Chạm vào lòng thương xót của Chúa

Chúa nhật II Phục Sinh

Lễ kính Lòng Thương xót của Chúa

Bài đọc 1: Cv 4,32-35; Bài đọc 2: 1 Ga 5,1-6; Tin Mừng: Ga 20,19-31

 

Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể hiện nơi Đức Giêsu Phục Sinh. Sự mạc khải này khích lệ mỗi người sống vững vàng và trung tín hơn trong đời sống Giáo hội.

anh-chua-phuc-sinh-dep-nhat-01.jpg (427 KB)

Điều có thể nhận ra trước hết là lòng thương xót của Chúa luôn tìm gặp gỡ. Chúa Giêsu Phục Sinh quan tâm tìm đến với các môn đệ đang bất an, sợ hãi, phải đóng kín cửa phòng. Với quyền năng của lòng thương xót, Ngài đã vượt qua mọi trở ngại bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn các môn đệ để đến hiện diện giữa họ và mang lại cho họ sự bình an. Không chỉ qua lời chào chúc “bình an cho anh em”, mà Ngài còn cho họ xem những vết thương trên thân thể của Ngài, để họ tin rằng thầy mình đã chết vì cuộc khổ nạn, nhưng đã sống lại. Điều đó làm cho họ tin tưởng, vui mừng.

Với lòng thương xót, Chúa vẫn hằng quan tâm tìm đến ủi an, nâng đỡ những ai đang gặp như gian truân thử thách, những ai đang đau khổ, thất vọng vì mất niềm tin, dù những người đau khổ này thường co cụm, khép kín. Đúng như cách hiểu và diễn giải của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về ý nghĩa rất sống động của “lòng thương xót” (misericordia) là đặt trái tim bên cạnh sự khốn cùng. Nghĩa là biết cảm thông và sẵn sàng ủi an, nâng đỡ.

Lòng Chúa xót thương vẫn luôn đi bước trước tìm kiếm để cứu chữa bao tội nhân, những người có nguy cơ bị hư mất (Lc 19,10). Thiên Chúa đến ở gần những người xem ra kém may mắn, những kẻ bị khinh rẻ và bị loại trừ, để ra tay cứu giúp. Và Ngài luôn tỏ lòng yêu thương đầy nhẫn nại tìm kiếm cho đến khi gặp được mới yên.

Vì thế, chúng ta được mời gọi để cho lòng xót thương của Chúa đụng chạm đến mình.

Một lần vắng mặt trong cuộc sum họp cộng đoàn, Tôma đã mất cơ hội được tiếp gặp Chúa, không có dịp cảm nhận lòng thương xót của Chúa tìm đến gặp gỡ, ủi an và nâng đỡ lòng tin. Nhưng khi biết rút kinh nghiệm, không vắng mặt nữa, Tôma đã có được một kinh nghiệm rất riêng tư và thật tuyệt vời về sự chiếu cố đặc biệt Chúa dành riêng cho mình. Với cảm nghiệm ấy, ông đã bày tỏ niềm tin hiếm có: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”.

Tâm tình đức tin thật đặc biệt mà Tôma đã đạt được lúc ấy, nổi bật so với lòng tin của các môn đệ vẫn hằng ở với nhau, và hẳn nhiên là rất khác lúc Tôma được nghe các bạn kể lại về kinh nghiệm họ gặp gỡ Chúa Phục Sinh. Chính nhờ được đụng chạm vào lòng thương xót của Chúa; hay nói cách khác, nhờ biết để cho lòng thương xót của Chúa chạm tới, tác động nơi tâm hồn đầy giới hạn thiếu sót của mình, Tôma đã có thể thốt lên lời tuyên xưng đức tin tuyệt vời như vậy.

Và rồi, cũng nhờ kinh nghiệm ấy, Tôma đã kiên trì và đi xa hơn trên đường dấn thân sống đời tông đồ, đến mức hiến mạng sống mình.

Lạy Chúa là Cha giàu lòng thương xót, chúng con biết mình mỏng dòn yếu đuối, rất cần đến lòng thương xót của Chúa.

Xin cho chúng con đừng bao giờ nản lòng thất vọng dù có vấp ngã, vì biết rằng Chúa hằng xót thương tìm kiếm để nâng dậy và giải cứu.

Xin cho chúng con luôn vững tin rằng lòng thương xót của Chúa hằng ủ ấp cuộc đời chúng con, giúp chúng con vững bước vượt thắng mọi gian khó, trở ngại.

Xin khơi dậy lòng mến nơi chúng con, để chúng con có thể nhạy bén đón nhận sự hiện diện và đồng hành của Chúa trong từng bước đi của cuộc đời.

Xin giúp chúng con luôn trung tín và nhiệt tâm sống trong lòng Mẹ Giáo Hội, để chúng con có nhiều cơ hội tiếp xúc với lòng thương xót của Chúa, được chứng nghiệm nhiều  hơn những chứng tích của lòng Chúa xót thương, hầu có thể sống vững vàng, hạnh phúc và nên nhân chứng sống động về lòng thương xót của Chúa.

GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN TẤN TƯỚC

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Chúc tụng
Chúc tụng
Chúc: mừng, mong ước điều may mắn cho người khác; tụng: khen. Chúc tụng: khen ngợi.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Ðức tin tinh tuyền
Ðức tin tinh tuyền
Vài năm trở lại đây, cuộc sống kinh tế có phần cải thiện và những khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo cũng đã được tháo cởi, nhờ đó các cộng đoàn tín hữu có nhiều biến chuyển trong những thực hành đạo đức.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Đức Giêsu nhận mình là Đấng từ trời xuống (Ga 6,38.42; x. Ga 3,31). “Trời” được coi là thế giới của Thiên Chúa (Ga 3,27), thế giới của Thần Khí (Ga 1,32).
Bỏ đạo, sự
Bỏ đạo, sự
Sự bỏ đạo Công giáo được thấy ở nhiều mức độ và nhiều dạng thức khác nhau như: bỏ đạo một cách hiển nhiên hay không hiển nhiên.
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).