7 thế kỷ xăm hình ở Ðất Thánh

Có những điều dường như chưa bao giờ thay đổi ở thành cổ của Jerusalem, chứng nhân của các giai đoạn thăng trầm của Đất Thánh và gia đình nghệ nhân Razzouk là một ví dụ.

Tại khu trung tâm của Cổ Thành Jerusalem, nghệ nhân xăm hình người Palestine - cũng là một Kitô hữu - Wassim Razzouk vẫn cần cù tiếp nối di sản của cha ông từ nhiều thế kỷ: tạo những hình xăm ý nghĩa cho người hành hương đến được Đất Thánh. Trên thực tế, vị cố tổ của ông Wassim được nhiều người công nhận là nghệ nhân xăm hình đầu tiên không chỉ ở Jerusalem, mà còn trên toàn cõi Israel. Đài i24 dẫn lời ông Wassim cho biết: “Tổ tiên của tôi đến từ Ai Cập. Chúng tôi vốn là tín hữu Công giáo Coptic. Và đây là truyền thống đã được truyền lại từ Giáo hội xa xưa của quê hương chúng tôi suốt nhiều thế kỷ”.

BIỂU TƯỞNG ĐỂ ĐỜI

Những hình xăm Kitô có khởi điểm từ đầu thế kỷ thứ 7, thời điểm tôn giáo chủ chốt ở Ai Cập vẫn là Giáo hội Kitô cổ. Trước vó ngựa của các đội quân Hồi giáo xâm chiếm nước này, nhiều người buộc phải cải sang đạo Hồi, thỏa hiệp trước những lời đe dọa và chuyện sưu cao thuế nặng đánh vào những người ngoại đạo. Thế nhưng, một số người tìm cách kháng cự, và chọn cách xăm một cây Thánh giá nhỏ ở phía trong cổ tay bên phải để giữ vững tinh thần Kitô hữu. Xăm biểu tượng là một truyền thống vay mượn từ thời Hy Lạp cổ. Theo thời gian, người Kitô Ai Cập tiếp nối truyền thống này và bắt đầu xăm hình Thánh giá lên cơ thể. Qua nhiều thế kỷ, Giáo hội nước này chỉ công nhận những người mang hình xăm Thánh giá, một dấu hiệu chứng tỏ theo đạo.

Khi tổ tiên của ông Wassim bắt đầu định cư ở Jerusalem, họ mang theo nghề xăm hình và bắt tay vào việc ghi lại dấu ấn cho những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến Đất Thánh. “Ngày nay mọi thứ dễ dàng, bạn chỉ việc lên Google, mua vé và đến đây vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, hàng trăm năm trước mọi thứ hoàn toàn khác biệt. Bạn cần phải chuẩn bị cả đời để thực hiện chuyến hành trình như thế này và phải mất nhiều tháng mới đến nơi”, anh Wassim giải thích. Có thể nói đây là trải nghiệm vô giá, và không ít người chưa bao giờ đến được Đất Thánh trong suốt cuộc đời của mình. Đó là lý do nhiều người xem hình xăm ở cửa hiệu của gia đình ông Wassim là chứng tích cho cuộc hành hương để đời.

Ngày nay, đối với nhiều tín hữu hành hương đến Jerusalem, họ cần phải có được hình xăm đặc trưng của thành cổ. Wassim kể lại trong dịp lễ Phục Sinh, ông có thể xăm cho những nhóm gồm hơn 50 người, ngồi chờ một cách kiên nhẫn để được khắc dấu hiệu truyền thống lên da thịt. “Một số người không muốn xăm, nhưng họ vẫn làm như vậy vì quá quen thuộc với những hình xăm tương tự trên cánh tay của cha ông suốt cuộc đời mình”, ông cho biết. Cũng có trường hợp những người lui tới Jerusalem mỗi năm, và từng năm họ lại xăm thời điểm đến đây.

CON DẤU BẰNG GỖ ÔLIU

Mức độ ảnh hưởng của gia đình Razzouk trong lĩnh vực nghệ thuật xăm hình ở Israel là điều không thể chối cãi, và họ xuất hiện trên vô số ấn phẩm về nghệ thuật này. Tạp chí Wanderlust thậm chí còn xếp cửa hiệu xăm hình của gia đình Razzouk vào danh sách 5 địa điểm tốt nhất thế giới để có hình xăm. Ngày xưa, ông của Wassim, Yacoub Razzouk, bắt đầu với nghề mộc. Đầu tiên, Yacoub và cha của mình tự khắc những con dấu làm từ gỗ cây ô liu với những họa tiết tôn giáo như sự kiện Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, Chúa Phục Sinh hay hình ảnh Đức Mẹ đồng trinh Maria, rồi in mẫu thiết kế sẵn lên da của khách hàng, từ đó bắt đầu công đoạn xăm thực sự. Wassim giải thích bổ sung rằng ông của mình là nghệ nhân xăm hình đầu tiên ở Israel dùng máy xăm điện và mực màu: “Trên thực tế, những khối hình xăm Coptic đó được xem là khởi đầu của kỹ thuật in bằng khuôn với hai màu đen trắng (gọi là stencil)”.

