World Cup 2018 đang diễn ra tại Nga. Một trong hàng triệu người cũng hào hứng theo dõi tin tức về các trận đấu chính là Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Mặc dù Đức Phanxicô tự nhận khi còn niên thiếu, ngài là một “cầu thủ tệ”, nhưng niềm đam mê với môn thể thao tuyệt vời này mãi không bao giờ giảm sút. Ngài vẫn nhận định, môn bóng đá nói riêng, cũng như các môn thể thao nói chung, đều có những giá trị đích thực đối với cuộc sống.
Đức Thánh Cha chia sẻ: “Môn thể thao này rất quan trọng vì nó dạy cho các cầu thủ về tinh thần đồng đội. Và thể thao giúp ngăn chặn được tính ích kỷ của con người. Cuộc sống cũng giống như người thủ thành, họ phải nắm bắt trái banh bay đến từ mọi phía. Cuộc sống cũng như thế”.
Đức Phanxicô là một cổ động viên lâu năm của đội San Lorenzo de Almagro, ở thủ đô Buenos Aires, Argentina. Đây là đội bóng do một linh mục thành lập. Tuy nhiên, từ khi trở thành đấng kế vị thánh Phêrô, ngài đã gặp gỡ rất nhiều đội bóng chuyên nghiệp trên khắp thế giới. Vì thế, ngài thường chia sẻ những thông điệp với các cầu thủ về trách nhiệm của họ: “Trước khi trở thành nhà vô địch, các bạn, là những con người với những ưu điểm và khuyết điểm, với một trái tim và những ý tưởng, với khát vọng đi cùng nhiều vấn đề. Giờ đây, ngay cả khi nổi tiếng, hãy luôn nhớ rằng, các bạn vẫn là thành viên của xã hội, trong thể thao và trong cuộc sống. Các bạn chính là những người thể hiện tính nhân văn”.
Đã có nhiều cầu thủ góp tài năng của họ tại những sự kiện do Vatican tài trợ, như “các trận đấu vì hòa bình” do Đức Thánh Cha kêu gọi. Trong 5 năm tại vị, Đức Phanxicô có lẽ đã nhận được rất nhiều áo của cầu thủ ở các đội bóng trên thế giới, tuy nhiên mọi người đều chắc chắn một điều, đội bóng mà ngài yêu thích nhất chính là đội Argentina.
![]() |
(Theo Romereports)
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.