Các Thánh đường nổi tiếng ở Pháp: NHÀ THỜ CHÁNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS

“Mỗi mặt một viên đá của nhà thờ Đức Bà là một trang, không chỉ là trang sử của đất nước nước này, mà còn là trang sử khoa học và nghệ thuật”.

(Nhà thờ Đức Bà Paris - Victor Hugo, quyển 3, chương 1)

Lịch sử

Nằm ở trung tâm của thủ đô Paris thời Trung cổ, nhà thờ Đức Bà Paris là nơi tập họp cộng đoàn tín hữu và cả dân chúng nữa, nơi diễn ra không chỉ sinh hoạt tôn giáo, mà còn sinh hoạt xã hội và kinh tế trong vùng, nơi hoạt động thường ngày của con người đan xen với khung cảnh thánh thiêng.

Bối cảnhlịch sử

Nhà thờ Đức Bà Paris thừa kế ba nơi thờ phượng của các Kitô hữu :

- Nhà thờ Chánh tòa thánh Stêphanô, một trong những đền thờ cổ kính, có lẽ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ V hoặc thứ VI, và ngôi thánh đường này được xác nhận đã có từ năm 690, lúc đó nhà thờ nằm ở gian giữa của nhà thờ Chánh tòa hiện nay và kéo dài tới sân trước.

- Nhà thờ Đức Bà, có lẽ được xây dựng vào thế kỷ thứ VI, về phía đông của nhà thờ nói trên. Bị quân Normand phá hủy, nhà thờ có lẽ đã được tái thiết vào thế kỷ thứ IX hoặc thứ X và dần dần thay thế nhà thờ Chánh tòa thánh Stêphanô.

- Cuối cùng, tựa lưng vào bên hông phía bắc của Vương Cung Thánh Đường hiện nay, một giếng rửa tội được xây cất vào thế kỷ VI, và trở nên nhà thờ thánh Jean de Rond (bị phá hủy vào thế kỷ XVI).

Nguồn gốc việc xây dựng nhà thờĐức Bà và những giai đoạn chính trong công việc xây dựng

Vào thế kỷ XII và VIII, nước Pháp hoàn toàn đổi mới do bùng nổ dân số và phát triển kinh tế, nhà thờ Đức Bà trở nên quá chật hẹp và nhà thờ thánh Stêphanô xuống cấp nghiêm trọng. Vào năm 1160, Đức cha Maurice de Sully (1120-1196), lúc bấy giờ đang là Giám mục Paris, quyết định xây dựng một đền thờ nguy nga để tôn vinh Thiên Chúa và dâng hiến cho Đức Trinh Nữ Maria.

Khi ngài mất vào năm 1196, Đức cha Eudes de Sully quyết định tiếp tục công trình đang dở dang, cần ba năm để khởi động công việc xây dựng. Đức Giáo Hoàng Alexandre III (1105-1181) đặt viên đá đầu tiên năm 1163. Một kiến trúc sư vô danh, sử dụng thiết kế có lẽ của Đức cha Maurice de Sully, tận dụng những khám phá về kiến trúc vào đầu thời kỳ gô tích.

Tiến trình xây dựng nhà thờ Đức Bà như sau :

- 1163 - 1182 : Cung thánh và hai đường hành lang quanh cung thánh. Ngay từ thời kỳ này, những bức tượng trang trí các cửa nhỏ đã được chế tác (nhà thờ Chánh tòa Thánh Stêphanô đã bị phá hủy một năm trước đó).

- 1182 - 1200 : Ba gian đôi cuối cùng của gian giữa, các gian của hai bên cánh phía dưới, giảng đài.

- 1190 - 1220 : Hai gian đầu tiên của gian giữa và những cửa lớn của mặt tiền.

- 1220 - 1230 : Xây dựng xong mặt tiền (hành lang, cửa sổ tròn hình hoa thị, các tháp chuông).

Ngay khi việc xây dựng nhà thờ Chánh tòa vừa hoàn tất, các bản thiết kế đã được một nhóm kiến trúc sư tu sửa lại ngay từ thế kỷ XIII. Nhà thờ Chánh tòa có hình dáng như hiện nay vào khoảng giữa thế kỷ XIV. Đây là một kiệt tác về kiến trúc, khiến mọi người đều thán phục không chỉ vì sự kiên cố lạ thường mà còn vì sự khéo léo tuyệt vời của những người thợ hồ, các công nhân và những người chế tạo các kính màu cũng như các nhà điêu khắc. Hai thế kỷ XVII và XVIII chứng kiến nhiều lần sửa chữa và bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là trong cuộc cách mạng vào năm 1789 ở Pháp. Người ta đã trần tục hóa nơi thánh thiêng này, lúc thì biến thành đền thờ lý trí, rồi đền thờ Thượng Đế, sau đó là kho chứa thực phẩm. Mãi đến năm 1802 mới trả lại nhà thờ cho Giáo Hội Công giáo.

Thế kỷ XIX : mùa xuân mới

Bị tàn phá, cướp bóc, nhà thờ Chánh tòa trở nên hoang tàn, có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, trong thời kỳ tái khám phá thời trung cổ, thời kỳ rực rỡ từng được Francois René de Chateaubriand (1768-1848) diễn tả trong tác phẩm Le Génie du Christianisme - Thiên Tài của Kitô giáo (Chateaubriand là một nhà văn nổi tiếng của Pháp, đồng thời cũng là một nhà ngoại giao tài giỏi, làm đại sứ Pháp tại Anh, sau đó làm Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Pháp), những cơ hội đã mở ra và nhà thờ đã được nhiều giới nhận ra giá trị. Nhất là vào năm 1831, khi kiệt tác của đại văn hào Victor Hugo (1802-1885) mang tên Notre Dame de Paris (Nhà thờ Đức Bà Paris) được phổ biến (tác phẩm này sau được dựng thành phim dưới tựa đề “Thằng Gù nhà thờ Đức Bà”), thì công chúng mới giật mình và yêu cầu chính phủ phải tái thiết di sản quý báu này.

Bị mốt tân gô tích của thời đại thu hút, nên vào năm 1844, vua Louis Philippe (1773-1850) quyết định phải đại tu nhà thờ. Nhà vua giao cho các kiến trúc sư Jean Baptiste Lassus (1807-1857) và Eugène Viollet-le-Duc (1814-1879), là những người ước mong trả lại cho đền thờ vẻ đẹp thuở ban đầu.

Lm Inhaxiô Hồ Văn Xuân

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.
Món quà nâng đỡ tâm hồn
Món quà nâng đỡ tâm hồn
Đây là những tràng chuỗi Mân Côi do các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết trao tặng người nghèo, người khuyết tật, như một món quà ủi an, nâng đỡ tinh thần.
Những đêm tối trong cuộc đời
Những đêm tối trong cuộc đời
Sau khi bán thầy mình và nhận ra sai lầm, Giuđa rơi vào tuyệt vọng, không tìm được lối đi mới cho tương lai. Ông như bị áng mây đen bao phủ. Ðêm đối với ông là những dằn vặt đau khổ, những câu hỏi vì sao mình đã phản...