Ðất Thánh dần mở cửa trở lại

Các địa điểm thiêng liêng của Kitô giáo ở Israel và Palestine đang mở cửa lại một cách thận trọng, tránh nguy cơ xảy ra “làn sóng thứ hai” của dịch Covid-19.

Từ giữa tháng 5, chính phủ Israel và Palestine đã bắt đầu cho các sinh hoạt tôn giáo có cộng đoàn tham dự được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đây là khu vực vô cùng phức tạp về địa chính trị, với những địa phương hiện vẫn là vùng bị chiếm đóng hoặc vùng đang tranh chấp, như Bờ Tây, nên các chính sách về phòng chống Covid-19 cũng không đồng nhất, dù ở sát cạnh nhau. Trong thư gởi cộng đoàn Dân Chúa ngày 25.5, Ðức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa, Giám quản Tông tòa Tòa Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem phân tích: “Hiện nay, Tòa Thượng phụ không thể đưa ra một hướng dẫn cụ thể về giai đoạn mở cửa trở lại cho toàn địa phận, bởi vì ở từng địa phương, quy định của chính quyền có thể rất khác nhau. Ngoài ra, những quy định đó cũng cập nhật liên tục. Tôi không thể thảo thư mục vụ mỗi khi có một thay đổi mới”.

Ðức cha Pizzaballa đề nghị các linh mục chánh xứ phối hợp chặt chẽ với các vị đại diện của Tòa Thượng phụ Công giáo Latinh ở Giêrusalem, xử lý linh động, “thích ứng với từng trường hợp”, để sinh hoạt mục vụ có thể trở lại và vẫn tuân đúng quy định của địa phương. Theo vị Giám quản Tông tòa, các ngôi thánh đường được mở cửa trở lại, nhưng việc đón tiếp các tín hữu chắc chắn vẫn còn khác xa so với trước dịch, chẳng hạn số lượng người có mặt cùng một lúc bị hạn chế và phải đáp ứng nhiều nguyên tắc về vệ sinh.

Nhà thờ Mộ Thánh - ảnh: ANSA

Dời ngày mở cửa nhà thờ Mộ Thánh

Minh họa rõ ràng nhất cho thư mục vụ của Ðức cha Pizzaballa là việc nhà thờ Mộ Thánh - công trình được dựng lên xung quanh rìa đá từng đặt di hài của Chúa Giêsu trước khi ngài Phục Sinh - đã phải dời ngày mở cửa lại với công chúng từ 24.5 như thông báo ban đầu sang ngày 27.5. Sáng 24.5, nhiều tín hữu có mặt trước ngôi thánh đường này đã phải quay về trong tiếc nuối. Theo AFP, nguyên nhân của việc dời lại là do các vị đại diện của 3 tôn giáo coi sóc nhà thờ Mộ Thánh (Công giáo, Chính Thống giáo Hy Lạp và Chính Thống giáo Armenia) cần thêm thời gian để tổ chức việc mở cửa với những quy định về phòng dịch: cùng lúc chỉ tối đa 50 người được vào; không chấp nhận những người bị sốt hoặc có triệu chứng bệnh; bắt buộc đeo khẩu trang; mỗi tín hữu cần giữ khoảng cách 2m với người xung quanh; tránh các “tiếp xúc trực tiếp” khi muốn bày tỏ lòng thành kính: không được sờ chạm hoặc hôn các bức tượng, đá của công trình Mộ Thánh…

Vì những khó khăn này nên khi nhà thờ được mở lại sau hơn hai tháng đóng cửa (từ 25.3), ngoài niềm vui, còn có cả sự cẩn trọng. Cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Ðất Thánh, giải thích: “Việc mở cửa sẽ diễn ra dần dần, theo từng bước, như thỏa thuận với chính quyền địa phương. Giai đoạn chuyển tiếp sau phong tỏa đã giúp chúng tôi tự đánh giá rằng có đủ khả năng kiểm soát việc đón tiếp trở lại các tín hữu một cách an toàn hay không. Việc này ở Thánh Ðịa thì phức tạp hơn, vì tại nơi khác, một địa điểm tôn giáo thường chỉ do một cộng đoàn coi sóc, còn ở đây có đến 3 cộng đoàn quản lý”. Các tu sĩ Phanxicô được chính thức giao phó nhiệm vụ quản thủ Thánh Ðịa từ năm 1342, dưới triều đại của Ðức Giáo Hoàng Clemente VI, và liên tục hiện diện cho đến ngày nay.

