Iraq thay đổi để đón Ðức Giáo Hoàng

Tham dự thánh lễ đêm Giáng Sinh tại nhà thờ Chánh tòa của Baghdad, Tổng thống Iraq Barham Salih, người Hồi giáo Sunni, kêu gọi nỗ lực chung để bảo vệ các tín hữu Kitô, ngăn chặn tình trạng bạo lực tôn giáo một lần nữa tái diễn ở nước này.

Phát biểu tại Vương Cung Thánh Ðường Thánh Joseph ở thủ đô Iraq đêm 24.12, Tổng thống Salih nhấn mạnh chính quyền Baghdad “cần phải triển khai các nỗ lực hết sức nghiêm túc để Kitô hữu Iraq có thể quay về và sống một cuộc đời trong sự bảo vệ, với đầy đủ phẩm giá trên mảnh đất quê hương”.

Tổng thống Barham Salih tại lễ đêm Giáng Sinh

Chờ mong Ðức Giáo Hoàng

Tổng thống Salih đã phát biểu bên cạnh Ðức Hồng y Luis Raphael Sako, Thượng phụ Công giáo Canđê, và không lâu sau khi Quốc hội Iraq công bố quyết định bổ sung ngày Giáng Sinh vào danh sách ngày lễ của quốc gia, theo trang tin Crux. “Chính phủ cần phải bảo vệ quyền tự do tôn giáo và văn hóa của họ. Lịch sử đã chứng minh những Kitô hữu là thành phần quan trọng và đóng vai trò chủ chốt trong xã hội Iraq”, theo vị nguyên thủ. Ông lưu ý rằng Iraq là một quốc gia vô cùng đa dạng về khía cạnh tôn giáo, và không có các tín hữu Kitô, “sức mạnh đến từ đa dạng tôn giáo và sắc tộc sẽ biến mất”.

Trước đây, các tín hữu Kitô được nghỉ vào ngày 25.12, nhưng đối với phần còn lại của dân số nước này, Giáng Sinh vẫn chưa phải là ngày lễ chính thức. Năm 2008 là một ngoại lệ, khi chính quyền Baghdad quyết định 25.12 là ngày lễ trên toàn quốc, nhưng kể từ đó đến nay chưa một lần lập lại. Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi sau khi Tòa Thánh thông báo Ðức Giáo Hoàng Phanxicô dự định sẽ thăm Iraq từ ngày 5-8.3.2021. Và sự hiện diện của tổng thống Iraq tại lễ Ðêm Giáng Sinh cùng với tuyên bố trên được xem là dấu hiệu của thiện chí trước chuyến tông du.

Dịp yết kiến ĐTC ở Vatican

Dù theo hiến pháp của quốc gia Trung Ðông này, tổng thống thường giữ vai trò mang tính biểu tượng, trong khi quyền lực thực tế lại nằm trong tay thủ tướng và quốc hội nước này. Tuy nhiên, đối với nhiều tín hữu Kitô tại Iraq, đây là thông điệp của sự hy vọng sau nhiều thập niên bị phân biệt đối xử và chịu cảnh bức hại vì khác biệt tôn giáo.

Giải pháp của lòng yêu thương

Iraq đang đối mặt với những thách thức lớn lao liên quan đến căng thẳng địa chính trị đang diễn ra tại khu vực và cuộc khủng hoảng kinh tế đến từ nạn tham nhũng một cách có hệ thống, từ đó đe dọa các nỗ lực tái thiết quốc gia, nhất là những ngôi làng bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phá hoại trong thời gian chiếm đóng. Tại thánh lễ, Tổng thống Salih cảm ơn quốc hội Iraq về quyết định liên quan đến ngày lễ Giáng Sinh, đồng thời ca ngợi những giá trị truyền thống được Chúa Giêsu truyền dạy. Ðó là giá trị của “lòng yêu thương, sự hợp tác, lòng khoan dung vì lợi ích của nhân loại, dựa trên tinh thần cùng chung sống trong hòa bình”.

“Chúng ta cần ngôn ngữ của sự yêu thương chứ không phải những lời nói thù hằn. Chúng ta cần an bình thay vì xung đột và tranh chấp. Chúng ta cần sự hòa giải, tinh thần đoàn kết và thống nhất thay vì xung đột và chia rẽ”, Tổng thống Iraq nhấn mạnh về sự cần thiết và cấp bách khi phải đấu tranh gìn giữ những giá trị đó trong một thế giới bị bao vây bởi khói thuốc súng, bạo lực và chủ nghĩa cực đoan.

Trước những thách thức kinh tế và an ninh và tình hình càng thêm tồi tệ bởi dịch Covid-19, Tổng thống Salih cam kết “sẽ cố gắng hết mức cho phép” để thúc đẩy hòa bình trong năm mới. Ông gọi chuyến tông du sắp tới của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô là nguồn gốc của sự lạc quan. “Trong những năm gần đây, những Kitô hữu ở Iraq đã sống trong tình cảnh khó khăn do chủ nghĩa cực đoan và khủng bố mang lại. Và cũng vì thế chúng tôi mất đi nguồn nhân lực, vì người dân phải bỏ xứ ra đi, hoặc bị sát hại”, ông Salih cho biết thêm rằng chủ nghĩa khủng bố và cực đoan không hề phân biệt tôn giáo hoặc quốc tịch, mà tấn công tất cả mọi người.