Là người thừa kế truyền thống đầy ý nghĩa của gia đình, ông Wassim được truyền lại những dụng cụ gốc từng nằm trong bàn tay khéo léo của tổ tiên. Trong số đó có những con dấu in vô cùng đặc biệt, theo các chủ đề đặc trưng nhất Kitô giáo, chẳng hạn như sự khổ hình của Chúa Giêsu, Cây thánh giá của thành Jerusalem hoặc Thánh George, tất cả đều có từ đầu thế kỷ 18. Những con dấu trên được xem là phần còn sót lại duy nhất trong số các dấu kỹ thuật stencil đời đầu. Và thế là các du khách lẫn người hành hương tiếp tục đổ xô đến cửa hiệu có dòng chữ “Hình xăm với di sản từ những năm 1300”, tìm kiếm một ký ức có thể mang theo cả đời để nhớ về cuộc hành trình đến Đất Thánh.

ĐỊNH NGUYỄN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm ngày ban hành Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp mời gọi các bạn trẻ thắp lại niềm hy vọng, bắt đầu lại từ lời loan báo “Chúa Kitô hằng sống”.
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Cuộc rước Lễ Lá 24.3.2024 đã trở thành sự kiện lịch sử ở thị trấn Mongu, Zambia, với sự tham gia của các tín hữu Tin Lành và tín hữu Công giáo, thể hiện tinh thần đại kết Kitô giáo.
Rước Lá đón hòa bình
Rước Lá đón hòa bình
Trong thư được công bố vào Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, kêu gọi chấm dứt những đêm dài xung đột và sợ hãi, đồng thời mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa...
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm ngày ban hành Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp mời gọi các bạn trẻ thắp lại niềm hy vọng, bắt đầu lại từ lời loan báo “Chúa Kitô hằng sống”.
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Cuộc rước Lễ Lá 24.3.2024 đã trở thành sự kiện lịch sử ở thị trấn Mongu, Zambia, với sự tham gia của các tín hữu Tin Lành và tín hữu Công giáo, thể hiện tinh thần đại kết Kitô giáo.
Rước Lá đón hòa bình
Rước Lá đón hòa bình
Trong thư được công bố vào Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, kêu gọi chấm dứt những đêm dài xung đột và sợ hãi, đồng thời mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa...
Tín dụng xã hội cho người cần giúp đỡ
Tín dụng xã hội cho người cần giúp đỡ
Hướng về Năm Thánh 2025, qua Caritas, Giáo hội Ý đang chuẩn bị dự án vi tín dụng xã hội, để hỗ trợ những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng thông thường.
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
Trong đêm vọng Phục Sinh 2024, Giáo hội tại Malaysia có hơn 1.700 dự tòng lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Trong những năm gần đây, số người trưởng thành xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội gia tăng tại Malaysia.
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình Bangladesh đã tổ chức cuộc hành hương “Laudato si Quốc gia”, cổ vũ chăm sóc thiên nhiên và môi trường, cũng như nhận thức được vai trò của mỗi người trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Đức Giám mục Hormat mời gọi tất cả tín hữu thay đổi suy nghĩ để trở nên toàn diện và hài hòa, coi vũ trụ, con người và Đấng Tạo Hóa đều ở trong một mạng lưới liên kết với nhau và hình thành nên một gia đình phổ quát.
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Nhân tháng Ramadan của Hồi giáo (11.3 - 10.4.2024), Tòa Thánh đã công bố sứ điệp chúc mừng các tín hữu Hồi giáo trên thế giới, và kêu gọi cùng nhau dập tắt ngọn lửa chiến tranh và thắp lên ngọn nến hòa bình.
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Đức cha Alberto Sy Uy, Giám mục giáo phận Tagbilaran ở Philippines đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn Đồi Sôcôla (Chocolate Hills), sau khi một khu nghỉ dưỡng gây tranh cãi ở khu vực này tạm thời ngừng hoạt động vào ngày 15.3.2024