“Hãy tiếp tục hành trình của các thừa sai”

Chuyến thăm Thái Lan từ ngày 20 - 23.11.2019 của Ðức Giáo Hoàng có thể tóm tắt trong những từ khóa “chia sẻ”, “hòa hợp”, “đối thoại” và “truyền giáo”.

Năm 2019, Giáo hội Thái Lan đón nhận nhiều niềm vui lớn, với kỷ niệm 350 năm thành lập giáo phận Ðại diện Tông Tòa Xiêm La (1669-2019) và trong những ngày giữa tháng 11 là chuyến thăm viếng của đấng kế vị thánh Phêrô. Sự hiện diện của Ðức Phanxicô là nguồn động viên, là niềm vui, là nỗi ao ước đã thành sự thật mà nhiều tín hữu “vẫn ngỡ là mơ”. Hơn 300 ngàn người trong tổng số hơn 68 triệu dân, chưa đến 1%, thiểu số cực kỳ nhỏ ấy vẫn không bị lãng quên, không bị ra rìa, trái lại, họ được ngài ghé thăm. Từ vị trí tưởng chừng ở ngoại biên của Giáo hội, họ trở thành trung tâm. Dù chỉ vài ngày ngắn ngủi, nhưng tín hữu Thái đã được tiếp thêm sức mạnh lớn lao để theo bước các bậc tiền nhân trên hành trình truyền giáo…

Ảnh: Hải An

Sáng 21.11, sau khi được Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha đón tiếp long trọng tại Văn phòng Chính phủ, Ðức Giáo Hoàng đã có bài phát biểu trước đại diện chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn. Ngài nhấn mạnh Thái Lan là “miền đất màu mỡ với thiên nhiên tươi đẹp, nhưng hơn hết, đây chính là miền đất của sự gìn giữ những giá trị truyền thống về văn hóa, tinh thần của tổ tiên”, mà rõ ràng nhất là “truyền thống hiếu khách”, theo Vatican News. Với nền tảng đa dạng văn hóa, đất nước này luôn nhìn nhận tầm quan trọng của việc xây dựng sự hài hòa và tinh thần tôn trọng lẫn nhau để mọi người, bất kể khác biệt về sắc tộc, quan điểm hay tôn giáo vẫn có thể “chung sống hòa bình”. Nhờ đó, suốt hơn 3 thế kỷ qua, tuy chỉ là “số ít” nhưng người Công giáo Thái Lan vẫn gìn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với người theo đạo Phật - chiếm đến 95% dân số - và các cộng đồng tôn giáo khác.

Gặp gỡ linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo lý viên - ảnh: Vatican Media

Gặp gỡ những người thân chưa quen biết

Lịch sử truyền giáo tại xứ sở Phật giáo này được Ðức Thánh Cha nhắc lại trong bài giảng ở thánh lễ đại trào tại sân vận động Quốc gia vào chiều tối 21.11: “350 năm trước đây, những thừa sai đầu tiên đến Thái Lan đã cảm nghiệm được rằng các vị thuộc về gia đình vĩ đại hơn nhiều so với một gia đình chỉ được xây dựng bởi mối tương quan về huyết thống, về văn hóa hay quê hương xứ sở. Nhờ sức mạnh mà Chúa Thánh Thần trao ban, hành trang của họ đong đầy niềm hy vọng được triển nở từ Tin Mừng. Họ lên đường để gặp gỡ những thành viên của gia đình vĩ đại ấy, mà họ thậm chí chưa quen biết”.

“Ai là mẹ tôi, ai là anh em tôi?”, Chúa Giêsu trả lời: “Phàm ai làm theo ý Cha của tôi ở trên trời, người đó là anh chị em, và là mẹ tôi”. Ðức Phanxicô nhấn mạnh: “Tình yêu và ý của Cha vĩ đại hơn mọi tính toán và dự kiến của chúng ta. Người tông đồ thừa sai không phải là lính đánh thuê của đức tin, cũng không phải nhà sản xuất tân tòng, nhưng là một hành khất biết cách nhận ra những anh em, chị em, những người mẹ mà mình đang nhớ mong, để cùng chúc tụng ơn phúc của sự hòa giải mà Chúa Giêsu đã trao ban cho tất cả chúng ta”. Ðức Thánh Cha giảng giải, Chúa Giêsu “không ngại ngồi cùng bàn với những người tội lỗi để đảm bảo với họ rằng tại bàn tiệc của Cha Trên Trời vẫn có chỗ dành cho họ”. Ðức Kitô đã chạm đến những người bị xem là ô uế, và để cho họ chạm đến Ngài, giúp họ hiểu được sự gần gũi với Thiên Chúa và hiểu được rằng họ cũng được chúc phúc.

