Ðức Giáo Hoàng trao nhành ô liu cho Tổng thống Ukraine

Cuộc tiếp kiến riêng Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky vào ngày 13.5 ở Vatican cho thấy nỗ lực không mệt mỏi của Ðc Giáo Hoàng Phanxicô trong việc tìm kiếm hy vọng hòa bình cho Ukraine.

Kể từ khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine vào ngày 24.2.2022, ông Zelensky và cấp dưới thường xuyên gởi lời mời Đức Thánh Cha đến thăm nước này. Đức Phanxicô đã bày tỏ sự sẵn lòng đến Kyiv, nhưng chỉ khi ngài đồng thời cũng có thể đến Moscow trong nỗ lực kêu gọi hòa bình từ cả hai phía chiến tuyến. Đến ngày thứ 443 của chiến sự, Tổng thống Zelensky quyết định đến Tòa Thánh để được gặp gỡ Đức Thánh Cha.

Vào buổi chiều mưa ngày 13.5, đoàn xe chở nhà lãnh đạo Ukraine tiến vào Vatican và đi ngang qua quảng trường Thánh Phêrô. Đức Giáo Hoàng chào đón ông Zelensky ở cửa Đại Thính đường Phaolô VI thay vì Điện Tông tòa, nơi thường sử dụng cho các cuộc gặp cấp nguyên thủ quốc gia. “Cảm ơn ông đã đến thăm”, ngài nói bằng tiếng Ý, và nhà lãnh đạo Ukraine trả lời bằng tiếng Anh rằng “thật là một vinh dự lớn lao”, theo Vatican News.

Đây là lần thứ hai ông Zelensky yết kiến Đức Thánh Cha

Lời cầu nguyện cho Ukraine

Cả hai nhà lãnh đạo trò chuyện thông qua phiên dịch là cha Marko Gongalo, linh mục Ba Lan làm việc tại Phủ Quốc vụ khanh. Cuộc tiếp kiến riêng diễn ra khoảng 40 phút và tập trung vào tình hình nhân đạo, chính trị ở Ukraine trong lúc giao tranh vẫn chưa ngừng lại.

Đức Thánh Cha trấn an Tổng thống Zelensky rằng ngài luôn cầu nguyện cho hòa bình quay lại Ukraine và nhấn mạnh tính cấp thiết “của những động thái nhân đạo” để giúp đỡ nạn nhân chiến tranh. Còn nhà lãnh đạo chính quyền Kyiv kêu gọi Vatican ủng hộ yêu sách hòa bình của Ukraine, buộc Nga trao trả toàn bộ lãnh thổ đã bị Moscow sáp nhập và đảm bảo an ninh cho Ukraine sau khi chiến tranh kết thúc.

Đức Phanxicô tặng Tổng thống Zelensky bức tượng điêu khắc bằng đồng có hình nhành ô liu, biểu tượng của hòa bình; cùng với Văn kiện về tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và cùng chung sống 2019, Tài liệu về Tình huynh đệ vì một thế giới hòa bình và sống chung năm 2019, do Đức Thánh Cha và Đại Giáo trưởng của Đền thờ Hồi giáo Al-Azhar (Ai Cập) Ahmad Al-Tayyeb cùng chấp bút; một quyển sách có tựa đề “Bách khoa toàn thư về hòa bình ở Ukraine”.

Về phần mình, Tổng thống Ukraine tặng Đức Giáo Hoàng một tác phẩm nghệ thuật được tạo tác từ một tấm chống đạn và bức tranh tựa đề “Mất mát”, nói về cái chết của những trẻ em trong chiến tranh.

Vai trò của Vatican

Sau khi yết kiến Đức Thánh Cha, ông Zelensky gặp Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưng Tòa Thánh. Cuộc gặp này diễn ra trong 30 phút. Sau gần 15 tháng chiến sự, chuyến thăm Vatican nằm trong khuôn khổ nghị trình công du Ý của Tổng thống thống Ukraine. Ông Zelensky gặp Tổng thống Ý Sergio Mattarella vào sáng 13.5 trước khi có cuộc làm việc ăn trưa với Thủ tướng Giorgia Meloni.

Cuộc gặp gỡ ở Tòa Thánh đánh dấu lần thứ hai ông Zelensky yết kiến Đức Thánh Cha ở Rome, lần đầu tiên là vào năm 2020. Kể từ khi chiến sự nổ ra, nhiều cuộc điện đàm đã diễn ra giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và nhà lãnh đạo Ukraine. Cuộc gọi đầu tiên vào ngày 26.2.2022, hai ngày sau khi chiến sự bắt đầu. Những cuộc gọi kế tiếp đã được thực hiện vào tháng 3 và tháng 8.2022.

Trong cuộc yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Vatican hồi tháng trước, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nhấn mạnh ông tin rằng Tòa Thánh có thể đóng vai trò nhân đạo quan trọng để hỗ trợ Ukraine, bao gồm hỗ trợ hồi hương hàng trăm ngàn trẻ em Ukraine từ Nga về nước. Trên đường quay về Rome sau chuyến tông du Hungary hồi tháng 4, Đức Phanxicô nói với báo giới rằng Vatican có thể giúp đỡ việc này vì Tòa Thánh từng đóng vai trò trung gian trong các cuộc chuyển giao tù binh chiến tranh giữa Ukraine và Nga trước đó.

GIANG VÔ YÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.