Cha Federico Lombardi, người đồng hành cùng 3 Đức Thánh Cha

Với 10 năm đứng đầu Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh, 26 năm điều hành Đài Radio Vatican và hơn hết là cộng sự thân tín của 3 vị Giáo hoàng, linh mục Federico Lombardi đã trả lời phỏng vấn riêng trang tin Aleteia.

Linh mục Lombardi đã chia sẻ cách ngài nhận biết ơn gọi đời mình và những gì ngài đã học được khi làm việc với 3 Đức Thánh Cha: Gioan Phaolô II, Bênêđictô XVI và Phanxicô, những người đã thay đổi lịch sử Giáo hội và thế giới. Những câu chuyện linh mục Lombardi kể lại như đang nói về chính cuộc đời của ngài với một tâm tình khiêm tốn và lòng nhiệt thành trong suốt 36 năm cống hiến cho Giáo triều.

- Aleteia: Khi quyết định tận hiến cuộc đời mình để trở thành một linh mục Dòng Tên, lúc ấy cha bao nhiêu tuổi và điều gì đã thôi thúc cha ?

+ Cha Lombardi : Ơn gọi là một điều phụ thuộc vào ý muốn của Thiên Chúa. Với tôi đó là những gì phát triển một cách tự nhiên vì những năm tháng tuổi trẻ tôi đã tham gia vào các nhóm hội và hoạt động tại nhà thờ. Tôi vốn là một hướng đạo sinh, thuộc Hiệp hội Thánh Mẫu và sau đó vào trường đạo, học tập, lớn lên ở đấy chính là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy tôi dấn thân vào con đường phụng sự Chúa. Tôi vào tập viện khi 18 tuổi. Có thể nói quyết định ấy đã được vun đắp và định hình xuyên suốt quãng thời gian trung học.

- Vào năm 1990, cha bắt đầu được làm việc với ĐTC Gioan-Phaolô II với vai trò là Giám đốc Đài Radio Vatican. Cha có thể nói về những bài học kinh nghiệm khi làm việc chung với ĐTC được không ?

+ Công việc tại Đài Radio Vatican trong suốt những năm ĐTC Gioan-Phaolô II tại vị đã giúp tôi có một tầm nhìn rộng mở khi tiếp cận Giáo hội hoàn vũ. Là một người xuất thân từ dòng tu, tôi có ơn gọi hướng ra thế giới; là một Giám tỉnh, tôi đã có nhiều chuyến viếng thăm những tu viện ở khắp các châu lục. Khi được đảm nhận trọng trách ở Đài Radio Vatican và tháp tùng ĐTC Gioan Phaolô II, đặc biệt là trong những chuyến tông du, sự hiểu biết Giáo Hội ở quy mô toàn cầu và những mối quan tâm của ngài về lịch sử, về con người từ đức tin tôn giáo đều mang lại cho tôi những trải nghiệm quý báu.

Tôi luôn nhớ ngày làm việc đầu tiên của mình tại Đài Radio Vatican, có một sự kiện được theo dõi từng phút dù diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Tôi ngay lập tức bị cuốn hút. Sự kiện đó khiến tôi phải mở rộng hơn sự thấu hiểu về đức tin của mình, để có thể nhận biết được sự hiện diện của Thiên Chúa, thấy được dấu chỉ ban ơn của ngài thể hiện ở mọi khía cạnh đời sống của mỗi con người và mỗi quốc gia. Và ĐTC Gioan-Phaolô II đã khiến tôi thấy kinh ngạc, có 2 điều về ngài làm tôi cảm nhận sâu sắc.

Đầu tiên là khả năng thấu hiểu người khác khi trò chuyện. Nhờ được làm việc tại Radio Vatican, bản thân tôi đã được thúc đẩy để nhận biết môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa và mở lòng với những khác biệt, tôn trọng sự độc đáo của mỗi quốc gia. ĐTC thật sự là một bậc thầy trong chuyện này. Trong suốt các chuyến tông du của mình, ngài có khả năng hòa vào dòng chảy lịch sử, văn hóa và tôn giáo của mỗi quốc gia khác nhau.

