Chuyện ở một xứ đạo ven đô

Năm nay, tròn 60 năm ngày giáo xứ Tân Hưng (TGP.TPHCM) thành lập (1956 - 2016). Trải qua hành trình dài xây dựng và phát triển, người tín hữu nơi đây đã chứng kiến nhiều đổi thay. Từ một xứ nhỏ, Tân Hưng giờ lớn mạnh cả về tầm vóc, lẫn sức sống…

Nằm trên quốc lộ 1, ngôi nhà thờ Tân Hưng nhỏ bé, khiêm tốn, lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng bề thế. Nhìn bề ngoài, ai đi ngang qua dễ nghĩ đây là giáo xứ “bình bình” như nhiều xứ đạo khác. Tuy nhiên, khác xa vẻ giản dị ấy, Tân Hưng hiện là họ đạo lớn mạnh trong TGP, với số giáo dân xấp xỉ 15.000 người. Một con số bất ngờ đối với nhiều người.

Nhà thờ Tân Hưng

Tiếp chuyện chúng tôi trong gian nhà xứ, cha chánh xứ Vinh Sơn Nguyễn Văn Hồng nhớ lại: “Ngày tôi nhận bài sai về xứ năm 2003, số tín hữu chỉ mới trên 5.000, nhưng sau đó nhiều người đến xin gia nhập, Tân Hưng ngày một đông lên thấy rõ”. Theo cha, sự tăng trưởng này có hai yếu tố căn bản: trong khu vực còn nhiều đất trống mà giá lại rẻ so với trong thành phố nên công ty, xí nghiệp mở ra, kéo theo lượng lớn nhân công đến làm ăn. Hơn nữa, tuy nằm ven thành phố nhưng đường đi thuận tiện nên nhiều người chọn tới đây định cư…

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, cha xứ cùng các ban ngành đã có những bước đồng hành. Trước tiên, ngài chia giáo xứ thành bảy họ Thánh Tâm, Thánh Mẫu, Giuse, Mân Côi, Gioan, Phêrô và Phaolô. Việc phân chia giúp công tác điều hành và các sinh hoạt từng khu giáo thêm sinh động. Ngoài ra, người xin nhập xứ được hướng dẫn cụ thể với các thủ tục đơn giản. Riêng lớp giáo lý dự Dự tòng, giáo lý Hôn nhân ngoài lớp chính quy, giáo xứ còn có những lớp giáo lý khá đặc biệt chuyên dạy cho người có giờ giấc thất thường như tài xế chạy xe đường dài hay người làm ăn xa cuối tuần mới có dịp về. Giáo xứ có hẳn một đội ngũ giáo lý viên túc trực để giảng dạy cho họ, đôi khi chỉ một kèm một, đảm bảo mỗi người thấm nhuần Lời Chúa trước khi lãnh nhận bí tích.

Mỗi thánh lễ nhiều người phải ngồi tràn ra bên ngoài

Để công tác giáo dục thiếu nhi, giới trẻ với số lượng đông đảo (trên 2.000 em) được tốt đẹp, hai cha phó Gioakim Nguyễn Thành Tựu và Giuse Nguyễn Văn Vương đã dành phần lớn thời giờ để chăm lo cho các em. Bên cạnh việc học Lời Chúa và tham gia nhiều hoạt động thường kỳ, hằng năm thiếu nhi còn được giáo xứ tổ chức vui chơi vào dịp lễ hội; đi du lịch, cắm trại trong dịp hè. Giới trẻ Tân Hưng được biết đến là một trong những nhóm bạn trẻ năng động trong hạt Hóc Môn với nhiều phong trào. Một hoạt động được khá nhiều người biết đến là thu gom ve chai vào mỗi Chúa nhật, gây quỹ để có những chuyến đi san sẻ với thiếu nhi tại các xứ đạo nghèo.

