Ðấng đáng kính Lejeune, cha đẻ của di truyền học hiện đại

Ðấng đáng kính Jérôme Lejeune là minh chứng tuyệt vời của một Kitô hữu dâng tặng trí tuệ và minh triết để phụng sự cho nhân loại và Giáo hội.

Giáo hội Công giáo không thiếu những nhà khoa học lừng danh xuyên suốt nhiều thế hệ, từ cha Georges Lemaître (1894-1966) - tác giả thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, đến nhà phát minh vắc xin Louis Pasteur (1822-1895), hay linh mục Gregor Mendel (1822-1884) - cha đẻ của di truyền học… Tên tuổi các vị được ghi nhận trong sách giáo khoa trên toàn thế giới. Trong số các tín hữu Công giáo đã có nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học không thể không nhắc đến bác sĩ Jérôme Lejeune (1926-1994), vị tôi tớ Chúa vào ngày 21.1.2021 đã được tôn phong là đấng đáng kính.

Đấng đáng kính Jérôme Lejeune là một học giả danh tiếng, với một trái tim biết đồng cảm, một đầu óc sáng tạo


Giáo dục tại nhà

Cậu bé Jérôme Lejeune chào đời năm 1926 tại vùng ngoại ô Montrouge ở phía nam Paris (Pháp). Ông là một trong ba con trai của gia đình tín hữu nhiệt thành. Khi còn bé, Jérôme đặc biệt gần gũi với người anh tên Phillippe, và quan hệ của họ luôn khắng khít cho đến tận ngày ông Jérôme về với Chúa vào năm 1994. Ba của Jérôme, ông Pierre Lejeune muốn các con trai không những thích đọc sách mà còn thừa hưởng trọn vẹn những điều tích cực từ nền giáo dục của phương Tây. Ông dạy cho các con tiếng Latinh, Hy Lạp, khuyến khích sự phát triển trí tưởng tượng bằng cách đọc các thiên anh hùng ca của tác giả Hy Lạp cổ đại Homer và truyện ngụ ngôn Aesop cho các con nghe.

Nhờ vào sự kiên trì của người cha, các con trai của ông mặc sức để trí tưởng tượng bay bổng và soạn nhiều vở kịch cho bạn bè và láng giềng. Khi thế chiến thứ hai ập đến, ông Pierre cho các con nghỉ học vì lý do an toàn, nhưng tiếp tục mở một thư viện chuyên về văn chương tiếng Latinh, Hy Lạp và Pháp cho các con. Nói cách khác, ba anh em Jérôme chuyển sang tự học. Khi Jérôme tham gia thi tú tài ở trường, thầy giáo chấm điểm nhận xét rằng ông đọc vanh vách về tác phẩm của triết gia Cicero bằng tiếng Latinh “như thể người khác đang đọc báo”.

Theo ghi chép của gia đình Lejeune, trong giai đoạn này, ông Jérôme muốn theo ngành y sau khi đọc câu chuyện cuộc đời vô cùng ấn tượng của bác sĩ Benassis trong tiểu thuyết “Bác sĩ vùng nông thôn” của tác giả Balzac. Nhà bác học - triết gia Blaise Pascal cũng có ảnh hưởng sâu rộng đối với cuộc đời ông, và ông Jérôme vẫn thường xuyên trích lời Pascal trong suốt cuộc đời mình.

Đấng đáng kính Jérôme Lejeune có nhiều đức tính và tài năng thiên bẩm, theo thời gian được mài giũa để trở thành một học giả danh tiếng, với một trái tim biết đồng cảm, một đầu óc sáng tạo và luôn tò mò. Sau khi tốt nghiệp ngành y, trở thành bác sĩ, ông bắt đầu làm việc tại phòng khám nhi khoa của bác sĩ Raymond Turpin. Tại đây, ông tiếp xúc một số bệnh nhi mắc hội chứng Down và cho rằng phải có gì đó xảy ra trong gien di truyền dẫn đến tình trạng của các bệnh nhi đặc biệt này.

Phát hiện nguyên nhân gây bệnh Down

Sau thời chiến, nước Pháp khan hiếm đủ thứ. Phòng thí nghiệm của bác sĩ Turpin chỉ có một kính hiển vi cũ kỹ. Bác sĩ Jérôme phải dùng đến những tờ giấy gói sôcôla để chèn vào những chỗ bị lỏng lẻo của thiết bị. Dù thiếu thốn, ông cương quyết đặt mục tiêu phải chứng minh được hội chứng Down là tình trạng di truyền. Nhờ vào biện pháp nuôi cấy tế bào và nhuộm mô do đồng nghiệp Marthe Gautier từ Mỹ mang về Pháp, họ có thể quan sát nhân tế bào để theo dõi từng nhiễm sắc thể.

Với việc tiếp tục phát triển kỹ thuật nhiễm sắc thể đồ (tạo ra hình ảnh của các nhiễm sắc thể), bác sĩ Jérôme nhận ra rằng ông có thể phóng to hình ảnh, kế đến cắt và dán từng cặp nhiễm sắc thể lên một tờ giấy, từ lớn đến nhỏ. Nhờ phương pháp này, ông phát hiện có đến 3 nhiễm sắc thể số 21 ở một bệnh nhi mắc hội chứng Down. Đây là phát hiện diễn ra và được chứng minh tại phòng thí nghiệm của ông vào năm 1958, và báo cáo của ông được xuất bản trên Annales de génétique (Tập san Di truyền học) năm 1959 với bác sĩ Jérôme Lejeune là tác giả chính, kế đến là đồng tác giả Turpin và Gautier.