Thứ hai là đức tin sâu sắc của ngài được thể hiện thật rõ nét trong những phút giây cầu nguyện. Ngài đã thật bình tâm và mạnh mẽ. Bạn có thể hiểu được rằng mối tương quan của ngài với Thiên Chúa chính là trung tâm của đời sống, là sự tập trung và phục vụ. Trong ý nghĩa ấy, việc ngài được tuyên thánh chính là chứng từ cho cả đời sống và đức tin của ngài.

- Ngày 11.7.2006, ĐTC Bênêđictô đã đề cử cha làm Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh. Trong trọng trách này, những lúc khó khăn nhất, cũng như lúc tốt đẹp nhất đối với cha là gì? Và kỷ niệm đáng nhớ khi cha làm việc với ĐTC Bênêđictô ?

+ Tôi đã tham gia theo cách trọn vẹn nhất trong triều đại của ngài. Những lúc khó khăn nhất là khoảng thời gian thách đố với chúng tôi và cả Giáo hội mà ĐTC đã can đảm đối diện. Như những tranh luận về Hồi giáo, sự khủng hoảng trong Giáo hội xung quanh những cáo buộc lạm dụng tình dục hay các cuộc tranh luận trong nội bộ Giáo triều. ĐTC đã đối mặt với những tình huống trên với tinh thần dũng cảm và chính ngài đã luôn đặt những bước đầu tiên đưa Giáo hội tiến lên phía trước bằng việc vượt qua những giới hạn của bản thân bằng lòng can đảm và sự chân thành.

Tôi tin rằng nhờ vượt qua được các khó khăn trên mà Giáo hội mới có thể đạt được những bước tiến dài, những thành tựu lớn, ví dụ như nhờ bỏ qua những mâu thuẫn, mà cuộc đối thoại giữa chúng ta với Hồi giáo ngày càng tốt đẹp hơn. Công lao đầu là nhờ ĐGH Bênêđictô.

Về những cáo buộc lạm dụng tình dục, vốn từng là Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý đức tin và sau đó là Giáo hoàng, ngài đã đưa ra các nguyên tắc tiếp cận căn bản và những quy trình để hướng dẫn Giáo hội giúp ngăn ngừa tình trạng này. Đây là nền tảng được ĐGH Phanxicô tiếp tục hoàn thiện. ĐTC Bênêđictô đã đứng lên, vượt qua những yếu tố nhạy cảm để đối diện với một vấn đề phức tạp.

Riêng về hoạt động nội bộ của Giáo triều, cần có tính minh bạch, và phải cập nhật, sửa đổi những hệ thống, quy tắc, làm sao cho phù hợp với nền tảng luân lý đạo đức vốn có nhưng vẫn đáp ứng việc quản trị theo chuẩn quốc tế. ĐTC đã đưa ra những điều luật và quy định pháp lý hoàn chỉnh mà chúng ta vẫn đang dựa vào đó để hoạt động. Ngài đã đối mặt mọi khó khăn bằng sự kiên định và thái độ ôn hòa.

Lẽ dĩ nhiên, trong triều đại của ngài còn rất nhiều những phút giây đáng nhớ đến như những chuyến công du Mỹ, Anh và những quốc gia mà ở đó cộng đồng Công giáo chỉ là thiểu số. Sự có mặt của ngài tại những địa điểm nổi tiếng trên thế giới như là Điện Westminster, trụ sở của Liên Hiệp Quốc và Nghị viện Đức… Những bài diễn văn trong chiều kích đối thoại sâu sắc của Giáo hội với thế giới đã được đón nhận với sự tôn trọng mà trong đó Đức Bênêđictô là một bậc thầy.

