Chúa Phục Sinh đã đến với tôi

1.

Một niềm vui tôi định giấu, nhưng Chúa dạy tôi là nên nói ra, đó là sự kiện Chúa Phục Sinh đến với tôi.

Ngài không hiện hình. Nhưng tôi nhận ra Ngài. Tôi như nhìn thấy Ngài, chạm tới Ngài, nghe tiếng Ngài.

2.

Đặc điểm làm cho tôi nhận ra Chúa Phục Sinh đến với tôi là sự bình an. Xưa, mỗi lần Chúa Phục Sinh hiện ra với các tông đồ, Chúa đều chào chúc bình an. Nay, mỗi lần Chúa Phục Sinh đến với tôi, Ngài đều đem lại cho tôi sự bình an.

Sự bình an, mà Chúa Phục Sinh ban tặng cho tôi, được tôi cảm nghiệm thế này:

3.

Chúa cho tôi thấy rõ có một sự sống mới ở cõi đời sau. Sự sống mới đó là được ở trên thiên đàng, đời đời mãi mãi.

Chính Ngài dẫn tôi tới đó, bằng con đường Ngài đã đi trên cõi đời này.

Ron-DiCianni-The-Resurrection-Mural-FULL.jpg (205 KB)

4.

Trên cõi đời này, Ngài đã sống khiêm nhường, hiền lành, yêu thương, hy sinh, để cứu nhân loại khỏi những khổ đau.

Nay Ngài đến với tôi cũng để dẫn tôi đi theo con đường đó.

Được biết như vậy, tôi cảm thấy bình an tràn trề.

5.

Bình an, mà tôi được cảm nghiệm hệ tại ở sự tôi bước theo Chúa, và ở sự chính Chúa sẽ định đoạt số phận đời đời cho tôi.

6.

Do vậy, tôi sẽ tuyệt đối tránh xa sai lầm coi bình an là hệ tại ở sự mình được chức nọ quyền kia do Chúa ban cho.

7.

Sở dĩ tôi nhấn mạnh đến điều đó, là vì không thiếu trường hợp, tôi cũng như nhiều môn đệ Chúa quá đề cao chức quyền của mình, muốn bắt buộc mọi người vâng phục mình, coi đó là sự bình an mà Chúa muốn. Sai lầm đó đưa đến nhiều tai hại khôn lường.

8.

Tình hình hiện nay cũng đang cho tôi thấy là không thiếu người lầm tưởng mình sẽ thoát khỏi sự phán xét của Chúa ở đời sau, mình sẽ định đoạt được số phận cho mình ở đời sau. Lầm tưởng đó là quá tai hại. Chính Chúa Phục Sinh sẽ phán xét từng người. Vì thế, mà phong trào cầu khấn Chúa xem ra đang khởi động dưới nhiều hình thức.

9.

Hơn bao giờ hết, tại Việt Nam hôm nay, phong trào cầu khấn với một Đấng thiêng liêng đang nở rộ như một mùa Xuân thiêng liêng.

Nếu được hướng dẫn, phong trào đó sẽ trở thành một yếu tố quan trọng giúp phát triển đất nước về mặt đạo đức.

10.

Ai sẽ hướng dẫn?

Riêng tôi, tôi xin Chúa Phục Sinh thương hướng dẫn tôi, từng giờ, từng phút, từng giây.

Tôi sẽ chỉ làm được những việc nhỏ, đem lại sự bình an nhỏ cho một số nhỏ. Và đó là mơ ước lớn của tôi.

11.

Tôi tin chắc chắn: Chúa Phục Sinh đang nhìn thấy rất rõ mọi sự trong tôi, Ngài cũng đánh giá rất đúng từng lựa chọn của tôi. Nên tôi tìm sự bình an nơi lòng thương xót Chúa.

Tôi đã gặp Ngài, Ngài đang dắt tôi đi trong tình thương của Ngài.

12.

Tôi hết lòng cầu khẩn, xin Chúa Phục Sinh cũng thương hướng dẫn Hội Thánh tại Việt Nam này.

Tình hình đang chuyển biến phức tạp, khó thấy được đúng sai, càng khó quyết được đâu là thánh ý Chúa. Bất ổn chồng chất. Xin cho chúng ta gặp được Chúa Phục Sinh.

13.

Có những điều cần sửa,

Có những điều cần giữ,

Có những điều cần cảnh giác.

Nhưng ai sẽ đứng ra chỉ bảo một cách có uy tín để có sự bình an đích thực.

