Ðức cha Christian Carlassare của Nam Sudan bị tấn công

Sáng 26.4, Đức cha Christian Carlassare, Giám mục giáo phận Rumbek, Nam Sudan đã bị hai người lạ mặt tấn công bằng súng. Đức cha bị thương ở chân và đang được điều trị ở bệnh viện Nairobi. Sau khi vụ việc xảy ra, ngay lập tức Đức cha Carlassare đã báo cho gia đình và bề trên của dòng Truyền giáo Comboni ở Ý với những lời trấn an: “Đừng cầu nguyện nhiều cho tôi, nhưng cho người dân Rumbek, những người phải chịu nhiều đau khổ hơn tôi”. Đức cha Carlassare sinh năm 1977, là giám mục người Ý. Ngài đã làm việc tại Nam Sudan từ năm 2004, cũng là năm ngài được thụ phong linh mục. Ngày 8.3.2021, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Rumbek. Đức cha Carlassare đã dấn thân nhiều năm cho nỗ lực xây dựng hòa bình ở Nam Sudan, không ngừng hướng tới những người trẻ và các bộ tộc, kêu gọi họ hợp tác và từ bỏ hận thù.

10 chân phước chứng nhân đức tin của Guatemala

Ðức cha Rosolino Bianchetti Boffelli, Giám mục Quiché đã chủ sự thánh lễ tuyên phong chân phước 10 chứng nhân đức tin - gồm 3 linh mục dòng Thừa sai Thánh Tâm và 7 giáo dân, trong đó có thiếu niên Juan Barrera Méndez, 12 tuổi. Buổi lễ diễn ra ngày 23.4.2021, tại nhà thờ Chánh tòa Thánh Giá ở Quiché, với sự hiện diện của đông đảo giáo dân. Đức Hồng y Alvaro Ramazzini, đại diện Đức Thánh Cha, đã không có mặt vì lý do sức khỏe. Sứ thần Tòa thánh tại Guatemala, Đức Tổng Giám mục Montecillo Padilla, đã đọc thư trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định các chân phước là những nhân chứng anh hùng cho công lý, tình yêu và sự tha thứ. Các tân chân phước đã bị sát hại vào giai đoạn giữa thập niên 1980 và 1991 vì trung thành với đức tin. Từ năm 1960 đến năm 1996, Guatemala đã lâm vào cảnh xung đột giữa các phe phái. Những năm 1980, Giáo hội bắt đầu chịu đựng một cuộc đàn áp vì bảo vệ phẩm giá và quyền của người nghèo. Mười vị tử đạo không ngần ngại tham gia vào việc tái loan báo Tin Mừng, được tổ chức Công giáo Tiến hành khởi xướng. Các vị đi khắp các cộng đoàn để trợ giúp người khốn khổ.

Ðảm bảo bữa ăn học đường cho 1,5 triệu trẻ em Venezuela

Giáo hội Venezuela và Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP), làm việc cùng nhau để đảm bảo bữa ăn học đường cho 1,5 triệu trẻ em. Đây là kết quả từ cuộc gặp gỡ ngày 20.4.2021 giữa Đức Hồng y Baltazar Porras, Tổng Giám mục Merida, và ông David Beasley, Giám đốc điều hành WFP. Hai vị đã gặp nhau vào ngày 20.4 để trao đổi thông tin về tình hình ở Venezuela.

Nhà bếp cộng đồng ở Philippines

Giáo phận Kalookan đưa ra sáng kiến “Nhà bếp cộng đồng” để giúp thực phẩm cho người có nhu cầu trong thời dịch Covid-19. Sáng kiến này hoạt động theo phương châm: “Chia sẻ những gì bạn có thể, lấy những gì bạn cần. Đó không phải là từ thiện, mà là sự giúp đỡ lẫn nhau”. Đức cha Pablo Virgilio David, Giám mục giáo phận Kalookan gọi đây là hành động theo gương cộng đồng Kitô hữu đầu tiên thời các tông đồ. Sáng kiến ​​này mang tính giáo dục về ý thức đoàn kết và bác ái vì nó khuyến khích các tín hữu không chỉ nghĩ đến mình mà còn nghĩ đến hạnh phúc của tha nhân. Vị chủ chăn giáo phận Kalookan vui mừng khi “nhà bếp cộng đồng” xuất hiện nhiều trong giáo phận và trên khắp đất Philippines “đã nuôi sống hơn 5.000 người. Đó không phải là một phép màu sao?”.

14 linh mục Công giáo Ấn Ðộ đã chết vì Covid-19

Chỉ trong vòng bốn ngày, từ 20 đến 23.4.2021, có 14 linh mục Công giáo Ấn Ðộ đã chết vì Covid-19. Hiện nay, nước này lâm vào tình trạng nguy kịch vì đại dịch. Ngày 22.4 là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 300.000 ca/ngày, sau chuỗi 8 ngày liên tiếp có số ca nhiễm mới trên 200.000 ca/ngày. Theo linh mục Cedric Prakash, dòng Tên, Ấn Độ đang phải đối mặt với thảm họa do không thể hạn chế các cuộc tụ tập công cộng không cần thiết. Hiện nay, các Giáo hội Kitô ở Ấn Độ đã tham gia vào nỗ lực cứu trợ rộng lớn, nâng đỡ những người dễ bị tổn thương nhất bằng các nguồn lực địa phương và cung cấp thực phẩm cho những người bị mất sinh kế.