Kitô hữu là thành phần quan trọng và đóng vai trò chủ chốt trong xã hội Iraq

Bên cạnh đó, Tổng thống Iraq nhận định chỉ có nỗ lực đẩy lùi cả chủ nghĩa cực đoan và nạn tham nhũng mới đạt được thắng lợi toàn vẹn cho người dân. “Chúng tôi lạc quan về năm mới. Chúng tôi hy vọng dịch Covid-19 sẽ chấm dứt, và Trung Ðông cũng như thế giới sẽ chào đón một giai đoạn mới của hòa bình và sự hòa hợp. Hòa bình sẽ chiếm lĩnh nếu chính nghĩa được phép lan tỏa. Và chúng ta có thể đạt được hòa bình và an ninh thông qua tinh thần đoàn kết”, nhà lãnh đạo kết luận.

GIANG VÔ YÊN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Các tổ chức Giáo hội tại châu Á đã lập liên minh khu vực để giải quyết các vấn đề cấp bách về xã hội và môi trường, hướng tới bảo vệ sinh thái, quyền của người bản địa và công bằng kinh tế.
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Ba linh mục thừa sai Hàn Quốc đã được sai đi loan báo Tin Mừng trong thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Phêrô Chung Soon-taek chủ sự, với sự chúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Buổi lễ diễn ra ngày 28.2.2025, trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm...
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Truyền thông Xã hội châu Á (Đại học St. John, Bangkok, Thái Lan) cảnh báo các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp thương mại đang đe dọa đất đai, văn hóa và bản...
Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Liên kết giải quyết khủng hoảng xã hội - môi trường
Các tổ chức Giáo hội tại châu Á đã lập liên minh khu vực để giải quyết các vấn đề cấp bách về xã hội và môi trường, hướng tới bảo vệ sinh thái, quyền của người bản địa và công bằng kinh tế.
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Giáo hội tại Hàn Quốc tiếp bước sứ mệnh thừa sai
Ba linh mục thừa sai Hàn Quốc đã được sai đi loan báo Tin Mừng trong thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Phêrô Chung Soon-taek chủ sự, với sự chúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Buổi lễ diễn ra ngày 28.2.2025, trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm...
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Người bản địa Philippines đối mặt nguy cơ mất đất đai do phát triển kinh tế
Một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Truyền thông Xã hội châu Á (Đại học St. John, Bangkok, Thái Lan) cảnh báo các dự án khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp thương mại đang đe dọa đất đai, văn hóa và bản...
Bên trong phòng bệnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Bên trong phòng bệnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Kể từ khi nhập viện vào ngày 14.2, Ðức Thánh Cha gần như không tiếp khách, và chỉ một số ít người thân tín có mặt bên trong phòng bệnh của ngài.
Sức khỏe của Đức Giáo Hoàng tiến triển tốt
Sức khỏe của Đức Giáo Hoàng tiến triển tốt
Ðức Phanxicô đã tham gia trực tuyến một số hoạt động của Vatican sau khi các bác sĩ cập nhật tin tức tốt lành về tình trạng sức khỏe của ngài.
Phát hiện nơi bắt nguồn nhiều câu chuyện trong Thánh Kinh
Phát hiện nơi bắt nguồn nhiều câu chuyện trong Thánh Kinh
Các nhà nghiên cứu cho rằng đã tìm thấy tại Jordan một địa danh trong Thánh Kinh gọi là Mahanaim, cùng với tàn tích cung điện có lẽ từng được các vị vua Israel sử dụng khi xưa.
Nữ tu người Ukraine được vinh danh vì bảo vệ sự sống
Nữ tu người Ukraine được vinh danh vì bảo vệ sự sống
Sơ Giustina Holha Holubets, một nữ tu người Ukraine, được vinh danh vì nỗ lực hỗ trợ các bậc cha mẹ đối mặt với chẩn đoán thai nhi mắc bệnh nặng.
Giáo phận Rome quyên góp cho quỹ nhà ở 
Giáo phận Rome quyên góp cho quỹ nhà ở 
Cuối tháng 2.2025, Đức Hồng y Baldassare Reina, Giám quản Giáo phận Rome, kêu gọi các linh mục trong giáo phận đóng góp một tháng hoặc một phần lương để hỗ trợ Quỹ Don Roberto Sardelli, giúp các gia đình gặp khó khăn trong việc thuê nhà...
Hình ảnh Ðức Phanxicô được phóng lên Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Brazil
Hình ảnh Ðức Phanxicô được phóng lên Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Brazil
Tượng Chúa Kitô Cứu Thế trên đỉnh núi Corcovado ở Rio de Janeiro (Brazil) đã thể hiện hình ảnh của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô cùng với các thông điệp cầu nguyện cho ngài theo nhiều ngôn ngữ khác nhau.