Cha Salvador Rosas Flores, Bề trên Tu viện Mộ Thánh của dòng Phanxicô cho biết, các tín hữu đến viếng điểm hành hương thiêng liêng này sẽ nhận ra một số điểm khác biệt so với “trước Covid-19”. Cửa của ngôi thánh đường chỉ mở một phần để hạn chế số lượng người vào và vẫn còn một số khu vực trong công trình Mộ Thánh hiện công chúng chưa thể đến viếng. Bên trong thánh đường, các chai rửa tay khô được để sẵn và khách hành hương ra vô thì được “nhắc nhở nhẹ nhàng về việc đeo khẩu trang”. Những biện pháp này nhằm “bảo vệ an toàn cho tất cả: người ở ngoài vào và các tu sĩ sống trong khuôn viên nhà thờ Mộ Thánh”. Dù đã và đang trải qua nhiều khó khăn, nhưng cha Flores nhấn mạnh: “Niềm hy vọng vẫn luôn đồng hành với chúng tôi. Ngay cả khi nhà thờ Mộ Thánh tạm đóng cửa vì dịch, chúng tôi dâng lễ hằng ngày, và vẫn giữ vững niềm hy vọng vào ngày mở cửa trở lại, được đón nhận các Kitô hữu, được giới thiệu về Ðất Thánh…”.

Thăm viếng và cầu nguyện sau khi nhà thờ Mộ Thánh mở cửa lại - ảnh: CTS

3 tháng chờ mong

Cùng với nhà thờ Mộ Thánh, nhà thờ Giáng Sinh - xây dựng ở nơi Chúa Hài Ðồng giáng trần - ở thành phố Bêlem, thuộc Bờ Tây, là một trong những điểm hành hương quan trọng nhất đối với các Kitô hữu. Ngày 26.5 vừa qua là một ngày trọng đại vì ngôi thánh đường này được sinh hoạt cộng đồng trở lại, sau gần 3 tháng phải tạm ngưng vì dịch Covid-19, với các biện pháp phòng dịch tương tự như nhà thờ Mộ Thánh. Theo AFP, các vị đại diện của ba tôn giáo coi sóc nhà thờ Giáng Sinh (Công giáo, Chính Thống giáo Hy Lạp và Chính Thống giáo Armenia) đã có mặt để cùng mở cánh cửa gỗ vào lúc 6g30 (tức 10g30, giờ VN) và chào đón những tín hữu đầu tiên. AFP dẫn lời Bộ trưởng Du lịch Palestine Rola Maaya nhận định: “Việc mở cửa lại ngôi thánh đường là tín hiệu hy vọng rằng cơn đại dịch đã bị khống chế. Chúng tôi mong nhà thờ Giáng Sinh sẽ lại có thể đón chào hàng triệu khách hành hương như những năm trước”.

Nhà thờ Giáng Sinh, một trong những nhà thờ cổ nhất thế giới, đã phải tạm đóng cửa từ ngày 5.3 sau khi phát hiện ổ dịch là một nhóm du khách người Hy Lạp bị nhiễm SARS-CoV-2 đã đến viếng nơi đây trước đó vài ngày. Các vị quản lý ngôi thánh đường đã phải cho khử trùng toàn bộ và sau đó tạm ngưng đón tiếp công chúng. Chính quyền Palestine cũng nhanh chóng thực hiện cách ly, phong tỏa ở khu vực Bờ Tây để ngăn chặn đà lây lan của siêu vi Corona.

Mở cửa lại nhà thờ Giáng Sinh - ảnh: AFP

Thành phố Bêlem vốn đã bị cô lập bởi các bức tường phân cách do Israel xây dựng để bảo vệ khu vực mà nước này quản lý, trong giai đoạn chống dịch Covid-19 lại càng quạnh hiu vì không còn các tín hữu và khách hành hương. Nhà thờ đóng cửa, quảng trường Máng Cỏ và những con đường nhỏ xung quanh không một bóng người. Khách sạn, hàng quán đều ngưng kinh doanh. Kinh tế địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong một thông cáo hồi tháng 3, Ðức Tổng Giám mục Pizzaballa mời gọi các tín hữu bày tỏ tình liên đới và cầu nguyện cho người dân Bêlem, đặc biệt là “những người thất nghiệp, những gia đình vốn đã sống trong cảnh bấp bênh, nay lại đối mặt với nhiều khó khăn hơn vì khủng hoảng kinh tế và xã hội”. Nhà thờ Giáng Sinh mở cửa trở lại, thành Bêlem cũng sẽ hồi sinh.

Lan Chi

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.