Cần biết yêu thương hơn là phê phán

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG -NĂM B

Bài đọc 1: Is 63,16b-17; Bài đọc 2: 2Cr 1,3-9; Mc 13,33-37.

Lời ChúatrongBài đọc I(x.Is 63.16b-17.19), nhắc nhớ việc Chúa đến lần thứ nhất,cho chúng ta thấy tình trạngdân Israelbị lưu đày nơi đất khách quê người rất khốn khổ.Ngôn sứIsaia đã thay mặt dân bày tỏrằng:“Chúng tôi đã luôn ở trong tình trạng tội lỗi. Tất cả chúng tôi đều đầy vết nhơ”,nhưng“xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống”để tha thứ và cứu thoát, bởi lẽ“Chúa là Cha chúng con, chúng con là đất sét, còn Chúa là người thợ gốm, tất cả chúng con đều do tay Chúa làm nên”.Đó cũng làtâm tìnhcầu nguyện của Mùa Vọngnhắm tới việcChúalạiđến,được diễn tả trong Đáp ca (TV 79) với niềm tincủa dânIsraelchính là vườn nho mà Chúa đã trồng và là đoàn chiên do Chúa chăn dắt:“Lạy Chúa tể càn khôn, xin đoái lại.Xin trở về thăm nom vườn nho cũ”.Nhắm đến việctrông đợiChúa đến lần thứ hai,bài Tin Mừng(x.Mc 13,33-37)chỉ rõ thái độ cần phải có làtỉnh thức, như người đầy tớ chờ chủ vềbất ngờgiữa đêm khuya.

Tỉnh thức là thái độ luôn gắn bó với Ðức Giêsu Kitô, biết noi gương Ngài nhậnravà thi hành thánh ý Chúa Cha. Lời Chúa Giêsu được thánh Marcô ghi lại trong Bài Tin Mừng (x.Mc 13,33-37):“Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện…, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về…, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang ngủ”. Cầu nguyện để biết ý thánh ý Chúa. Tỉnh thức để noi gương Chúa Giêsu“yêu thương như Thầy yêu thương”(Ga 15, 12). Thánh Gioan Tông đ? th?m nhu?n th?nh ? ?? n?n ?? ??nh ngh?a?ồ thấm nhuần thánh ý đó nên đã định nghĩa“Thiên Chúa là Tình Yêu”(1 Ga 4,16), và khẳng định rằng:“Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau”(1 Ga 4, 11).

Đối với chúng ta hôm nay, lời thánh Phaolô trong thưthứ nhấtgởi tín hữu Corintô(x.Bài đọc II:1 Cr 1,3-9) vẫn mang tính thời sự.Corintô làmột cộng đoàn sinh động nhưng cũng gặp nhiều khó khăn nội bộ: chia rẽ, kiện tụng, luân lý suy đồi…Vì thế, trước hết thánh Phaolô nhắc họ nhớđến muônân sủng mà Thiên Chúa đã ban,để họ biếtđáp lại những ân sủng đó,kiên trì trong những ân sủng ấy để họ“không có gì đáng trách trong ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến”.Thánh Phaolô bày tỏ niềm xác tín rằng :“Thiên Chúa là Ðấng Trung Tín, đã kêu mời anh em hiệp nhất với Con của Người, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.

Trong diễn văn khai mạcNgày Giới trẻ Thế giới lần thứ 37 tại Lisbon, Bồ Đào Nha vào đầu tháng 8 năm 2023, Đức Thánh ChaPhanxicônhắc nhớ rằng:“Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa gọi, vì Người yêu thương chúng ta. Mỗi ngày, Thiên Chúa không ngừng gọi chúng ta để ôm lấy và khích lệ, để biến chúng ta thành một kiệt tác độc nhất vô nhị”.Khi trả lời những băn khoăn về việc liệu Giáo hội có chỗ cho những người sai lỗi không,ĐTC khẳng định rằng:“Trong Giáo hội luôn có chỗ cho mọi người, cho những người đã phạm sai lầm, những người đã sa ngã, những người đang vất vả chiến đấu.Thiên Chúa là người dang rộng vòng tay. Vì thế, hãy loan truyền cho nhau sứ điệp yêu thương của Thiên Chúa”.

Nhưthế, chúng ta cần biết tín thác vào Tình Yêu của Thiên Chúa và biết yêu thương hơn là phê phán nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đãcó lầnnhắc đến những căn bệnh có thể thường xảy ra trong đời sống của Giáo hội, đặc biệt là bệnh ngồi lê đôi mách và nói hành nói xấu. Về bệnh này, ngài nói rằng:“Tôi đã nói nhiều về bệnh này nhưng sẽ không bao giờ nói cho đủ. Đó là một bệnh nặng. Người mắc bệnh này trở thành kẻ sát nhân máu lạnh, hủy hoại danh thơm tiếng tốt của đồng nghiệp và anh em mình. Đó là bệnh của những người hèn nhát, không can đảm nói thẳng, mà chỉ nói sau lưng”. Thánh Bônaventura chỉ ra 4 kiểu nói xấu: một là, khi người khác có sự tốt còn kín, ta tìm cách giấu đi kẻo có ai biết mà khen; hai là, khi người khác có sự tốt đã trống, ta tìm cách dèm pha để người ta nghi ngờ mà bớt khen; ba là, khi người khác có sự xấu còn kín, ta tìm cách khui ra để người ta biết mà chê; bốn là, khi người khác có sự xấu đã trống, ta tìm cách tuyên truyền rộng ra để người ta càng biết. Cuối bài nói chuyện, ĐTC kêu gọi mọi người cần“tăng trưởng trong tình hiệp thông… để chu toàn sứ mạng”,và cầu xin Đức Mẹ giúp chữa lành những căn bệnh thường gặp trong Giáo hội.

Giám mục Antôn Vũ Huy Chương

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Chúc tụng
Chúc tụng
Chúc: mừng, mong ước điều may mắn cho người khác; tụng: khen. Chúc tụng: khen ngợi.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Ðức tin tinh tuyền
Ðức tin tinh tuyền
Vài năm trở lại đây, cuộc sống kinh tế có phần cải thiện và những khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo cũng đã được tháo cởi, nhờ đó các cộng đoàn tín hữu có nhiều biến chuyển trong những thực hành đạo đức.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Đức Giêsu nhận mình là Đấng từ trời xuống (Ga 6,38.42; x. Ga 3,31). “Trời” được coi là thế giới của Thiên Chúa (Ga 3,27), thế giới của Thần Khí (Ga 1,32).
Bỏ đạo, sự
Bỏ đạo, sự
Sự bỏ đạo Công giáo được thấy ở nhiều mức độ và nhiều dạng thức khác nhau như: bỏ đạo một cách hiển nhiên hay không hiển nhiên.
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).