Đức Giáo hoàng Piô XII và nỗ lực cứu sống người Do Thái trong thời đệ nhị thế chiến

Cuối tháng 5.2015, một Đại hội đã được tổ chức tại Roma về đề tài “Tòa Thánh, người tị nạn và các tù binh chiến tranh, hoạt động của Đức Giáo hoàng Pacceli”. Đại hội cũng đề cập đến phần đóng góp của Đài Phát thanh Vatican trong việc tìm kiếm tù binh chiến tranh.

Trong bài thuyết trình, Đức Hồng y Antonio Maria Veglio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cho người di cư và lưu động đã khẳng định thế kỷ 20 được gọi là thế kỷ của người tị nạn, và tị nạn là một vết thương mở không ngừng lan rộng. Đức Hồng y cho biết trong năm 2014 số người tị nạn trên thế giới đã vượt quá 50 triệu người. Và trong thảm cảnh này của người di cư tị nạn, Giáo hội luôn luôn đi hàng đầu trong các hoạt động cứu trợ, bởi vì Giáo hội có sứ mạng trợ giúp các anh chị em ấy. Trong bản chất của mình, Giáo hội đã luôn luôn chú ý đến người nghèo nàn, trần trụi và bị bỏ rơi, trong đó có các người di cư và tị nạn. Giúp đỡ ai ở trong hoàn cảnh tồi tệ hơn phù hợp với sứ mệnh của Giáo hội, và gương của Đức Giáo hoàng Piô XII (Pacceli)là một thí dụ sáng ngời. Đây không chỉ là gương sống của Đức Piô XII, mà cũng là của Đức đương kim Giáo hoàng Phanxicô, Gioan Phaolô II và Phaolô VI. Đây là chuyện bình thường, vì nếu Giáo hội không làm các điều này thì Giáo hội sẽ phản bội sứ mạng của mình.

Đức Giáo hoàng Piô XII

Trong bài thuyết trình, ông Maximilianô Valente, Giáo sư Sử học hiện đại tại đại học Âu châu Rôma, cũng đưa ra ánh sáng phần đóng góp của Đài Phát thanh Vatican trong thời đệ nhị thế chiến. Đài Vatican đã được thành lập năm 1939 và đã được Đức Piô XII củng cố và tín thác cho người sẽ là Đức Phaolô VI trong tương lai. Tòa Thánh có cả một hoạt động ngoại giao cứu trợ. Văn phòng liên lạc tìm tù nhân chiến tranh đã bắt dầu với một ít nhân viên và lời yêu cầu tìm tù nhân chiến tranh, từ từ theo thời gian và mức độ lan tràn của chiến tranh, Văn phòng phát triển và đạt tới số cao nhất là 600 nhân viên vào năm 1943. Và các đống hồ sơ cần giải quyết ngày càng cao. Văn phòng được sự trợ giúp của hàng giáo phẩm Công giáo hiện diện khắp nơi trên thế giới cũng như các vị sứ thần Tòa Thánh, và vì thế có được những tin tức liên quan đến các tù nhân chiến tranh và đã liên hệ với nhiều nước để làm vơi nhẹ các khổ đau của tù nhân.

Văn phòng liên lạc tìm kiếm các tù nhân chiến tranh của Tòa Thánh được củng cố cũng nhờ phần đóng góp của Đài phát thanh Vatican. Đài tiếng nói của Đức Giáo hoàng đã nắm giữ một nhiệm vụ xã hội đích thực, chưa từng thấy trong lịch sử phát thanh.

Trong các năm đầu của Thế chiến II, có các khó khăn truyền thông với các nước tây Âu, Đài Vatican đã có thể là một dụng cụ ích lợi. Đài bắt đầu với ít buổi phát hai lần mỗi tuần. Chương trình phát danh sách các tù nhân, và nhờ đó các thân nhân của họ có thể biết họ còn sống hay đã chết và bị giam trong các trại tù nào, các điều kiện và tình trạng của họ ra sao. Số người được Tòa Thánh trợ giúp trong một cách thế nào đó rất đông. Khi phân tích những gì Văn phòng Thông tin của Tòa Thánh đã làm, người ta cũng có thể đọc lại trong một cách thế nào đó triều đại của Đức Giáo hoàng Piô XII, vì hoạt động của Văn phòng chính là tấm gương của Đức Piô XII, nghĩa là của một hoạt động trợ giúp thinh lặng, nhưng cụ thể đối với các nạn nhân chiến tranh.

Cũng liên quan tới Đức Piô XII và Giáo hội thời ngài, sử gia Pier Luigi Guiducci, vào cuối tháng 5.2015, vừa mới giới thiệu cuốn sách của ông tựa đề“Bên kia truyền thuyết đen”. Tựa đề của cuốn sách, theo tác giả, hàm chứa nội dung những điều nói về Đức Piô XII đã được đặt ra theo một ý thức hệ, chứ không phải là lịch sử, nó tựa như các sương mù, các bí mật mà người ta không thể vén mở được. Với rất nhiều tài liệu lịch sử, tác giả chứng minh cho thấy sự dối trá của “truyền thuyết đen” khi đã cho rằng Giáo hội của Đức Piô XII tạo thuận lợi cho các tay tội phạm Đức quốc xã trốn chạy. Cha Peter Gumpel, SJ, tường trình viên án phong Chân phước cho Đức Giáo hoàng Piô XII và là tác giả lời dẫn nhập cho cuốn sách nói trên của giáo sư Guiducci đã đánh đổ mọi xỏ xiên cho rằng Đức Hồng y Siri, Tổng Giám mục Genova có dính líu tới sự trốn chạy của các tay tội phạm Đức Quốc xã. Cha cho biết không hề có, cho dù chỉ là một bằng chứng nào đó về ý định. Vì thế các đả kích này lệch lạc và bất công. Một điều khác nữa, đó là các khẳng định này đều trên mây trên gió, các tố cáo thuộc lòng. Không có bằng chứng nào cả.

(QV)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024