Đóng cửa nhiều nhà thờ ở New York, gợi mở điều gì?

Từ ngày 1.8.2015, giáo phận New York chỉ còn 211 giáo xứ thay vì 368. Trong số 368 giáo xứ, có 112 giáo xứ được gộp thành 55 xứ đạo và sẽ có ít nhất 31 nhà thờ bị đóng cửa. Hôm 2.11.2014, Đức Hồng y Timothy Dolan cho biết việc tổ chức lại cơ cấu giáo phận như thế là điều đau thương, nhưng cần thiết để củng cố Giáo hội Công giáo trong lãnh thổ Tổng giáo phận, trong đó cũng nhắm đến việc tiết kiệm ngân quỹ, đưa các nhà thờ và linh mục đến các vùng ngoại vi thành phố, nơi số người Công giáo đang tăng trưởng.

Nhà thờ thánh Saint Patrick ở New York. Ảnh minh hoạ

Việc đóng cửa hay sáp nhập các giáo xứ hay nhà thờ, không phải là hiện tượng mới nhưng đâu là các nhân tố dẫn đến tình trạng như thế này? Linh mục George Rutler, đang phụ trách hai nhà thờ Các Thánh Anh Hài và nhà thờ Thánh Michael cũng chịu chung số phận trong kế hoạch cải tổ, cho rằng một trong các yếu tố, là sự đi xuống của đời sống Công giáo, cho dù theo một phân tích mới đây là dân số Công giáo ở New York, vẫn y hệt cách đây 70 năm. Rõ ràng không có sự sụt giảm về mặt dân số, nhưng có sự suy giảm về đời sống Công giáo, và có đủ mọi lý do cho chuyện này. Con số tham dự thánh lễ ở New York là khoảng 12%. Như thế là giảm 50% kể từ thời Công đồng Vatican II. Không một ai nhắc đến chuyện này. “Cần phải nghiên cứu cho ra lẽ vì sao thành phố New York, vốn đầy sinh lực về mặt văn hóa nhưng lại đang lịm đi về mặt thiêng liêng”, linh mục George Rutler nhấn mạnh.

Một nhân tố khác nữa là sự thiếu hụt linh mục. Vị chánh xứ Các Thánh Anh Hài chia sẻ: “Thật lạ khi chúng ta đang ở đây, thành phố New York, trái tim vũ trụ – tôi nói từ tình cảm của một người con New York – chúng ta lại có ít ơn gọi linh mục. Ở giáo xứ trước đây của tôi, trong thời gian 12 năm tôi ở đó, có chín người vào chủng viện. Tôi nghĩ điều đáng phải chú ý là ngày càng nhiều người trẻ gia nhập các dòng tu hơn là làm linh mục giáo phận. Tất nhiên, các dòng tu có những nét mục vụ riêng, nhưng tôi nghĩ một vài người đáng ra nên theo linh mục triều thì lại nhập dòng, vì họ thấy tình trạng ở địa phương mình quá nhạt nhẽo. Các dòng tu thường đầy ‘thách thức’ hơn”.

Phía bên trong nhà thờ thánhSaint Patrick

Linh mục George Rutler cũng đưa ra những suy tư trong việc hồi sinh đời sống Công giáo hệ tại ở việc Giáo hội phải là người thách thức các sai lầm của xã hội, cổ vũ giáo dân mặc lấy một nếp sống lan tỏa những tác động tích cực đến tha nhân: “Đừng cố làm vừa lòng mọi người, nhưng là làm sao cho có tác động đến người khác. Hiện đang có sự thế tục hóa đời sống tôn giáo”. Một công cụ phúc âm hóa hàng đầu của Giáo hội là phụng vụ. Khi phụng vụ trở nên nhạt nhẽo, thì người uể oải. Người trẻ không muốn đến một nhà thờ với những ông già 70 tuổi hát các bài thánh ca rất dở. Cần cải tổ phụng vụ ra sao để giúp mọi người thấy rằng “phụng vụ là tiếng Chúa kêu gọi đoàn dân và là tiếng đáp trả của giáo dân. Phụng vụ là mối liên kết chính cho mọi người”.

