“Cho én nhàn hiệp đôi”

Dạ cổ hoài lang, bản ca của cố nhạc sĩ Sáu Lầu, không khỏi gợi lên một sự đồng vọng. Tưởng quen mà vẫn còn phải “khám phá”, bỡ ngỡ khi từ Dạ cổ hoài lang lại dẫn đến truyện thơ Lục Vân Tiên - mà một vị giáo sư người Pháp cũng phải cất công tìm hiểu. Chữ nghĩa trong bản Dạ cổ hoài lang góp phần vào một vấn đề hệ trọng: lời ăn tiếng nói của người miền Nam cần được hiểu cho trúng. Qua ngôn ngữ, cách nào đó, chúng ta nhìn thấy một phần lịch sử phương Nam mến yêu.

 cao-van-lau-da-co-hoai-lang.webp (183 KB)

* “Báu kiếm sắc phán lên đàng” (câu 2)

Có người nói phải sửa thành “bảo kiếm” mới hợp cách của danh từ Hán - Việt. Họ đâu dè trong tiếng Việt có chữ “báu vật” viết theo cấu trúc như chữ “báu kiếm”, đã được dùng rất nhiều rồi.

Ngay từ thế kỷ XVIII, trong Tự điển “Dictionarium Anamitico-Latinum” (Việt - Latin) của Taberd (tháng 6 năm 1773), đã có chữ “báu đao”, nghĩa tương tợ như “báu kiếm”.

Bởi, cùng ký tự , “bảo”/ “bửu” nhng cách đọc theo âm Hán - Việt, trong khi “báu” thuộc Nam âm[1] trong tiếng Việt của chúng ta.  

Còn “sắc phán”? Có nơi sa “sắc phán” thành “sắc phong”.

Hai chữ này nghĩa khác nhau, đâu có đồng nhứt mà thay thế? Chữ “sắc phán” 敕 判 nghĩa là “vua trao tờ chiếu và truyền lệnh”, nghĩa là vua sai bảo làm một việc gì đó. Còn chữ “phong” , trong “sắc phong” 敕封, nằm trong “phong tước, phong lộc, ban ơn cho triều thần”, tức là được ban thưởng hoặc ban cho chức tước.

Trong bản Dạ cổ hoài lang, người chồng được nhà vua giao việc (“sắc phán”) nên mới phải “lên đàng”.

Tới chữ “đàng” mới thiệt... lạ lùng, vì có ý kiến cho rằng “đàng tiếng ca người min Trung ch người min Nam không xài (?), phi gi là đường” (“lên đường”). Kỳ thực, trong tự điển Viện Hán Nôm, ghi rõ rành cách đọc “đàng/ đường”. Cần nhớ, suốt hơn 170 năm (1600-1774), lối nói của miền Trung theo lưu dân vô miền Nam đã góp phần rất lớn vào vốn liếng từ vựng nơi đất phương Nam.

Trong nhiều bài ca tài tử hồi đầu thế k XX (trước khi ra đời bản Dạ cổ hoài lang), tỉ dụ bài Nam Ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn, đều có các chữ “răng”, “rứa”, “mô”, “chừ”! Chữ “đàng cũng vy, người min Nam xài mun nht thì cũng phi t thế k XVIII.

Bản viết tay của CVL resize.jpg (513 KB)
Bản viết tay bản Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu

 

 * “Em luống trông tin chàng” (câu 5)

Nữa, có người tưởng rằng thời ông Sáu Lầu sáng tác (1919-1920), vợ chồng không có xưng “em/ anh”, coi “Tây” lắm, mà xưng “tui/ mình”. Thật ra, từ thế kỷ XVIII, tuồng hát bội bằng tiếng Nôm “Văn Doan diễn ca”, vợ chồng đã xưng “em/ anh” rồi ! Ngay người miền Nam trong tập Lục tài tử đầu thế kỷ XX đã ca: “Em ôi, anh ở đây. Mỗi đêm nằm, anh van vái. Cho tụi mình thương nhau hoài”. Tức là người miền Nam không hề “Tây” khi xưng em/ anh trong tình vợ chồng, mà vì không hiểu “ta”, nên không hiểu dân mình hồi xưa.

 

* “Đêm luống trông tin bạn” (câu 9)

Có người nói, trong xã hội Việt Nam xưa, v dám xem chng là “bạn” hay sao? Dùng chữ “bạn” ở đây e rằng không hợp, mà vợ phải gọi chồng là… “phu quân”. Lập luận trên, tiếc thay, là trật! Bởi không soi xét kỹ lịch sử văn chương Việt Nam. Người Việt chúng ta dùng “bạn” rất nhiều, để nói về vợ chồng với nhau, như “kết bạn trăm năm”, “bạn vàng”, “bạn ngọc”, “bạn đời”...

 

* “Đêm thiếp nằm luống những sầu tây” (câu 14) 

Có người đem sửa thành “sầu tư”. Sửa như vậy thì cạn nghĩa lắm đa. Bởi

“sầu tây” ( sầu: là nỗi buồn, tây: là vắng vẻ, quạnh hiu) để nói lên một nỗi buồn quạnh quẽ.

