Diana, cô chó ở Vatican

Với Ðức Hồng y Domenico Calcagno, Diana không chỉ là vật nuôi mà thật sự là bạn thân, đã theo ngài khắp nơi, kể cả khi về sống tại Vatican.

Diana cực kỳ nổi tiếng vì đây là con chó duy nhất chính thức được phép sống tự do tại Tòa Thánh. Hình ảnh, hồ sơ thú y của cô chó lai Labrador này được lưu trong dữ liệu an ninh của lực lượng lính gác Thụy Sĩ. Theo tạp chí Paris Match, Ðức Hồng y Calcagno nuôi Diana từ 11 năm trước khi ngài được Ðức Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Chủ tịch Cơ quan Quản lý Di sản Tòa Thánh (APSA, nơi đang được cải tổ để dần trở thành ngân hàng trung ương của Vatican) vào năm 2011. Với trọng trách này, vị hồng y phải chuyển về ở trong thành quốc Vatican, vốn cấm nuôi chó. Chỉ một số trường hợp đặc biệt, như cảnh khuyển, quân khuyển hoặc chú chó của người thợ điện mới được ra vào Tòa Thánh ngắn hạn để làm nhiệm vụ. Nhưng Ðức Calcagno quá yêu quý Diana, ngài không thể bỏ lại “bạn bốn chân” của mình nên sau cùng đã được đặc cách. Gắn bó như thế nên sau khi Diana chết vì đã quá già cách đây vài tháng, vị hồng y luôn giữ hình ảnh của chó cưng trên bàn làm việc như một kỷ niệm đẹp.

Món quà của Chúa

Diana rất khôn và cực kỳ thân thiện. Ðó là một trong những lý do mà nó được phép đi lại tự do giữa Vatican cổ kính. Trong khi đó, mọi con chó khác khi được cho vào Tòa Thánh đều phải có dây buộc. Ðức Hồng y Calcagno luôn kể về Diana với giọng đầy yêu thương: “Nó chỉ sủa khi tôi không hiểu ý nó, còn bình thường thì rất hiền hòa”. Trên bàn làm việc của ngài tại APSA, giữa những tập tài liệu liên quan đến công việc là một cuốn tự điển dày về chó và những tấm hình ngài chụp chung với các vị giáo hoàng, ở bên cạnh là Diana. Ðức Calcagno được các giáo dân gọi là “vị hồng y của thôn quê” vì là người gốc Piedmont, miền dân dã bên dưới dãy Alps ở tây bắc Ý. Vốn gốc gác “hương đồng gió nội”, ngài sống giản dị, rất yêu thiên nhiên, gần gũi với các loài vật, đặc biệt là chó. Và đương nhiên, đặc biệt nhất là Diana: “Có lẽ nó có mọi tính tốt của loài chó. Diana tuyệt đối trung thành với chủ. Nó thích nghi với nhịp làm việc của tôi. Nó ăn mọi thứ mà tôi chia cho theo khẩu phần của mình: rau củ, nui, mì, rất ít thịt. Nó ngoan, nói đúng hơn là rất “kiên cường” khi không bao giờ đụng đến xúc xích khô tôi để trong bếp”.

Ðức Hồng y Calcagno kể, khi ngài còn ở trong căn hộ thuộc chung cư trên đường Aurelia (Rome), một đêm, sét đánh trúng tòa nhà gần đó làm toàn khu vực bị cúp điện. Khu chung cư mở tạm máy phát điện. Nhưng kỳ lạ là dù đèn đã sáng trở lại, Diana cứ chạy ra chạy vô, sủa không ngừng cho đến khi vị hồng y chịu đi theo nó đến chỗ một can xăng dầu bị đổ lênh láng. Kế bên là khu vực điều khiển hệ thống điện của Ðài truyền hình TV 2000 (trực thuộc Hội đồng Giám mục Ý). Nếu không phát hiện kịp thời, có thể trụ sở của TV 2000 sẽ bị cháy và nhiều tư liệu quý đã thành tro bụi. Khứu giác tinh tế của Diana đã góp công lớn. Sự nhạy bén của cô chó còn thể hiện vào đêm trước khi xảy ra trận động đất kinh hoàng ở Aquila (6.4.2009), nó đã run rẩy rất lâu, điều mà vị hồng y “chưa từng thấy” trước đó. Ðức Calcagno chia sẻ đầy xúc động: “Một con chó tuyệt vời. Nó đã làm tôi thật hạnh phúc. Ðến tận bây giờ, khi Diana không còn nữa, mỗi khi cầu nguyện, tôi vẫn tạ ơn Chúa vì món quà của ngài”.

Gặp nhiều vị giáo hoàng

Trừ khi làm việc, hội họp hoặc dâng lễ, hầu như đi đâu, vị Chủ tịch APSA cũng dẫn cô chó cưng của mình theo. Vì vậy, Diana rất rành trang phục của ngài: “Nếu nó thấy tôi soạn vali hay mặc đồ màu đỏ thì biết là tôi không thể dắt theo nên ở yên trong nhà. Nhưng nếu thấy tôi mặc trang phục làm việc thường ngày, Diana sẽ đi về phía thang máy rồi đứng đó vẫy đuôi đợi. Chúng tôi như hình với bóng. Tôi dẫn nó theo khi đi xe, đi bộ ở khắp nơi”. Diana đã nhiều lần theo Ðức Calcagno đi thăm Ðức Bênêđictô XVI, cả khi ngài đã thoái vị và về sống tại tu viện Mater Ecclesiae. Cô chó may mắn cũng đã được gặp Ðức Phanxicô và rất được ngài quý mến.

Những năm gần đây, vì đã quá già, Diana hay bị bệnh và tình trạng ngày càng trầm trọng. Hồi cuối tháng 2 vừa qua, khi Ðức Thánh Cha chuẩn bị đưa các hồng y đi thị trấn Ariccia, cách Rome khoảng 30 cây số để tĩnh tâm mùa Chay, ngài phát hiện vẻ mặt Ðức Hồng y Calcagno rất buồn và lo lắng. Ðức Phanxicô hiểu chuyện gì đang xảy ra, ngài nhắn nhủ: “Anh cứ cầu nguyện và hãy ở nhà. Diana rất cần sự có mặt của anh”. Những lời lẽ đầy lòng khoan dung, cảm thông của vị chủ chăn mà Ðức Calcagno “không bao giờ quên được”. Vài tuần sau, với linh cảm của loài vật, Diana biết nó sắp phải rời xa chủ mãi mãi nên nằm lánh ở hàng hiên. Ðức Hồng y Calcagno đã có mặt cạnh bên, ôm nó vào lòng. Diana ra đi trong vòng tay của ngài.

Quá đau buồn, ngài không thể đến thông báo với lính gác Thụy Sĩ để xóa hình Diana khỏi hệ thống kiểm tra an ninh của Vatican mà nhờ bác sĩ thú y làm giúp. Khi đã bình tâm hơn, ngài đến tu viện Mater Ecclesiae để báo tin buồn. Ðức Bênêđictô XVI an ủi: “Thế nào cũng có một thiên đường dành cho loài vật, cho chó, mèo… Tôi không biết rõ nhưng đó là một vùng trời mới, một vùng đất mới”.

LAN CHI

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Nỗi ám ảnh mang tên hóa chất vĩnh cửu
Nỗi ám ảnh mang tên hóa chất vĩnh cửu
Nếu một thế kỷ trước, các hóa chất vĩnh cửu như PFAS hoàn toàn không tồn tại trong thiên nhiên, thì ngày nay chúng xâm nhập môi trường, từ những túi nước ngầm đến băng tuyết Nam Cực.