Các tập tục độc đáo mừng lễ Phục sinh

Ngoài sôcôla, bạn còn biết các truyền thống khác về lễ Phục sinh ?

Sôcôla không phải là sản phẩm truyền thống duy nhất của lễ Phục sinh. Các tập tục khác như nước và trứng Phục sinh, hay mặc y phục mới, đã ghi dấu vào lịch sử nay vẫn tồn tại. Để hiểu rõ các truyền thống này, Đài Radio Canada đã mời bà Louise Hélène Audet, nhân viên hưu trí của Thư viện và Văn khố quốc gia thành phố Québec (Canada), giải thích các tập tục.

Trứng Phục sinh

Vẽ, tô màu hay trang trí trứng Phục sinh là một truyền thống khá phổ biến. Ngày nay, trứng được nhặt từ nông trại, được trang trí, chúc lành và ăn vào ngày lễ Phục sinh. Trong truyền thống này có một phương diện liên quan đến “việc đổi mới đời sống, phục sinh… Mọi truyền thống trong lễ Phục sinh đều mang tính cách tôn giáo”, Louise Hélène Audet khẳng định. Người ta nói rằng nếu chôn chúng dưới một gốc cây, cây sẽ mọc nhanh hơn và trổ hoa nhiều hơn. Theo truyền thuyết, chôn quả trứng trong 100 năm, lòng đỏ sẽ có thể biến thành kim cương.

Nước Phục sinh

Nước này phải được múc trong đêm thứ bảy đến rạng sáng Chúa nhật Phục sinh, trước lúc bình minh, từ nguồn nước “có lưu thông”, tức suối hoặc sông. “Không được lấy nước ao hồ, vì nước tại những nơi này không tuôn chảy”, bà Audet giải thích. Sau đó, nước được lưu giữ suốt năm vì mang tính che chở, bảo trợ.

Chúng ta có thể xoa thân thể bằng nước ấy, uống khi ốm đau hay để được bảo vệ khỏi các tai ương, bệnh tật. Nó cũng có “đặc tính gần như nước thánh, nhưng không phải nước thánh”, Louise Hélène Audet xác định rõ.

Chuông Phục sinh

Từ thứ Năm Tuần Thánh đến lễ Phục sinh, không được rung chuông nhà thờ. Các quả chuông tượng trưng được đưa về Rome và được Đức Thánh Cha ban phép lành. Khi trở lại, chúng mang đầy trứng Phục sinh và trên đường đi, được rải cho trẻ em và người lớn.

Mặc y phục mới

Trong các giáo xứ nhỏ ở Canada, người ta thường mặc áo quần mới mừng lễ Phục sinh, đặc biệt những trang phục nhẹ. “Thời tiết vào ngày Phục sinh không quan trọng… Phải mặc y phục mùa xuân. Một chiếc mũ rơm nho nhỏ, giày mới và nhỏ, áo đầm cũng bé, áo khoác thật đẹp”, bà Audet kể lại. Khi còn trẻ, bà đã phải làm theo tập tục này. Họ tin rằng mặc áo quần mới, chúng ta sẽ may mắn suốt năm.

XUÂN VĨNH
(theo Radio Canada)

15.000 tấn sôcôla cho lễ Phục sinh tại Pháp

Thỏ, chuông, trứng… Các nhà sản xuất sôcôla Pháp thi nhau sáng tạo nhân lễ Phục sinh vì đây là thời điểm vàng trong năm, chỉ sau Noel.

Thật vậy, Phục sinh vẫn là mùa lễ quan trọng đối với các gia đình Pháp.Và trứng sôcôla trở thành truyền thống của mùa này từ thế kỷ 19 nhờ vào các tiến bộ trong việc tinh luyện bột sôcôla và cập nhật các khuôn đúc đầu tiên. “Người Pháp rất thích sôcôla vì đó là biểu tượng của niềm vui khi trao tặng và sự hài lòng lúc được nhận”, Nghiệp đoàn sôcôla tập hợp 81 hãng sản xuất thuộc lãnh vực này, giải thích. Theo công ty Ferrero, hãng đứng đầu về sản xuất sôcôla tại Pháp, 87% người Pháp tổ chức tiệc hoặc được mời dự tiệc nhân lễ Phục sinh.

Năm nay, hơn 15.000 tấn sôcôla đã được tiêu thụ vào mùa lễ này.Tổng cộng, thị trường sôcôla Phục sinh - trong vòng năm tuần lễ - mang về doanh thu 300 triệu euro, so với 725 triệu trong mùa Noel, theo thống kê của tạp chí LSA.

Một điều chắc chắn là người Pháp, tuy rất thích ăn món này, họ vẫn ăn ít hơn so với các bạn láng giềng ở các nước châu Âu khác, chỉ xếp thứ 7 với 6,7 kg/người hằng năm, sau người Đức (12,2 kg), Anh (8,8 kg) hay Bỉ (7,5 kg).

MINH NHẬT
(theo báo Le Figaro)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.