Các đan sĩ “sống xanh”

Từ bỏ thuốc trừ sâu và các loại hóa chất, tu sĩ dòng Biển Đức thuộc đan viện Đức Bà Maylis (Tỉnh Landes, Pháp) cách đây ba năm đã lên kế hoạch canh tác bền vững.

Ý thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi sinh, họ đã tiên phong trong việc quy tụ các cộng đoàn đan viện trên toàn nước Pháp. Các vị đã liên kết việc sống luật dòng Thánh Biển Đức với việc gìn giữ mái nhà chung do Thiên Chúa tạo dựng bằng cách trồng trọt hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Một nắm đất trong mỗi bàn tay, thầy Joseph ngây ngất nhìn hàng chục con giun đang hoạt động trong luống đất mới. Trên luống đất này, chẳng bao lâu sẽ mọc lên một loại cỏ thơm để chế thành nước uống thảo dược truyền thống do các tu sĩ đan viện Đức Bà Maylis sản xuất từ năm 1956: “Hãy nhìn xem toàn thể sự sống này, thật quá kỳ diệu!”
Tại đông nam tỉnh Landes, cộng đoàn hai mươi đan sĩ dòng Biển Đức ấy từ ba năm nay đã thực sự trở về với linh đạo của dòng và phương pháp bảo vệ môi sinh: từ bỏ các sản phẩm hóa chất, họ quay về với lối canh tác bền vững, một phương pháp nhằm tái tạo hoạt động tự nhiên của hệ sinh thái. Họ tổ chức một cuộc gặp gỡ tại tu viện Bec-Hellouin (tỉnh Eure), từ 16-19.2 vừa qua, quy tụ các đại biểu của hai mươi cộng đoàn đan tu và các giáo dân của những cộng đoàn mới, như cộng đoàn Emmanuel và Chemin-Neuf, cùng chung một niềm hứng khởi.

Khu đất canh tác thân thiện với môi trường của các tu sĩ dòng Biển Đức

Thông điệp của Đức Thánh Cha

Các nữ đan sĩ Biển Đức ở Praillles (tỉnh Deux-Sèvres), chuyên về in ấn cũng tham gia cuộc gặp gỡ trên. Sơ Maria, bề trên đan viện, vui mừng phát biểu: “Sau cùng, các tu viện cũng ủng hộ một mối tương quan khác với đất đai và lao tác”. Vị nữ tu hăng say việc tông đồ cho biết đan viện của chị từ năm 2010, đã quyết định từ bỏ lối in bằng kỹ thuật số, để trở lại với lối in typo xưa cũ.

Đó là cách thức tái gắn kết với một công việc thủ công, và tái quân bình đời sống đan tu, bằng cách lưu giữ một kỹ năng sắp mai một: “Trong một xã hội, ở đó chúng ta luôn mong muốn sở hữu nhiều hơn, nên phải biết chấp nhận công việc thủ công, ít hoàn hảo hơn, tuy nhiên cũng nhân văn hơn”.

Đan viện Maylis đã khởi đầu chuyển hướng bảo vệ môi sinh xuất phát từ vấn đề côn trùng và bức thông điệp của ĐTC Phanxicô. Loại cỏ thơm Lepidum latifolium được các đan sĩ dùng để sản xuất nước uống thảo dược có khả năng “khử độc”. Tuy nhiên, năm 2013, loại cây này bị một giống mọt kháng thuốc trừ sâu tấn công. Thầy Joseph, người phụ trách vườn tược của cộng đoàn nhận định: “Đây là dấu chỉ cho thấy môi trường đất đai bị mất quân bình trầm trọng”. Ít lâu sau, xuất hiện thông điệp của ĐTC Phanxicô về môi sinh, Laudato Si. Việc kết hợp vấn đề côn trùng và bức thông điệp đã khởi động phong trào “sống xanh” tại đan viện.