* “Cho én nhàn hiệp đôi” (câu 20, câu cuối).

Ở câu 3, “Vào ra luống trông tin nhàn”. Nhạc sĩ Kiều Tấn, trong bài “Góp phần sáng tỏ những vấn đề của bài Dạ cổ hoài lang” [2] đăng trên website ca Vin Âm nhc Vit Nam, đưa ra bn viết tay ca nhc sĩ Sáu Lu câu 3 viết “nhàn” (dưới chữ “nhàn” gch nhp nên thot nhìn tưởng là “dấu nặng” thành “nhạn”, không phải, kỳ thực là “nhàn”), ở câu 20 cũng viết “nhàn”. “Nếu đổi sang dùng chữ “nhạn” trong câu 3 và 20 thay thế cho chữ nhàn sẽ dẫn đến những hệ lụy (…)”, nhạc sĩ Kiều Tấn phân tích 4 trường hợp hệ lụy một cách tỉ mỉ (vì mang tính chuyên sâu âm nhạc, xin không dẫn ra đây, mời đọc theo link của Viện Âm nhạc VN, đã ghi chú). Rồi ông kết luận: “Bốn trường hợp này thật khó chấp nhận khi giải quyết được thanh điệu lời ca lại vướng mắc chữ nhạc kết câu, ngược lại đờn đúng chữ nhạc kết câu lại vướng mắc thanh điệu của lời! Cách khắc phục duy nhất là dùng chữ nhàn, nhưng như vậy liệu có sai về mặt ngữ nghĩa?”.

Xem lại Tự điển Việt - Latinh “Dictionarium Anamitico-Latinum” (“Nam Việt - Dương hiệp tự vị”) của Giám mục Jean Baptiste Louis Taberd có ghi “nhàn”, được giải nghĩa là “avis deferens epistolam” (“một loại chim đưa thư”). Còn trong “Đại Nam quc âm t v” của Huỳnh Tịnh Của, lần lượt có hai mục “Nhạn”, rồi mục “Nhàn” - theo đó “Nhàn” “thứ chim trắng, lưu linh ngoài biển, hay ở theo cù lao”, rồi đưa dẫn giải như “biệt tăm nhàn ” nghĩa là “biệt tăm dạng, vắng tin tức”. Đáng chú ý, trong Đại Nam quc âm t v, c hai cách gi nhàn”, “nhạn” được tác gi ghi chung ký t .

Như vậy, không phải chỉ có “nhạn” không có “nhàn”, không phải “nhàn” cưỡng âm hết, c hai cách gi này cùng tn ti, không loi tr nhau. Việc sử dụng cách gọi “nhàn”, theo khảo cứu của nhạc sĩ Kiều Tấn, hồi đầu thế kỷ XX rất bình thường. Như trong bài ca Nam xuân, Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn,  câu 58 (tc câu 62 bn Nam ai riêng l): “Trông thơ nhàn tợ cá trông sao”; hoặc có dùng trong bài Vọng cổ Tìm bạn lạc loài ở cuối câu 4: “…Cung Nga kia hỡi! cho gởi thơ sang, nhắn nhe rõ thấu tin nhàn”.

Đặc bit, về mặt ngôn ngữ của người phương Nam, với truyện thơ Nôm (ghi Nam âm, không có trong chữ Hán vốn chỉ chứa âm Hán - Việt) là Lục Vân Tiên của nhà thơ lỗi lạc Nguyễn Đình Chiểu, giáo sư Abel des Michels của trường Các ngôn ngữ phương Đông (Écoles des langues Orientales vivantes) thực hiện một biên khảo “Lục Vân Tiên ca diễn”, đa ngôn ng (ch Quc ng, ch Nôm, ch Pháp), xut bn ti Paris, năm 1883 cũng có trích dn nhng t này. C th, [3] câu 1730 được ghi bng ch Nôm 拱 爲 𢵯 造 䴏 鴈 分 饒, đọc là: “Cũng vì máy Tạo, én nhàn rẽ nhau”; chuyển ngữ tiếng Pháp: Ainsi l’a voulu le Créateur! l’oiseau Én et l’oiseau Nhàn sont se- parés”. Như vậy, trong Lục Vân Tiên, truyện Nôm ghi Nam âm là “nhàn” rõ rành rành (câu thơ “Cũng vì máy Tạo én nhàn rẽ nhau”) (“nhàn” , mượn nguyên dạng trong chữ Hán, theo cách thức dị âm đồng nghĩa).

Trong đờn ca tài tử, ông bà ngày xưa trân trọng từng chữ đờn lời ca, nên khi đặt bài ca, h la li thit chuẩn và trúng với chữ đờn. Các người đờn và ca được khuyên “tròn vành rõ chữ” “tròn vành rõ nghĩa” vy. [4]

Nói tóm lại, những chữ như “báu kiếm”, “sắc phán”, “đàng”, “em”, “bạn”, “nhàn”... do hiện nay ít nghe nói tới, hoặc do nhiều người dùng mắt nay để nhìn xưa, nên dẫn tới ngộ nhận ít nhiu trong tiếng Việt mến yêu của hết thảy chúng ta.