Lạy Chúa Phục Sinh, xin xót thương chúng con.

14.

Xã hội cũng đang nhiều thách đố.

Xin Chúa Phục Sinh thương ban cho xã hội sự bình an của Chúa.

15.

Xưa, Chúa đã phán: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27).

Xin Chúa thương giúp chúng con biết đón nhận bình an của Chúa.

Giám Mục Bùi Tuần

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Xin ơn cứu độ
Xin ơn cứu độ
Khi cầu xin Chúa ban ơn cứu độ, chúng ta thường hiểu ơn cứu độ là ơn cứu khỏi hỏa ngục để được lên thiên đàng. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, cũng hiểu ơn cứu độ là ơn cứu khỏi đàng tội lỗi để đi vào đàng nhân đức....
Thấy trước và dự phòng
Thấy trước và dự phòng
Ðức Kitô thấy trước những gì sẽ xảy ra cho các kẻ tin theo Người. Người biết trước bản thân mình sẽ phải đi vào cuộc tử nạn, nên đã dự phòng bằng những việc hết sức khôn ngoan.
Gỡ mình ra khỏi tội
Gỡ mình ra khỏi tội
Trong Năm Thánh, để được ơn Toàn xá, tín hữu cần lãnh bí tích xá giải, quyết tâm chừa tội và dứt bỏ hoàn toàn mọi dính bén với bất cứ tội nào, dù là tội nhẹ. Như thế có nghĩa là Năm Thánh muốn mọi người để ý gỡ...
Xin ơn cứu độ
Xin ơn cứu độ
Khi cầu xin Chúa ban ơn cứu độ, chúng ta thường hiểu ơn cứu độ là ơn cứu khỏi hỏa ngục để được lên thiên đàng. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, cũng hiểu ơn cứu độ là ơn cứu khỏi đàng tội lỗi để đi vào đàng nhân đức....
Thấy trước và dự phòng
Thấy trước và dự phòng
Ðức Kitô thấy trước những gì sẽ xảy ra cho các kẻ tin theo Người. Người biết trước bản thân mình sẽ phải đi vào cuộc tử nạn, nên đã dự phòng bằng những việc hết sức khôn ngoan.
Gỡ mình ra khỏi tội
Gỡ mình ra khỏi tội
Trong Năm Thánh, để được ơn Toàn xá, tín hữu cần lãnh bí tích xá giải, quyết tâm chừa tội và dứt bỏ hoàn toàn mọi dính bén với bất cứ tội nào, dù là tội nhẹ. Như thế có nghĩa là Năm Thánh muốn mọi người để ý gỡ...
Ðón nhận ơn cứu độ qua lòng nhân từ
Ðón nhận ơn cứu độ qua lòng nhân từ
Ðức Kitô đã hoàn tất công việc cứu độ, để lại nguồn ơn vô tận. Người mong muốn mọi người tận hưởng nguồn ơn quý giá ấy. Nhưng Người không ép buộc ai. Chỉ cần người ta đón nhận. Kẻ biết đón nhận sẽ được Người ban ơn dồi dào.
Phục Sinh trong đời thường
Phục Sinh trong đời thường
Ðời thường có những chuyện khác thường. Trong một số hoàn cảnh, nhiều người tưởng là chìm luôn vào cõi chết, chết về hy vọng, chết về tương lai. Nhưng rồi họ đã thoát ra. Họ như được sống lại.
Chúa Giêsu khóc
Chúa Giêsu khóc
Báo trước, đó là một việc không họa hiếm trong lịch sử cứu độ. Chính Chúa Giêsu đã thực hiện nhiều việc báo trước.
Mới mẻ Tin Mừng
Mới mẻ Tin Mừng
Năm Thánh được chú ý bởi những việc khác thường dễ thấy. Như một số cử hành khác thường, một số hành hương khác thường, một số kinh đọc khác thường. Những việc trên đây được kể là tốt.
Hoán cải
Hoán cải
Năm Thánh kêu gọi chúng ta hoán cải chính mình. Việc hoán cải này có 2 nét chính.
Đức tin và văn hóa:  Hai lãnh vực cần tỉnh thức  và cầu nguyện
Đức tin và văn hóa: Hai lãnh vực cần tỉnh thức và cầu nguyện
Trong đời mục vụ, Chúa hay nhắc bảo tôi, lúc lời này, lúc lời kia. Nhưng có một lời Chúa nhắc bảo nhiều nhất, đó là “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt 24,41).