Thuận theo tự nhiên

Từ dạo ấy, các tu sĩ ở Maylis cùng sống với phương châm “bảo vệ mái nhà chung của Chúa”. Ngoài các đám đất canh tác bền vững, họ còn thiết lập một hệ thống tưới tiêu “nhỏ giọt”. Vừa qua, cộng đoàn cũng đã tậu được một máy nghiền để sản xuất phân hữu cơ cho mình. Các đan sĩ cũng học cách trồng loại “thực vật thân thiện”. Nghĩa là giống thực vật này làm cho đất đai thêm màu mỡ, tuy không cần thêm phân bón, và hỗ trợ giống cây trồng chính phát triển. Thầy Joseph giải thích: “Chúng tôi đã thay đổi cách nhìn. Trước đây, chúng tôi cố bảo vệ thực vật, nhưng bây giờ chúng tôi tìm hiểu cách nuôi dưỡng đất đai”.

Đối với một số anh em trong dòng, sự trở về lối sống thân thiện với môi trường đã được trông chờ từ lâu. Thầy Emmanuel-Marie gợi lại: “Khi còn là thỉnh sinh, tôi đã đặt các lọ bên trên các cây nhỏ trước khi thầy làm vườn đến bơm thuốc diệt cỏ”. Thầy vào dòng tại Maylis năm 1987. Còn thầy Raphael, người làm vườn cũ của tu viện và đã quan tâm đến ngành nông nghiệp sinh học từ đầu thập niên 1990: “Nhưng lúc ấy, ngành này đã bão hòa”.

Việc thay đổi ấy cũng diễn ra trên bình diện tu đức. Như một sự trở về với truyền thống. Cha Francois You, bề trên tu viện Maylis từ 19 năm nay khẳng định: “Mọi sự đều đã có trong Luật dòng Thánh Biển Đức. Tuy nhiên, ngay cả các đan sĩ cũng nhuốm ý muốn chiếm hữu thiên nhiên và chế ngự kỹ thuật. Khi Thánh Biển Đức yêu cầu các tu huynh nên tuân phục nhau, để xác định sự tùy thuộc lẫn nhau, về lãnh vực nuôi trồng cũng như về đời sống cộng đoàn. Mới đây, chúng tôi đã khám phá rằng cây hương thảo (romarin) giúp bảo vệ những cây chúng ta trồng và khiến chúng phát triển. Điều này cũng tương tự trong đời sống giữa các tu huynh”.

Phân bón sinh học

Đây là cách nhìn mới về anh em và về Thiên Chúa”, thầy Joseph tóm kết. Hôm ấy, trong giờ ăn trưa, các đan sĩ nghe ngâm một trích đoạn tác phẩm Hành hương về nguồn của nhà triết học người Ý, Lanza del Vasto. Ông là người đi tiên phong về môi sinh học trong Kitô giáo. Trong giờ giải trí, ngồi thành vòng tròn trong một căn phòng nhỏ cạnh phòng ăn, các tu huynh say sưa bàn tán. Cha Francois You bộc bạch: “Lúc đầu, khi thầy Raphael nói với tôi về ngành nông nghiệp sinh học, tôi cho rằng thầy chỉ là một người mộng mơ ngây thơ. Tôi thuộc thế hệ đã từng sửng sốt khi thấy mười chiếc xe cày tiên tiến chạy trên một cánh đồng…”

Thầy Cyrille, người chăn dắt cộng đoàn, cũng chưa chịu thuyết phục: “Đối với tôi, sinh thái học chỉ là một ý thức hệ tạm thời”. Dẫu sao, trước khi du nhập ngành canh tác bền vững, chính thầy đã dẫn dê và cừu vào để duy trì cánh rừng và các đồng cỏ, chiếm một phần lớn diện tích 29 ha đất của nhà dòng.

Trước đây, chúng tôi đã sử dụng một máy sản xuất phân bón; điều này không có gì ghê gớm đối với việc chúng tôi đã dùng phân các-bon”. Từ vành đai đồng cỏ, chỉ một tiếng huýt sáo chuyên nghiệp, thầy khiến cả đàn hai mươi con chạy đến với thầy. Thầy nuôi chúng bằng cây đậu nành trồng tại đan viện cách đây không lâu. Các tu sĩ cũng trồng loại lúa mì cũng như đinh lăng, có đặc tính làm đất giàu chất đạm.