Bảy hội đoàn trong xứ đều có sinh hoạt hằng tuần, hằng tháng. Đặc biệt, thành viên trong mỗi hội đoàn cùng các linh mục, nữ tu thường chia nhau đi đến các xóm, nhất là nơi nằm cách xa nhà thờ để đọc kinh chung với bà con. Đó vừa là cách thăm viếng, vừa thúc đẩy tinh thần sống đạo của người tín hữu. Cũng từ những chuyến đi như thế, các vị mục tử đã ghi nhận, biết được hoàn cảnh khó khăn của một số gia đình trong xứ, nhờ đó kịp thời hỗ trợ. Mỗi năm, giáo xứ còn kết hợp với chính quyền địa phương trao tặng những phần quà cho người nghèo vào dịp tết, lễ và xây mới, chống dột cho nhiều căn nhà.

Khu đất được giáo xứ mua cho dự định hình thành một họ lẻ

Ngày Chúa nhật ở Tân Hưng có 7 thánh lễ nhưng do nhà thờ nhỏ, khuôn viên lại khá hạn hẹp nên lễ nào cũng chật kín. Để giải quyết bài toán trên, cha sở cùng mọi người đã mua lại một số nhà dân chung quanh nhằm mở rộng không gian. Giáo xứ dự tính trong thời gian không xa sẽ phải xây dựng lại ngôi thánh đường, vì hiện nay nhà thờ đã xuống cấp và quá nhỏ so với nhu cầu. Ngoài ra, còn nhắm đến việc thành lập một họ lẻ với đầy đủ cơ sở để thuận tiện cho các sinh hoạt mục vụ. Cha Hồng giải thích: “Hiện xứ nằm trong bốn phường của quận 12, bao gồm Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Thới An. Tuy nhiên, Hiệp Thành và Thới An lại nằm cách xa nhà thờ, trong vùng chưa có thánh đường nào nên việc đi lễ của bà con khá khó khăn, trong khi số giáo dân ở đây đã trên 3.000”. Điều đó xem ra cũng phù hợp với nguyện vọng của nhiều người, như lời tỏ bày của bà Lê Thị Hiền, một giáo dân : “Nếu có nhà thờ cận kề, người già đi lễ sẽ thuận tiện hơn, đỡ vất vả con cái đón đưa, hơn nữa, hằng ngày còn có thể tìm đến cầu nguyện, tìm niềm vui ở tuổi xế chiều”. Được biết, hiện giáo xứ đã mua khu đất rộng hơn 1.000m2, cách nhà thờ độ 7 cây số chuẩn bị cho công việc này.

Với những nguồn lực tiềm tàng, Tân Hưng hứa hẹn ngày càng thăng tiến.

ĐÌNH QUÝ

Giáo xứ Tân Hưng tọa lạc tại số 1C khu phố I, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM. Năm 1954, một số giáo dân giáo phận Phát Diệm di cư vào Nam và định cư tại đây. Hai năm sau, giáo xứ chính thức thành lập, nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng.

Ngôi nhà thờ đầu tiên bằng cột cây, vách đất được cha cố Antôn Hoàng Thiện Chi và bà con dựng nên năm 1956. Đến năm 1960, nhà thờ nâng cấp, tu sửa lại bằng vách gỗ, mái tôn. Sáu năm sau, cha Antôn chuyển về coi giáo xứ Xóm Thuốc, cha Giuse Đoàn Phi Hùng ở Bình An nhận bài sai về làm chánh xứ. Năm 1968, ngài đã cho khởi công xây dựng lại ngôi thánh đường và tồn tại đến hôm nay.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội – Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Sáng 6.11.2024 tại nhà thờ Chí Hòa, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục TGP TPHCM đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục, linh mục trong TGP đã qua đời.
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế giúp dân vượt khó khăn sau bão Trà Mi
Caritas TGP Huế đã tổ chức thăm viếng và trao nhu yếu phẩm cho các hộ dân chịu thiệt hại sau bão số 6 (bão Trà Mi).
Cà phê thánh ca: “Thầy ở cùng anh em”
Cà phê thánh ca: “Thầy ở cùng anh em”
Tối 27.10.2024, hơn 30 bạn trẻ giáo xứ Mẫu Tâm, hạt Xóm Chiếu, TGP TPHCM đã tham gia chương trình cà phê thánh ca với chủ đề “Thầy ở cùng anh em”
Tiếp nối cuộc đời
Tiếp nối cuộc đời
Những ngày cuối tháng 10, tôi cùng gia đình về xứ đạo quê nội để sửa sang mộ phần người thân.