Quốc Việt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm ngày ban hành Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp mời gọi các bạn trẻ thắp lại niềm hy vọng, bắt đầu lại từ lời loan báo “Chúa Kitô hằng sống”.
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Cuộc rước Lễ Lá 24.3.2024 đã trở thành sự kiện lịch sử ở thị trấn Mongu, Zambia, với sự tham gia của các tín hữu Tin Lành và tín hữu Công giáo, thể hiện tinh thần đại kết Kitô giáo.
Rước Lá đón hòa bình
Rước Lá đón hòa bình
Trong thư được công bố vào Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, kêu gọi chấm dứt những đêm dài xung đột và sợ hãi, đồng thời mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa...
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm Tông huấn Christus vivit
Kỷ niệm 5 năm ngày ban hành Tông huấn Christus vivit - Chúa Kitô đang sống, Đức Thánh Cha Phanxicô gởi sứ điệp mời gọi các bạn trẻ thắp lại niềm hy vọng, bắt đầu lại từ lời loan báo “Chúa Kitô hằng sống”.
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Lễ Lá đại kết ở Zambia
Cuộc rước Lễ Lá 24.3.2024 đã trở thành sự kiện lịch sử ở thị trấn Mongu, Zambia, với sự tham gia của các tín hữu Tin Lành và tín hữu Công giáo, thể hiện tinh thần đại kết Kitô giáo.
Rước Lá đón hòa bình
Rước Lá đón hòa bình
Trong thư được công bố vào Chúa nhật Lễ Lá, Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, kêu gọi chấm dứt những đêm dài xung đột và sợ hãi, đồng thời mời gọi các tín hữu cầu nguyện xin Chúa...
Tín dụng xã hội cho người cần giúp đỡ
Tín dụng xã hội cho người cần giúp đỡ
Hướng về Năm Thánh 2025, qua Caritas, Giáo hội Ý đang chuẩn bị dự án vi tín dụng xã hội, để hỗ trợ những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng thông thường.
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
1.700 người lãnh nhận Bí tích Rửa tội ở Malaysia
Trong đêm vọng Phục Sinh 2024, Giáo hội tại Malaysia có hơn 1.700 dự tòng lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Trong những năm gần đây, số người trưởng thành xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội gia tăng tại Malaysia.
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Cuộc hành hương Laudato Si ở Bangladesh
Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình Bangladesh đã tổ chức cuộc hành hương “Laudato si Quốc gia”, cổ vũ chăm sóc thiên nhiên và môi trường, cũng như nhận thức được vai trò của mỗi người trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Thay đổi lối sống tiêu dùng và hưởng thụ
Đức Giám mục Hormat mời gọi tất cả tín hữu thay đổi suy nghĩ để trở nên toàn diện và hài hòa, coi vũ trụ, con người và Đấng Tạo Hóa đều ở trong một mạng lưới liên kết với nhau và hình thành nên một gia đình phổ quát.
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Hiệp lòng dập tắt lửa oán ghét
Nhân tháng Ramadan của Hồi giáo (11.3 - 10.4.2024), Tòa Thánh đã công bố sứ điệp chúc mừng các tín hữu Hồi giáo trên thế giới, và kêu gọi cùng nhau dập tắt ngọn lửa chiến tranh và thắp lên ngọn nến hòa bình.
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Giám mục Philippines lên tiếng bảo vệ Ðồi Sôcôla
Đức cha Alberto Sy Uy, Giám mục giáo phận Tagbilaran ở Philippines đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn Đồi Sôcôla (Chocolate Hills), sau khi một khu nghỉ dưỡng gây tranh cãi ở khu vực này tạm thời ngừng hoạt động vào ngày 15.3.2024