Ðức Thánh Cha sẽ nhóm công nghị phong thánh

Ngày 3.5, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ nhóm công nghị hồng y về việc phong hiển thánh cho bảy vị chân phước, trong đó có chân phước linh mục Charles de Foucauld. Từ linh đạo của cha Charles de Foucauld đã sinh ra dòng tiểu đệ và tiểu muội Chúa Giêsu. Ðứng đầu danh sách là chân phước Lazzaro Devasahayam Pilla, giáo dân tử đạo năm 1752, tại Ấn Ðộ. Sáu vị còn lại là những người đã sáng lập các dòng tu.

Gia đình nuôi dưỡng ơn gọi hiến thân ở Bangladesh

Ở Bangladesh, có 26 phó tế được phong chức linh mục vào năm 2020. Đây là con số cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Giáo hội tại đây. Linh mục Patrick Simon Gomes, Giám đốc Đại Chủng viện Chúa Thánh Thần, đại chủng viện quốc gia duy nhất ở Bangladesh, nhận định thành quả này đến từ gia đình là nơi vun trồng ơn gọi linh mục. Trong số 26 linh mục mới được thụ phong, có 18 linh mục giáo phận, 6 linh mục thuộc dòng Thánh Giá, một linh mục dòng Tên và một linh mục thuộc Hội Giáo hoàng Truyền giáo Milan (PIME). Vị Giám đốc Đại Chủng viện nhận định nếu trong một năm có nhiều tân linh mục thì cũng cần “nhiều thợ mới trong vườn nho của Chúa”. Trong 15 năm gần đây, đã có một số lớn nam sinh gia nhập chủng viện nhờ sự khuyến khích cổ vũ từ gia đình. Ngày nay, Bangladesh có 600.000 Kitô hữu trong đó có 350.000 tín hữu Công giáo, trên tổng số 160 triệu dân. Giáo hội Công giáo tại Bangladesh có 2 tổng giáo phận và 6 giáo phận. Năm 2019, Giáo hội cử hành kỷ niệm 500 năm Tin Mừng được loan báo tại đây.

Ba Lan sẽ thiếu linh mục

Ðức Tổng Giám mục Stanislaw Gadecki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, báo động rằng trong tương lai gần, Giáo hội tại Ba Lan sẽ thiếu linh mục. Trong thư mục vụ công bố hôm 25.4.2021 nhân Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 58, Ðức Tổng giám mục tuyên bố: “Nếu so sánh con số các chủng sinh mới gia nhập chủng viện trong những năm gần đây, thì phải thấy rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ thiếu các giáo sĩ”. Cách đây 10 năm, số các chủng sinh của Giáo hội tại Ba Lan chiếm một phần tư tổng số chủng sinh ở châu Âu. Năm 2005 là năm kỷ lục của Ba Lan, với 1.145 chủng sinh mới. Nhưng trong niên khóa hiện nay, chỉ có 441 chủng sinh mới, ít hơn năm 2020 là 57 chủng sinh.

34 triệu người bị đe dọa vì nạn đói

Ủy ban Di dân Công giáo quốc tế (ICMC), có trụ sở ở Thụy Sĩ, ghi nhận trong năm 2021 có khoảng 270 triệu người ở 79 quốc gia không được tiếp cận với nguồn cung cấp lương thực đầy đủ. Trong số này, 34 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng và có nguy cơ đói cao. Để giải quyết tình trạng khẩn cấp này, ICMC, cùng với hơn 260 tổ chức xã hội dân sự, đang kêu gọi ngừng bắn toàn cầu và thêm nguồn hỗ trợ 5,5 tỷ USD để ngăn chặn nạn đói trên khắp thế giới. Trong thư kêu gọi hỗ trợ gởi các nhà lãnh đạo thế giới, ICMC xác định: “Chính những hành động của con người đã dẫn đến đói kém. Và chính những hành động của chúng ta có thể ngăn chặn thiệt hại nặng nề nhất. Tất cả chúng ta đều có một phần vai trò”.

Học sinh và giáo viên trồng cây xanh

Các tu sĩ Don Bosco ở Pakistan đã phát động chiến dịch trồng cây xanh đến các học sinh, các thầy cô giáo và các bạn trẻ đang lưu ngụ tại trung tâm Kỹ thuật Don Bosco tại Quetta. Trong những ngày vừa qua, nhà trường đã cho trồng khá nhiều cây xanh quanh khu vực, góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Các tu sĩ Don Bosco đã hiện diện tại Pakistan từ hơn 20 năm qua, thực thi sứ mạng truyền giáo qua giáo dục.

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024