Chuyện nghe nhạc xuân giữa các thế hệ

Giữa không gian vội vã của những ngày cuối năm lại vang lên các ca khúc Xuân với đủ giai điệu, làm cho phố phường thêm nhộn nhịp, lòng người lại càng rộn ràng háo hức chào đón Xuân.

Nếu như Tết xưa nhà nhà có tràng pháo giấy treo trước cửa để đốt, thì Tết ngày nay, pháo hoa được thay thế trong đêm giao thừa. Ngày xưa cả gia đình quây quần cùng gói bánh chưng bên nhau, vào những ngày cận Tết thì chen chúc ra chợ mua về chậu hoa cúc, cành mai, cành đào… để chưng thì nay nhiều gia đình chọn cách mua bánh chưng, bánh tét làm sẵn ngoài hàng hay đặt hàng trên mạng để tiết kiệm thời gian… Cũng như vậy, dù là nhạc Xuân xưa hay nhạc Xuân nay, có lẽ mỗi giai điệu đều mang một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa của nó tùy theo cảm thức âm nhạc của từng thế hệ và cá nhân. Có thể nói tất cả đều là những gạch nối không thể thiếu giữa Tết xưa và nay.

Hinh 2 bai Chuyen nghe nhac Xuan giua cac the he.jpg (242 KB)

Những bài nhạc Xuân xưa nổi tiếng như “Đón Xuân này nhớ Xuân xưa”, “Mừng tuổi mẹ”, “Cánh thiệp đầu Xuân”… thường mang một nỗi hoài niệm, đưa người nghe về với những ký ức đẹp của một thời tuổi trẻ đã qua. Cũng có khi, các thế hệ trong gia đình gặp nhau ở điểm chung khi cùng thích một, hai bài hát nào đó vì cùng trong “nỗi hoài niệm”, tỷ như khi đang dọn nhà chuẩn bị Tết, cô cháu gái 8X nghe ông ngoại mở bài “Đón Xuân này nhớ Xuân xưa”, cô cũng thấy thích vì những ký ức thời còn bé lại hiện lên trong tâm trí. Cô nhớ về một đêm giao thừa vui vẻ cùng đám bạn bè trong xóm rủ nhau chạy ra đầu ngõ xem bắn pháo hoa. Tiếng pháo đêm giao thừa rộn rã từng khiến cô bé năm xưa cảm thấy ấm áp và hạnh phúc.

Những bài nhạc Xuân xưa thường có tiết tấu nhẹ nhàng, mang lại người nghe một cảm giác êm ái lắng đọng, đem họ về với những ký ức mùa Xuân thật đẹp. Còn mùa Xuân trong giai điệu hôm nay lại có nét đẹp riêng, mang một niềm háo hức của tuổi trẻ và sức sống nồng nhiệt mới. Có bạn trẻ cho rằng khi nghe dòng nhạc này, cảm thấy một sức sống dậy lên, trong lòng quên đi những nỗi muộn phiền mệt nhọc của công việc hằng ngày, thế là Xuân đã về. Ví dụ gần đây, những giai điệu của bài “Dấu chân đầu tiên” do Bùi Công Nam sáng tác và thể hiện, như thôi thúc “bao nhiêu lâu rồi ta chưa về nhà! Và bao nhiêu lâu rồi ta chưa về nhà, bao nhiêu lâu buôn ba Nam Bắc sương gió đi qua cả Đông Tây, tình yêu gắn bó cũng như ý chí chưa bao giờ lung lay, gia đình cũng như kỷ niệm vẫn luôn chắc bền”, khiến không ít người lao động trẻ nhập cư cũng đang trong tâm thế nôn nao mong trở về nhà những ngày cận Tết. Dù cuộc sống có khó khăn hay bất an trong việc mưu sinh thì gia đình vẫn là nơi nương tựa vững chắc về tinh thần. Nét đẹp của người Việt Nam là dù xa xôi đến mấy thì Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người trở về nhà, vì thế câu hát cũng đi vào lòng người: “Dù nơi đâu, dù là bao lâu, nhà là nơi tình yêu bất biến, bàn chân đi khắp mọi miền, nhà là nơi in dấu chân ta đầu tiên”. Phần lớn nhạc Xuân trẻ mang nhịp điệu sôi động đi kèm với đọc Rap tạo cho người nghe một cảm giác vừa dồn dập thôi thúc, nhưng cũng có ngập ngừng nhẹ nhàng như tuổi trẻ sôi động giữa cuộc sống…