“...Đừng e ngại hội nhập văn hóa khi loan báo Tin Mừng..” - ảnh: AP

Ðức Phanxicô nhắc nhở cộng đoàn rằng, Chúa Giêsu luôn quan tâm đến những con người bị xã hội ruồng bỏ: “Tôi đặc biệt nghĩ đến những trẻ em, những phụ nữ đang là nạn nhân của nạn mại dâm, nạn buôn người, họ bị chà đạp trong phẩm hạnh đích thực nhất của mình. Tôi nghĩ đến những nô lệ trẻ của ma túy, của sự hoang mang bất định và sẽ đi đến kết cục là nhìn cuộc đời bằng ánh mắt tăm tối và tan vỡ mọi giấc mơ. Tôi nghĩ đến những di dân phải sống xa mái ấm, xa gia đình, và đến vô vàn thân phận khác đang thấy mình bị lãng quên, bị côi cút và bị bỏ rơi”. Họ, chính họ là “những thành viên trong gia đình của chúng ta, là mẹ, là anh em”, đừng để cộng đoàn thiếu vắng diện mạo của họ, vết thương của họ, nụ cười của họ và cả cuộc sống của họ. “Ðừng để vết thương của họ thiếu vắng lòng thương xót đầy dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa”.

Ðức Thánh Cha đúc kết: “Cộng đoàn Thái Lan thân mến, các con hãy tiếp tục hành trình, cứ theo dấu chân của những vị thừa sai đầu tiên, để gặp gỡ, để khám phá và để nhận biết bằng niềm hạnh phúc khuôn mặt của những người mẹ, người cha và anh chị em mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta và hiện vẫn còn vắng mặt tại bàn tiệc ngày Chúa nhật”.

Chúa Giêsu nhận ra họ là tông đồ

Sứ vụ truyền giáo vẫn là nội dung chủ đạo tại các cuộc gặp gỡ của Ðức Giáo Hoàng trong ngày 22.11. Tại nhà thờ Thánh Phêrô Wat Roman ở Tha Kham, một thị trấn cách Bangkok khoảng 10 cây số, ngài nói với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên: “Người khác thấy đó chỉ là ngư phủ, người thu thuế, người có một cuộc đời chẳng mấy tốt đẹp, thậm chí là một kẻ phản bội, nhưng Chúa Giêsu có thể nhận ra họ là tông đồ. Và chính cách nhìn nhận ấy đã mời gọi chúng ta lên đường loan báo”.

“Góc nhìn của Chúa Giêsu” cũng được Ðức Phanxicô khai triển trong cuộc gặp gỡ Hội đồng Giám mục Thái Lan ở Ðền thánh Chân phước Nicolas Bunkerd Kitbamrung: “Truyền giáo, trước khi là những hoạt động, những kế hoạch được thực thi, cần được ươm mầm qua một cách nhìn nhận tích cực và một sự nhạy bén; cần sự ân cần của tình phụ tử và tình mẫu tử, bởi vì con chiên chỉ lạc khi chủ chăn nghĩ rằng đã đánh mất nó”. Hội nhập văn hóa chính là kết quả của cách nhìn nhận tích cực đặc trưng của sứ mệnh truyền giáo: trân trọng tất cả những gì xứng đáng được trân trọng trong các nền văn hóa, trong các truyền thống của những dân tộc khác nhau. “Thiên Chúa mời gọi và gởi chúng ta đến khắp thế gian không phải để áp đặt những điều ràng buộc với tha nhân, hay bắt họ mang gánh nặng hơn cái gánh mà họ đã chịu. Người gởi chúng ta để chia sẻ niềm vui, một chân trời tươi mới và đầy thú vị. Do vậy, đừng e ngại hội nhập văn hóa khi loan báo Tin Mừng. Hãy tìm kiếm những phương thức mới để truyền tải Lời Chúa, để chạm được và đánh thức được niềm khao khát được nhận biết Chúa”, ngài nhắn nhủ các vị giám mục Thái Lan.

Ðối thoại liên tôn

Ðức Thánh Cha đã gặp gỡ Ðức Tăng thống Somdet Phra Ariyavongsagatanana IX của Phật giáo Thái Lan tại chùa Rajabophit vào sáng 21.11. Cuộc gặp diễn ra trong bầu khí rất thân tình. Ðức Phanxicô ý nhị bỏ giày ra khi bước vào chùa. Ngài bày tỏ sự cảm kích với vị Tăng thống 92 tuổi về việc cộng đồng Công giáo Thái Lan tuy chỉ là thiểu số nhưng luôn được tạo điều kiện tốt để thực hành đạo bên cạnh các Phật tử. Ðức Somdet Phra Ariyavongsagatanana IX cũng cảm ơn Ðức Giáo Hoàng vì các Kitô hữu đến Thái Lan “để giúp đỡ chứ không phải để chinh phạt”. Tin Mừng đã được loan báo trên đất nước này bằng những chứng nhân giữa đời, bằng sự liên đới với những người khốn khó.

Lan Chi

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Nỗi ám ảnh mang tên hóa chất vĩnh cửu
Nỗi ám ảnh mang tên hóa chất vĩnh cửu
Nếu một thế kỷ trước, các hóa chất vĩnh cửu như PFAS hoàn toàn không tồn tại trong thiên nhiên, thì ngày nay chúng xâm nhập môi trường, từ những túi nước ngầm đến băng tuyết Nam Cực.