Tái lập mối liên kết

Từ khi khai thác ngành “công nghệ xanh”, loại mọt ngũ cốc chưa biến mất, tuy nhiên việc buôn bán sản phẩm thực vật khá phát triển. Năm 2016, đan viện đã đạt doanh thu hơn 400.000 euro. Đây là năm kỷ lục, một phần do tung ra thị trường loại nước thơm mới làm từ thảo dược được trồng với “nông nghiệp thân thiện môi trường”.

Thầy Joseph nhấn mạnh và trình bày say sưa về chủ đề này : “Lợi ích của việc canh tác bền vững, cũng chính là tái lập mối liên kết nêu trên. Đây là một hệ thống hoạt động dựa trên sự tương trợ”. “Như các thực vật, chúng ta không thể sống một mình, nhưng phải kết chung thành một mạng lưới”, cha bề trên nhắc lại.

THIÊN LÂM (theo La Croix)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm ngày ban hành Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp mời gọi các bạn trẻ thắp lại niềm hy vọng, bắt đầu lại từ lời loan báo “Chúa Kitô hằng sống”.
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Cuộc rước Lễ Lá 24.3.2024 đã trở thành sự kiện lịch sử ở thị trấn Mongu, Zambia, với sự tham gia của các tín hữu Tin Lành và tín hữu Công giáo, thể hiện tinh thần đại kết Kitô giáo.
Rước Lá đón hòa bình
Rước Lá đón hòa bình
Trong thư được công bố vào Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, kêu gọi chấm dứt những đêm dài xung đột và sợ hãi, đồng thời mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa...
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm ngày ban hành Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp mời gọi các bạn trẻ thắp lại niềm hy vọng, bắt đầu lại từ lời loan báo “Chúa Kitô hằng sống”.
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Cuộc rước Lễ Lá 24.3.2024 đã trở thành sự kiện lịch sử ở thị trấn Mongu, Zambia, với sự tham gia của các tín hữu Tin Lành và tín hữu Công giáo, thể hiện tinh thần đại kết Kitô giáo.
Rước Lá đón hòa bình
Rước Lá đón hòa bình
Trong thư được công bố vào Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, kêu gọi chấm dứt những đêm dài xung đột và sợ hãi, đồng thời mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa...
Tín dụng xã hội cho người cần giúp đỡ
Tín dụng xã hội cho người cần giúp đỡ
Hướng về Năm Thánh 2025, qua Caritas, Giáo hội Ý đang chuẩn bị dự án vi tín dụng xã hội, để hỗ trợ những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng thông thường.
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
Trong đêm vọng Phục Sinh 2024, Giáo hội tại Malaysia có hơn 1.700 dự tòng lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Trong những năm gần đây, số người trưởng thành xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội gia tăng tại Malaysia.
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình Bangladesh đã tổ chức cuộc hành hương “Laudato si Quốc gia”, cổ vũ chăm sóc thiên nhiên và môi trường, cũng như nhận thức được vai trò của mỗi người trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Đức Giám mục Hormat mời gọi tất cả tín hữu thay đổi suy nghĩ để trở nên toàn diện và hài hòa, coi vũ trụ, con người và Đấng Tạo Hóa đều ở trong một mạng lưới liên kết với nhau và hình thành nên một gia đình phổ quát.
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Nhân tháng Ramadan của Hồi giáo (11.3 - 10.4.2024), Tòa Thánh đã công bố sứ điệp chúc mừng các tín hữu Hồi giáo trên thế giới, và kêu gọi cùng nhau dập tắt ngọn lửa chiến tranh và thắp lên ngọn nến hòa bình.
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Đức cha Alberto Sy Uy, Giám mục giáo phận Tagbilaran ở Philippines đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn Đồi Sôcôla (Chocolate Hills), sau khi một khu nghỉ dưỡng gây tranh cãi ở khu vực này tạm thời ngừng hoạt động vào ngày 15.3.2024