Lịch sử đã được thiết lập, và ngành nghiên cứu tế bào học ra đời. Bên cạnh việc chứng minh được một số tình trạng khuyết tật có nguồn gốc di truyền, cách tiếp cận của ông Jérôme đã thay đổi hoàn toàn cách thức phát triển và điều trị những căn bệnh cụ thể. Sau công trình nghiên cứu hội chứng Down, bác sĩ Jérôme tiếp tục tìm ra nguyên nhân của những khuyết tật do di truyền khác, như hội chứng Cri-du-chat, hội chứng mất đoạn 18q, và tình trạng bộ ba của các nhiễm sắc thể số 8 và số 9. Nhờ vào các phát hiện trên, nhiều người gọi ông là “cha đẻ của di truyền học hiện đại”.

Thành tựu của bác sĩ Jérôme Lejeune

Năm 1929, trẻ mắc hội chứng Down chỉ sống trung bình được đến 9 tuổi. Từ đó đến nay, khiếm khuyết về trí thông minh, tăng trưởng kém, vấn đề tim mạch và thị lực tiếp tục gây ảnh hưởng cho cuộc sống của bệnh nhi mắc chứng này, tuy nhiên, điểm vô cùng khác biệt là tuổi thọ trung bình của người bị hội chứng Down hiện tăng lên 60 năm. Ðây là thành tựu phản ánh nỗ lực và công sức của bác sĩ Jérôme Lejeune vào thời của ông, cũng như những người nối tiếp sau khi ông qua đời năm 1994 nhằm cải thiện cuộc sống của người bị Down. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống.

HỒNG HOANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
Nối dài chuỗi xuất hiện bất ngờ trong tuần qua, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 13.4 đã chào những người tham gia Chúa nhật Lễ Lá ở quảng trường Thánh Phêrô.
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Đức cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, hiện là giám mục cao niên nhất thế giới, một chứng nhân sống động của lịch sử Giáo hội Công giáo
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Trong thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, kêu gọi người Công giáo thể hiện tình liên đới với Myanmar sau trận động đất 7,7 độ Richter ngày 28.3.2025
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
“Chúc Tuần Thánh tốt lành!”
Nối dài chuỗi xuất hiện bất ngờ trong tuần qua, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 13.4 đã chào những người tham gia Chúa nhật Lễ Lá ở quảng trường Thánh Phêrô.
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Vị giám mục cao niên nhất thế giới
Đức cha José de Jesús Sahagún de la Parra, 103 tuổi, hiện là giám mục cao niên nhất thế giới, một chứng nhân sống động của lịch sử Giáo hội Công giáo
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Đức Tổng Giám mục Tokyo kêu gọi lòng trắc ẩn đối với Myanmar
Trong thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, kêu gọi người Công giáo thể hiện tình liên đới với Myanmar sau trận động đất 7,7 độ Richter ngày 28.3.2025
Sắc lệnh mới về thánh lễ và ý lễ: minh bạch và tôn trọng ý nguyện tín hữu
Sắc lệnh mới về thánh lễ và ý lễ: minh bạch và tôn trọng ý nguyện tín hữu
Bộ Giáo sĩ vừa ban hành sắc lệnh mới, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn ngày 13.4.2025, cập nhật quy định về ý lễ và bổng lễ, nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác và tôn trọng ý nguyện của tín hữu. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực...
Lễ Lá tại Giêrusalem
Lễ Lá tại Giêrusalem
Thánh lễ do Đức Hồng y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công giáo Latinh Giêrusalem, chủ tế tại nhà thờ Mộ Thánh Chúa.
Lễ Lá năm 2025 tại Vatican
Lễ Lá năm 2025 tại Vatican
Thánh lễ do Đức Hồng y Leonardo Sandri chủ tế tại quảng trường Thánh Phêrô, với sự tham dự của các vị hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân.
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi Seoul kỷ niệm 50 năm thành lập
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi Seoul kỷ niệm 50 năm thành lập
Hiệp hội Hỗ trợ Ơn gọi thuộc Tổng Giáo phận Seoul (Hàn Quốc) vừa kỷ niệm 50 năm thành lập bằng thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Chánh tòa Myeongdong vào ngày 3.4.2025, do Đức Tổng Giám mục Peter Soon-taick Chung chủ sự.
Tưởng niệm 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II về với Chúa
Tưởng niệm 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II về với Chúa
Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô vào ngày 2.4.2025, để tưởng niệm 20 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời (2.4.2005).
Đức Hồng y Aveline: Người nghèo là ưu tiên của Giáo hội tại Pháp
Đức Hồng y Aveline: Người nghèo là ưu tiên của Giáo hội tại Pháp
Ngày 2.4.2025, Đức Hồng y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục TGP Marseille, được bầu làm tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp tại Đại hội mùa xuân diễn ra ở Trung tâm Thánh Mẫu Lộ Đức.