Chút tâm tình về lễ giỗ cha PX Trương Bửu Diệp

1.

Lễ giỗ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp đang diễn tiến như một biến cố lớn.

Từng ngàn người đổ về Tắc Sậy là nơi Ngài hy sinh. Vô số người tuôn về Cồn Phước là quê hương nơi Ngài sinh trưởng.

Làn sóng người tràn về những nơi đó một cách hồn nhiên, tự động. Họ thuộc mọi tầng lớp xã hội.

Lễ viếng Cha Diệp tạo nên một bầu khí linh thiêng, khiến tôi suy nghĩ. Tôi thấy thế này :

2.

Chuẩn mực đạo đức đang rơi vào khủng khoảng, nơi thì đòi phải thế này, nơi thì đặt nặng điều kia. Đang khi đó, những người đến viếng Cha Diệp không ngại tin vào Cha Diệp, coi Ngài như chuẩn mực đạo đức. Bởi vì họ thấy Ngài sống chan hòa tình người, coi mọi người như anh em, hiểu họ, thương họ, cứu giúp họ.

Chuẩn mực đạo đức là chính con người Cha Diệp. Ngài đã qua đời rồi, nhưng người ta thấy Cha vẫn gần gũi họ, vẫn ân cần cứu giúp họ.

Đạo đức mà người ta đi tìm, là phải như thế. Chuẩn mực đạo đức phải ở nơi con người, mà người ta gọi là nhân chứng. Cha Diệp chính là nhân chứng về đạo đức. Bởi vì Cha yêu thương mọi người. Từ tin vào con người Cha Diệp, người ta dần dần tìm về với Chúa.

3.

Tôi lại thấy thế này :

Vinh dự tín ngưỡng đang rơi vào khủng hoảng, nhiều người ngại xưng mình thuộc về tôn giáo nọ, tín ngưỡng kia. Đang khi đó, những người đến với Cha Diệp không ngại coi mình được vinh dự tin vào Cha. Họ tin vào Cha Diệp, bởi vì họ thấy Cha Diệp linh thiêng mà gần gũi. Chứng tỏ rằng tín ngưỡng, mà họ mến mộ, phải nổi về yêu thương. Yêu thương chân thành, sống động, chan hòa, cụ thể.

Cha Diệp là nhân chứng cho một tín ngưỡng mà căn bản là yêu thương. Người ta tin vào Cha, rồi từ đó dần dần họ tin vào Chúa, mà Cha tôn thờ.

4.

Tôi lại thấy thế này :

Việc chấp thuận trong đời sống xã hội đang rơi vào khủng hoảng, hỏi về ý kiến có chấp thuận này nọ hay không, rất nhiều người trả lời là chấp thuận. Nói chấp thuận cho qua, chứ trong lòng thì phản kháng. Đang khi đó, những người đến viếng Cha Diệp đã chấp thuận coi Ngài là người mà họ tin cậy và gắn bó. Chấp thuận của họ là rất chân thành, không bị áp lực nào. Chấp thuận của họ là một thái độ linh thiêng, phát xuất từ nội tâm và tỏa sáng ra thái độ bên ngoài.

5.

Nhưng điều tôi vừa suy nghĩ trên đây, về biến cố lễ giỗ Cha Diệp, được tôi coi như những sứ điệp Chúa gởi đến cho tôi và cho mọi người chúng ta.

Sứ điệp nhân chứng về yêu thương.

Yêu thương nơi Cha Diệp phản ánh yêu thương của Chúa Giêsu. Yêu thương nơi Cha Diệp có sức lôi cuốn từng triệu người.

Yêu thương nơi Cha Diệp đang gây nên mối đoàn kết sâu rộng trên Đất Nước Việt Nam.

Vâng ý Chúa gởi qua sứ điệp Cha Diệp, tôi mạo muội chia sẻ thêm vài ý muốn của tôi.

6.

Tôi muốn chúng ta hãy cẩn thận hơn về những gì mà chúng ta coi là chuẩn mực đạo đức. Thực sự, nhiều chuẩn mực đạo đức đang xuống cấp, thậm chí đã thành sai lạc.

7.

Tôi muốn chúng ta cũng hãy cẩn thận hơn về những gì, mà chúng ta coi là thành công và vinh quang của đạo. Thực sự, có những thành công và vinh quang của đạo đang lừa dối. Chúng ta tưởng là hợp ý Chúa, làm sáng danh Chúa. Nhưng Chúa lại chối từ.

8.

Tôi muốn chúng ta hãy cẩn thận hơn về những gì, mà chúng ta quen chấp thuận. Thực sự có những điều chúng ta chấp thuận do áp lực, do an phận, do phong trào. Những chấp thuận như thế nhiều khi gây hại cho đạo, hậu quả sẽ khó lường.

9.

Để kết, tôi xin Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp kính yêu, hãy nhìn đến từng người hôm nay đang đến với Cha, trong đó có tôi. Tôi không đi được, nhưng tôi đang rất gần Cha.

Tôi tin cái nhìn của Cha mang rất nhiều yêu thương. Yêu thương đang rất cần cho tôi và cho mọi người Việt Nam, nhất là lúc này.

10.

Thưa Cha Phanxicô thân yêu,

Tôi là con người hay sợ. Một điều mà hiện giờ tôi đang sợ nhất, đó là sợ tình yêu bị khủng hoảng trầm trọng.

Nhiều nền văn minh đang cạn kiệt tình yêu. Nhiều tôn giáo đang đánh mất tình yêu. Nhiều gia đình đang thiếu vắng tình yêu. Nhiều người đang lẩn tránh tình yêu.

Điều tôi đang sợ đó, có đúng không, thưa Cha kính yêu ?

Nếu đúng, thì xin Cha thương tìm cách giải cứu chúng tôi. Tôi có cảm tưởng là Cha đang làm việc đó. Xin hết lòng cảm ơn Cha kính thương.

Tôi sợ nhất là cho chính tôi. Xin Cha thương tôi là kẻ yếu đuối hèn hạ.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.