Những người lớn tuổi đều cho rằng Tết xưa vui hơn Tết bây giờ, có lẽ không đúng mà cũng không sai. Khi trưởng thành thì con người bị bận tâm bởi nhiều thứ, trách nhiệm cuộc sống đè nặng khiến cái Tết không còn an nhiên nữa. Còn đám trẻ thì cho rằng Tết là vui, bởi lẽ thật đơn giản, khi họ chẳng phải lo lắng gì cả, được đi chơi và có tiền lì xì nữa.

Vì vậy mà có lẽ những người lớn tuổi thường thích những giai điệu Xuân nhẹ nhàng du dương, như đưa họ trở về với những ký ức đẹp của một thời. Còn người trẻ thích những nhạc phẩm sôi động, đầy tràn năng lượng và sức sống như tuổi trẻ tương lai của họ đang hướng đến.

Tết xưa và Tết nay dù có nhiều thay đổi nhưng giá trị về gia đình, tình yêu thương và sự gắn kết vẫn luôn đọng lại trong trái tim mỗi người.

THÙY VÂN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Mới đây, cái chết của một nữ kế toán làm việc tại một trong bốn công ty kế toán lớn nhất thế giới làm người ta lại nhắc về văn hóa làm việc đến suy kiệt của nhiều người hiện nay.
Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Mới đây, cái chết của một nữ kế toán làm việc tại một trong bốn công ty kế toán lớn nhất thế giới làm người ta lại nhắc về văn hóa làm việc đến suy kiệt của nhiều người hiện nay.
Tàu ngang qua thành phố
Tàu ngang qua thành phố
Quán trên cao, vừa đủ để chúng tôi ồ à khi nhìn thấy những toa tàu hỏa ngay bên dưới. Một chị tần ngần, chắc cũng vài năm rồi chưa có dịp đi tàu lửa… “Đoàn tàu ở đường sắt số hai đang tiến vào sân ga…”. Chẳng hiểu sao,...
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Chuyển đổi nhận thức
Chuyển đổi nhận thức
Nhân loại gắng nâng mình lên tầm vóc nền văn minh mới: xanh, sạch, thân thiện môi trường. Trong đó, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là yêu cầu tiên quyết.
Món rạm rim của mẹ
Món rạm rim của mẹ
Buổi sáng đi chợ, thấy cô bán tôm cua khoe: “Nay có rạm ngon lắm!”, tôi chợt nhớ tới món rạm rim của mẹ, được ăn từ hồi nhỏ và suốt thời gian dài trong mái nhà xưa. Một món ăn hao cơm, có vị ngon nhớ mãi không quên.
Họp “cha mẹ học sinh”  khác gì với “họp phụ huynh”?
Họp “cha mẹ học sinh” khác gì với “họp phụ huynh”?
Cầm tờ giấy mời, anh Hữu tần ngần rồi góp ý, sao bây giờ vẫn còn dùng chữ “phụ huynh” thế này, thật không phù hợp!
“Hoa hậu” của dân thường
“Hoa hậu” của dân thường
“Đây mới là hoa hậu đẹp nhất hiện nay, chứ không phải mấy cô hoa hậu kiểu… tái chế kia nha!”. Một cư dân mạng thẳng thắn cho biết. Ngay cả báo chí cũng tranh thủ đặt tít “Cô giáo ‘hoa hậu’ nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn...