Con người vào thời Chúa Giêsu tiến bộ đến mức nào?

Những người từng có duyên và cơ may chứng kiến các phép lạ của Chúa Giêsu có thể sở hữu năng lực tư duy phức tạp và mang tâm lý hoài nghi hơn người thời nay vẫn tưởng.

Dựa trên những ghi chép về các phép lạ của Chúa Giêsu trong Kinh Thánh, ắt hẳn người thời nay sẽ cho rằng người Do Thái vào thời thế kỷ thứ nhất có đầu óc chẳng mấy khúc mắc và tư duy đơn giản. Thế nhưng liệu sự thật có phải như thế? Dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ vào thời Chúa Giêsu còn tại thế, có vẻ như người thời xưa “hiện đại” hơn chúng ta vẫn nghĩ. Họ có lẽ từng đón nhận những lời dạy bảo của Chúa Giêsu bằng ánh mắt hoài nghi như có thể đoán được ở bất kỳ nền văn minh hiện đại nào, và cuối cùng cũng tin phục Thầy.

Sau đây là một số ví dụ cho thấy kỹ thuật công nghệ phát triển vào thời Chúa Giêsu:

Hệ thống cung cấp nước

Để có thể tồn tại và sinh sôi trong điều kiện sống khô cằn tại sa mạc, con người cần nước. Cho đến khi xuất hiện phát minh hệ thống cung cấp nước vào giữa thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên, con người phải sống gần sông ngòi, hoặc suối, giếng nước. Hệ thống này sử dụng lực hấp dẫn của Trái đất để di chuyển nước dọc theo khe rãnh từ nguồn đến nơi định cư của con người, cho phép đô thị phát triển và phục vụ cho hoạt động tưới tiêu nông nghiệp. Không phải là chuyện đơn giản khi người thời đế chế Assyria vào năm 691 trước công nguyên đã mang nước về Nineveh bằng cách dùng 2 triệu khối đá xây đường dẫn nước cao 9m và dài hơn 270m.

Vào năm 2015, các nhà khảo cổ học Israel phát hiện hệ thống dẫn nước dài 21 km có niên đại vào 2.000 năm trước tại Jerusalem. Đây là công trình được hình thành vào thời các vị vua của vương triều Hasmonean, cai trị Judea và khu vực xung quanh từ khoảng năm 140 đến 37 trước công nguyên. Nó vẫn được sử dụng từ đó đến cách đây 100 năm mới ngừng. Đó là chưa kể các công trình dẫn nước phức tạp tại Rome được triển khai theo mệnh lệnh của nhiều đời hoàng đế La Mã, và trải dài từ Đức trên địa bàn châu Âu đến châu Phi, phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước của hàng triệu người, theo trang tin Live Science.

Hệ thống dẫn nước được phát hiện vào năm 2015

Sách vở

Vào thời điểm Chúa Giêsu chào đời, lịch sử chữ viết đã được thiết lập hoàn chỉnh trước đó nhiều năm, dựa trên các bằng chứng là khoảng 20.000 bảng chữ viết bằng đất sét được tìm thấy tại Nineveh, có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Bên cạnh đó, Thư viện Hoàng gia Alexandria tại Ai Cập (được xây dựng vào thế kỷ thứ 3) đã lưu giữ ước tính từ 40.000 đến 400.000 cuộn giấy. Nhờ vào thư viện đầy quy mô này, Alexandria đã trở thành thủ đô của kiến thức và sự học hỏi của thế giới cổ đại, theo trang britannica.com.

Thư viện Hoàng gia Alexandria tại Ai Cập

Trong những bức ảnh vẽ lại quang cảnh trong thư viện thời xưa, con người ngày nay ắt hẳn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy lòng ham học hỏi và sự thông thái của người cổ đại. Theo học giả Carl Sagan, có lúc Thư viện Hoàng gia Alexandria lưu trữ gần 1 triệu đầu sách, trong đó phải có hơn 90.000 tài liệu nguyên bản, trở thành cái nôi kiến thức của giới học giả thời đó.

Pin cổ đại

Vào năm 1938, nhà khảo cổ Đức Wilhelm Konig trong quá trình khai quật một địa điểm thuộc Baghdad, thủ đô Iraq ngày nay, đã tìm được một lọ bằng đất sét chứa trụ xy lanh đồng bao quanh que sắt. Niên đại của nó được cho là vào năm 150 trước công nguyên. Lúc đó, chẳng ai biết chuyên gia Konig đã đào được cái gì, nhưng người thời nay cho rằng nó là một dạng pin lưu trữ năng lượng. Các nhà khoa học, bao gồm tiến sĩ Marjorie Senchal, giáo sư lịch sử và công nghệ Đại học Smith (Mỹ), đã chế tạo phiên bản của loại pin này và xác nhận chúng tạo ra dòng điện dao động từ 0,8 đến gần 2 volt. BBC News dẫn lời giáo sư Senchal thừa nhận cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa rõ người cổ đại dùng pin cho thiết bị nào, nhưng điều chắc chắn là mô hình pin này hoạt động được.

Y khoa

Một bài viết đăng trên trang Biblical Archaeology Reviewđã công bố kết quả phân tích về lịch sử của ngành y trong thế giới cổ đại, theo đó những người vào thời Chúa Giêsu có đầu óc phức tạp hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Họ thừa hưởng di sản kiến thức y khoa từ các bác sĩ Hy Lạp và Trung Đông, những người từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã viết các “báo cáo” về kỹ thuật mổ xẻ và dẫn lưu vết thương, cũng như sử dụng dược thảo điều trị bệnh tật. Họ cũng quảng bá các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng, lây lan dịch bệnh và cải thiện sức khỏe.

Giới khảo cổ học tiếp tục thu được các chứng cứ về những công cụ giải phẫu y khoa, thậm chí manh mối về kỹ thuật nha khoa ấn tượng. Ví dụ, các chuyên gia phát hiện dấu vết trám răng trong xương hàm của một hộp sọ có niên đại khoảng năm 200 trước công nguyên được tìm thấy tại sa mạc Negev thuộc Israel.

“Máy tính” đầu tiên

Phần còn lại của cỗ máy Antikythena

Được tìm thấy bên trong một xác tàu đắm 2.000 năm tuổi ngoài khơi đảo Antikythera của Hy Lạp, cỗ máy Antikythera nhiều khả năng là máy điện toán dạng analog tồn tại sớm nhất là vào năm 87 trước công nguyên. Theo Tạp chí Smithsonian, đây là thiết bị vô cùng phức tạp khiến giới khoa học hiện đại khó có thể tin được rằng nó thuộc về thế giới cổ đại. Cỗ máy Antikythera được lắp ít nhất 7 kim với tốc độ di chuyển khác nhau. Thay vì chỉ giờ và phút, hệ thống kim của nó thể hiện giờ thiên văn, cụ thể là kim cho mặt trời, mặt trăng và mỗi kim cho 5 hành tinh có thể thấy bằng mắt thường là các sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc và Thổ. Dựa trên thiết bị này, người thời xưa có thể giải thích sao nào sẽ mọc và lặn trong một thời điểm cụ thể. Lịch thiên văn cũng tính toán được nếu dựa trên cỗ máy, và cả nhật thực lẫn nguyệt thực.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm ngày ban hành Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp mời gọi các bạn trẻ thắp lại niềm hy vọng, bắt đầu lại từ lời loan báo “Chúa Kitô hằng sống”.
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Cuộc rước Lễ Lá 24.3.2024 đã trở thành sự kiện lịch sử ở thị trấn Mongu, Zambia, với sự tham gia của các tín hữu Tin Lành và tín hữu Công giáo, thể hiện tinh thần đại kết Kitô giáo.
Rước Lá đón hòa bình
Rước Lá đón hòa bình
Trong thư được công bố vào Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, kêu gọi chấm dứt những đêm dài xung đột và sợ hãi, đồng thời mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa...
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm ngày ban hành Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp mời gọi các bạn trẻ thắp lại niềm hy vọng, bắt đầu lại từ lời loan báo “Chúa Kitô hằng sống”.
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Cuộc rước Lễ Lá 24.3.2024 đã trở thành sự kiện lịch sử ở thị trấn Mongu, Zambia, với sự tham gia của các tín hữu Tin Lành và tín hữu Công giáo, thể hiện tinh thần đại kết Kitô giáo.
Rước Lá đón hòa bình
Rước Lá đón hòa bình
Trong thư được công bố vào Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, kêu gọi chấm dứt những đêm dài xung đột và sợ hãi, đồng thời mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa...
Tín dụng xã hội cho người cần giúp đỡ
Tín dụng xã hội cho người cần giúp đỡ
Hướng về Năm Thánh 2025, qua Caritas, Giáo hội Ý đang chuẩn bị dự án vi tín dụng xã hội, để hỗ trợ những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng thông thường.
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
Trong đêm vọng Phục Sinh 2024, Giáo hội tại Malaysia có hơn 1.700 dự tòng lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Trong những năm gần đây, số người trưởng thành xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội gia tăng tại Malaysia.
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình Bangladesh đã tổ chức cuộc hành hương “Laudato si Quốc gia”, cổ vũ chăm sóc thiên nhiên và môi trường, cũng như nhận thức được vai trò của mỗi người trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Đức Giám mục Hormat mời gọi tất cả tín hữu thay đổi suy nghĩ để trở nên toàn diện và hài hòa, coi vũ trụ, con người và Đấng Tạo Hóa đều ở trong một mạng lưới liên kết với nhau và hình thành nên một gia đình phổ quát.
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Nhân tháng Ramadan của Hồi giáo (11.3 - 10.4.2024), Tòa Thánh đã công bố sứ điệp chúc mừng các tín hữu Hồi giáo trên thế giới, và kêu gọi cùng nhau dập tắt ngọn lửa chiến tranh và thắp lên ngọn nến hòa bình.
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Đức cha Alberto Sy Uy, Giám mục giáo phận Tagbilaran ở Philippines đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn Đồi Sôcôla (Chocolate Hills), sau khi một khu nghỉ dưỡng gây tranh cãi ở khu vực này tạm thời ngừng hoạt động vào ngày 15.3.2024