- Kể từ khi ĐTC Phanxicô được bầu làm giáo hoàng, cha đã là một trong những cộng sự thân cận nhất với ngài. Đây là giai đoạn được đánh giá là gây nhiều ngạc nhiên nhất trong việc đối thoại với thế giới của Giáo hội, vậy bí quyết của ĐTC là gì? Và bằng cách nào, ĐTC trở thành một trong số ít những nhà truyền thông vĩ đại nhất thế giới ?

+ Hầu như ai cũng bị choáng ngợp bởi cách ĐTC Phanxicô nói chuyện. Theo tôi, đó hoàn toàn là khả năng thiên phú. Dường như đó là một phần trong tính cách của ngài và khả năng ấy đến từ việc giao tiếp trực tiếp mỗi ngày khi ngài còn là một Tổng giám mục của một giáo phận lớn. Cách ngài nói chuyện rất chân thành, thoải mái và rộng mở, hoàn toàn không phải là sự dàn dựng hay tính toán như những người làm truyền thông chuyên nghiệp. Đó là những phẩm chất của một mục tử gặp gỡ đoàn chiên. Ngài nói chuyện với mọi người mà không có một rào cản nào và nhờ đó, có thể chạm đến nơi sâu thẳm trong tâm trí mỗi người.

Chính nhờ những điều trên mà những người đang cần lắm một bằng chứng, một thông điệp cho tình yêu, đặc biệt là những cá nhân đang đau khổ, bị gạt ra khỏi xã hội sẽ cảm nhận được sự đón tiếp, tôn trọng và che chở trong từng hành động nhỏ nhất của ĐTC. Đây không phải là cuộc đối thoại bằng ngôn ngữ mà chính là những hành động, những cử chỉ chân thành đã chạm đến trái tim của rất nhiều người, dù là họ xuất thân từ châu Âu, châu Phi, châu Á hay châu Mỹ.

Điều mà tôi ngưỡng mộ nhất ở ngài, chính là nhân cách của vị giáo hoàng này, với lòng tin vào sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần nơi Giáo hội. Một Giáo hội song hành với thế giới. Một Giáo hội luôn hướng về phía trước dù chưa biết rõ đích đến, luôn vững tin sẽ được dẫn dắt bởi Thiên Chúa chừng nào chúng ta còn biết lắng nghe. Đây cũng là một trong những tinh thần của triều đại giáo hoàng đương nhiệm. ĐGH Phanxicô đã luôn mời gọi Giáo hội, từng con chiên, từng linh mục trở nên “sáng suốt”, luôn tìm hiểu ý Chúa và phải đáp lại với lòng quảng đại.

- Vào ngày 29.8 này, cha sẽ bước vào tuổi 74. Cả một đời phục vụ Giáo hội, đặc biệt là Tòa Thánh, cha sẽ có lời khuyên nào cho những giáo dân đang trở nên chán nản, nghi ngờ bởi những sự kiện không hay xảy ra gần đây do những cá nhân có trọng trách trong Giáo hội gây ra ?

+ Mỗi tín hữu là một người hành hương, đang trong cuộc hành trình vào thế giới, vào cuộc đời và họ có thể chọn niềm tin, sự thanh bình, niềm vui và kể cả lòng dũng cảm nếu họ biết Chúa luôn ở bên mình. Cá nhân đó sẽ luôn chọn tâm điểm của cuộc đời là đáp lại ơn gọi, gặp gỡ, liên đới với người khác và kiếm tìm Chúa Giêsu Kitô.

Một giáo phụ đã nói: “Abraham thật can đảm vì ông không biết mình đang đi về đâu”. Có một chút nghịch lý, nhưng Abraham vững vàng vì ông tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa. Cũng thế, trong cuộc hành trình này để có thể kiên định, đầu tiên chúng ta phải có niềm tin mạnh mẽ, dù chúng ta không biết sẽ đi về hướng nào, chỉ cần luôn tin rằng Chúa ở bên ta. Điều này đúng với mọi giai đoạn trong cuộc đời.

