín hữu như ông ấy”. Theo Ðài LCI, nếu bị kết tội, nghi phạm A. có thể bị phạt tối đa 10 năm tù giam và 150.000 euro. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, ông này sẽ được giám định về mặt tâm lý. Ðây có thể là một yếu tố giúp giảm nhẹ hình phạt.

Lan Chi

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Philippines nhấn mạnh giáo huấn xã hội
Các giáo viên khoa học xã hội Công giáo tại Philippines tham dự Đại hội Hiệp hội Giáo viên Khoa học Xã hội Công giáo (CASST) năm 2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy giáo huấn xã hội Công giáo trong môi...
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Giám mục Philippines chống việc khai thác mỏ Tampakan
Đức cha Cerilo Casicas, Giám mục giáo phận Marbel dẫn đầu cuộc chiến pháp lý chống lại việc khai thác mỏ đồng - vàng Tampakan.
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Nữ tu ở lại vùng chiến để cứu trợ cộng đồng
Sơ Maya El Beaino, dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đang sống tại tu viện Thánh Giuse ở Ain Ebel, đã quyết định ở lại để giúp đỡ những người dân vô tội, giữa những đợt không kích dữ dội của Israel vào miền nam Lebanon.
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Giáo phận đầu tiên của Estonia
Tòa Thánh mới đây thông báo Ðức Thánh Cha đã nâng miền Giám quản Tông tòa Estonia lên thành giáo phận, và vì đặt tại thủ đô Tallinn nên tên chính thức là giáo phận Tallinn.
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Ðức Giáo Hoàng mở rộng quy mô Hồng y đoàn
Vatican News ngày 6.10 đưa tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố 21 tân hồng y đến từ khắp thế giới. Công nghị vinh thăng hồng y sẽ được tổ chức vào ngày 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây cũng là kỳ công nghị thứ 10 diễn...
Tái tổ chức giáo phận Rome
Tái tổ chức giáo phận Rome
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 1.10 đã ban hành tự sắc có tên La vera bellezza (Chân mỹ) với nội dung tái cấu trúc giáo phận Rome bằng cách sáp nhập 5 khu vực trung tâm và các vùng phụ cận.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.