 

 _______________________________

1 Chữ trong chữ Hán, âm Hán-Việt “bảo” https://hvdic.thivien.net/hv/bảo; trong chữ Nôm, Nam âm là “báu” https://hvdic.thivien.net/nom/báu. Đọc phần Phụ lục: Nam âm?, cuối bài này.

2 https://www.vienamnhac.vn/di-san/don-ca-tai-tu/bai-viet/gop-phan-sang-to-nhung-van-%C4%91e-cua-bai-da-co-hoai-lang

3 Giáo sư Abel des Michels, Les poèmes de l’Annam / Lục Vân Tiễn diễn ca / Texte en caractères figuratifs. Paris, 1883.

4 Tham khảo việc diễn giải 20 câu trong Dạ cổ hoài lang từ Nguyễn Tuấn Khanh, Bước đường của cải lương (biên khảo), NXB Tổng hợp TPHCM, 2018.



 

 NGUYỄN CHƯƠNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đón nhận sự bình an
Đón nhận sự bình an
Trong tâm tình sám hối Mùa Chay, nhiều giáo xứ mời gọi mọi thành phần đến với bí tích Hòa Giải, để đón nhận bình an, niềm vui và hy vọng mới. Trong ảnh là các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Phú được giải tội sau giờ...
Ðẹp hơn ý thơ...
Ðẹp hơn ý thơ...
“Có một vườn thơ đạo”, lần đầu tiên cầm trên tay bộ sách này tôi đã trầm trồ. Tôi nói với “cha bố” - vị linh mục phụ trách nhóm sinh viên Công giáo mà tôi tham gia khi ấy rằng: “Con thật sự không ngờ có người kỳ công...
Không chỉ ăn chay...
Không chỉ ăn chay...
Rất lâu sau khi bà nội mất, gia đình tôi cũng không bỏ thói quen ăn chay ngày thứ Sáu. Không phải chỉ là thứ Sáu Tuần Thánh mà của mỗi tuần.
Đón nhận sự bình an
Đón nhận sự bình an
Trong tâm tình sám hối Mùa Chay, nhiều giáo xứ mời gọi mọi thành phần đến với bí tích Hòa Giải, để đón nhận bình an, niềm vui và hy vọng mới. Trong ảnh là các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Phú được giải tội sau giờ...
Ðẹp hơn ý thơ...
Ðẹp hơn ý thơ...
“Có một vườn thơ đạo”, lần đầu tiên cầm trên tay bộ sách này tôi đã trầm trồ. Tôi nói với “cha bố” - vị linh mục phụ trách nhóm sinh viên Công giáo mà tôi tham gia khi ấy rằng: “Con thật sự không ngờ có người kỳ công...
Không chỉ ăn chay...
Không chỉ ăn chay...
Rất lâu sau khi bà nội mất, gia đình tôi cũng không bỏ thói quen ăn chay ngày thứ Sáu. Không phải chỉ là thứ Sáu Tuần Thánh mà của mỗi tuần.
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là nơi được nhiều tu sĩ lẫn giáo dân chọn là điểm đến để tĩnh tâm. Không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa những hàng cây cổ thụ mang đến sự bình an và sức mạnh tinh...
Khung cửa hẹp
Khung cửa hẹp
Mấy ngày chuẩn bị bước vô Mùa Chay, tôi lạc vào Khung Cửa Hẹp, đắm mình trong thế giới văn chương đầy mê hoặc của André Gide, với ngôn từ bay bổng, phóng khoáng “tê mê phới phới” qua lối dịch rất riêng của thi sĩ Bùi Giáng.
Chuyến hành hương của hy vọng
Chuyến hành hương của hy vọng
Trời còn chưa sáng hẳn, An đã khoác ba lô lên vai, mở cánh cổng nhỏ, bước ra khỏi dãy nhà trọ trong niềm háo hức. Chuyến hành hương này cô đã mong đợi từ lâu.
Vẽ nên tình mẫu tử bằng gốm và tranh
Vẽ nên tình mẫu tử bằng gốm và tranh
Không tình yêu nào có thể sánh với tình yêu của mẹ dành cho con và phụ nữ đừng lãng quên đam mê dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đó là thông điệp mà họa sĩ Nguyễn Ðiệp 99 muốn gởi đến thông qua các tác phẩm nghệ thuật...
Đan viện Châu Sơn, vẻ đẹp nhuốm màu thời gian
Đan viện Châu Sơn, vẻ đẹp nhuốm màu thời gian
Thánh đường Đan viện Châu Sơn được khánh thành năm 1939 và cung hiến năm 1945. Thiết kế theo kiểu Gothic, đây là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình.
“Sống theo đúng mục đích”, nhích dần đến hạnh phúc
“Sống theo đúng mục đích”, nhích dần đến hạnh phúc
Tết Nguyên đán là dịp mà tôi được trở về bên gia đình. Mỗi ngóc ngách trong nhà đều gắn với những kỷ niệm tuổi thơ của chị em tôi.