Đây là lời khuyên duy nhất của tôi và có vẻ như đây cũng là nền tảng giúp chúng ta vượt qua mọi sự thử thách, sợ hãi trong cuộc đời. Chỉ cần chúng ta luôn tin Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta tin Ngài trọn vẹn thì sẽ không có một khó khăn nào chúng ta không vượt qua được. Mọi người hãy luôn hy vọng !

Thảo Nguyễn

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
Trong đêm vọng Phục Sinh 2024, Giáo hội tại Malaysia có hơn 1.700 dự tòng lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Trong những năm gần đây, số người trưởng thành xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội gia tăng tại Malaysia.
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình Bangladesh đã tổ chức cuộc hành hương “Laudato si Quốc gia”, cổ vũ chăm sóc thiên nhiên và môi trường, cũng như nhận thức được vai trò của mỗi người trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Đức Giám mục Hormat mời gọi tất cả tín hữu thay đổi suy nghĩ để trở nên toàn diện và hài hòa, coi vũ trụ, con người và Đấng Tạo Hóa đều ở trong một mạng lưới liên kết với nhau và hình thành nên một gia đình phổ quát.
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
Trong đêm vọng Phục Sinh 2024, Giáo hội tại Malaysia có hơn 1.700 dự tòng lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Trong những năm gần đây, số người trưởng thành xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội gia tăng tại Malaysia.
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình Bangladesh đã tổ chức cuộc hành hương “Laudato si Quốc gia”, cổ vũ chăm sóc thiên nhiên và môi trường, cũng như nhận thức được vai trò của mỗi người trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Đức Giám mục Hormat mời gọi tất cả tín hữu thay đổi suy nghĩ để trở nên toàn diện và hài hòa, coi vũ trụ, con người và Đấng Tạo Hóa đều ở trong một mạng lưới liên kết với nhau và hình thành nên một gia đình phổ quát.
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Nhân tháng Ramadan của Hồi giáo (11.3 - 10.4.2024), Tòa Thánh đã công bố sứ điệp chúc mừng các tín hữu Hồi giáo trên thế giới, và kêu gọi cùng nhau dập tắt ngọn lửa chiến tranh và thắp lên ngọn nến hòa bình.
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Đức cha Alberto Sy Uy, Giám mục giáo phận Tagbilaran ở Philippines đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn Đồi Sôcôla (Chocolate Hills), sau khi một khu nghỉ dưỡng gây tranh cãi ở khu vực này tạm thời ngừng hoạt động vào ngày 15.3.2024
Ngày Cầu nguyện và Ăn chay ở Ấn Ðộ
Ngày Cầu nguyện và Ăn chay ở Ấn Ðộ
Đức Tổng Giám mục Andrews Thazhath, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI), đã yêu cầu Giáo hội ở Ấn Độ cử hành Ngày Cầu nguyện và Ăn chay vào thứ Sáu 23.3.2024. Việc cử hành long trọng này phục vụ hai mục đích: nâng cao tâm hồn...
Tổng Giáo phận Lipa mở hội nghị về dinh dưỡng
Tổng Giáo phận Lipa mở hội nghị về dinh dưỡng
Đây là hội nghị lần II về dinh dưỡng có chủ đề “Hãy để thực phẩm là thuốc của bạn: Mở đường cho một thế giới khỏe mạnh hơn vào năm 2024 và hơn thế nữa!”.
Lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh giúp Thánh địa
Lạc quyên Thứ Sáu Tuần Thánh giúp Thánh địa
Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ kêu gọi các tín hữu tham gia cuộc lạc quyên truyền thống vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2024 để trợ giúp cộng đoàn Kitô tại Thánh địa, đang ở trong tình trạng tang thương vì chiến tranh.
Phụ nữ, người xây dựng nhân loại
Phụ nữ, người xây dựng nhân loại
Tại hội nghị quốc tế về chủ đề “Phụ nữ trong Giáo hội: Những người xây dựng nhân loại” ngày 7.3.2024 ở Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nhìn nhận và đánh giá cao những đóng góp của nữ giới trong Giáo hội.