Khám phá bí ẩn ngôi sao lạ

Giới khoa học vừa công bố hai báo cáo mới trong nỗ lực giải mã bí ẩn đằng sau sự hiện diện của Ngôi sao Bêlem (Bethlehem), còn được gọi là ngôi sao Giáng sinh.

Ngôi sao Bêlemluôn là chủ đề thu hút các chuyên gia thần học và thiên văn học kể từ khi lần đầu tiên được đề cập trong Kinh Thánh. Và theo hai kiến giải mới nhất, các khoa học gia đều nhất trí cho rằng, biểu tượng bí ẩn từng dẫn đường Ba Vua đến hang Bê-lem, nơi Chúa Giêsu chào đời, có thể không phải là một ngôi sao, mà thay vào đó là hiện tượng các hành tinh sắp thẳng hàng.

Sao nhưng không thật sự là sao

Theo đài Fox News, báo cáo thu thập dữ liệu về lịch sử, thiên văn học và Kinh Thánh của chuyên gia của người Anh tên Grant Mathews đưa ra giả thuyết mới cho rằng sự kiện ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời vào năm thứ 6 trước công nguyên trên thực tế là hiện tượng mặt trời, sao Mộc, mặt trăng và Thiên Vương tinh cùng nằm chồng lên chòm sao Bạch Dương. Ông Mathews, giáo sư môn lý thuyết vật lý học thiên thể và vũ trụ học thuộc Đại học Notre Dame đã nghiên cứu về ngôi sao Bêlem trong hơn một thập niên.

Giáo sư Mathews giải thích: “Giới thiên văn học, sử gia và thần học đều không ngừng theo đuổi câu hỏi về “Ngôi sao Giáng sinh” trong nhiều năm qua. Vị trí và nơi nó xuất hiện? Hình dạng trông thế nào? Trong số hàng tỷ ngôi sao ngoài kia, liệu có ngôi sao nào từng tỏa ánh sáng vào cái ngày đặc biệt đó?”. Chuyên gia này cho hay, vật lý học thiên thể hiện đại là công cụ mới có thể giúp nhân loại giải thích một trong những sự kiện thiên văn vĩ đại nhất của lịch sử loài người. Theo phân tích của giáo sư Mathews, mặt trời, sao Mộc, mặt trăng và Thiên Vương tinh rơi vào vị trí của chòm Bạch Dương, trong khi sao Kim nằm lồng vào chòm Song Ngư, còn sao Thủy và sao Hỏa lại ở về hướng khác của bầu trời đêm là chòm Kim Ngưu. Và khi hiện tượng các hành tinh thẳng hàng diễn ra vào năm thứ 6 trước công nguyên, chòm Bạch Dương cũng ở vị trí của xuân phân.

Giáo sư Grant J. Matthews (X) thuộc Đại học Notre Dame đã nghiên cứu về ngôi sao Bêlem trong hơn một thập niên

Về phần các nhà tiên tri, những tu sĩ thờ lửa của nền văn minh cổ đại Babylon và Lưỡng Hà, còn được gọi là Ba Vua, các hành tinh sắp thẳng hàng trong chòm Bạch Dương tượng trưng cho sự ra đời của “tân vương” vùng Judea. Judea, còn gọi Giuđê hoặc Do Thái, là tên của phần phía nam miền núi của đất Israel, khoảng tương ứng với phía nam Bờ Tây ngày nay. Sao Mộc và mặt trăng cùng nhau tượng trưng cho sự giáng thế của một vị vua với vận mệnh đặc biệt, trong khi Thiên Vương tinh là biểu tượng của sự sống sinh sôi, theo giáo sư Mathews. Đồng thời, sự hiện diện của chòm Bạch Dương ở vị trí xuân phân cũng mang theo ý nghĩa tương tự. “Ba Vua đã quan sát được hiện tượng trên ở phương Đông và nhận ra rằng nó đồng nghĩa với sự ra đời của nhà vua mới xứ Judea”, từ đó dẫn dắt họ lên đường tìm kiếm đấng Hài Đồng.

Giáo sư người Anh cũng chỉ ra rằng sự kiện thiên văn trên đặc biệt hiếm gặp, với hiện tượng các hành tinh thẳng hàng như thế sẽ không xuất hiện trong vòng 16.000 năm nữa. Và vào lúc đó, vị trí xuân phân cũng không nằm ở chòm Bạch Dương. Thậm chí, sau khi tính toán thêm 500.000 năm nữa, nhà nghiên cứu cho hay ngôi sao Giáng sinh sẽ không mọc lên một lần thứ hai.

Sao Kim - Mộc sát nhau

Theo một giả thuyết khác ít hấp dẫn hơn nhưng cũng không kém phần thú vị nhằm giải thích về sự hiện diện của ngôi sao Bêlem - ngôi sao Giáng sinh có lẽ là sự dung hợp giữa hai hành tinh thuộc loại sáng nhất trên bầu trời đêm: sao Kim và sao Mộc. Vào đêm 27.8.2016, dọc theo Bờ Đông của Mỹ ngay trước khi mặt trời lặn, hai hành tinh trên nằm sát nhau, tạo nên một cảnh tượng đặc biệt chói sáng. Giảng viên Joe Rao của trung tâm thiên văn Hayden ở New York nhắc nhở rằng những người Chaldea ở vùng Lưỡng Hà cách đây 2.000 năm luôn quan sát bầu trời đêm và rất quen thuộc với các chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Họ chẳng bao giờ nhầm lẫn giữa một vật thể như ngôi sao Thiên Lang hoặc hành tinh nào khác không quá quen thuộc. Các nhà thiên văn học cổ xưa lại đặc biệt hiểu rõ vị trí của tinh tú và những chòm sao hơn hẳn người của thế kỷ 21. Điều đó có nghĩa là họ lập tức phát hiện ra ngay hiện tượng thiên văn bất thường, như trường hợp hội ngộ của sao Kim và sao Mộc.

Nếu phân tích kỹ, những gì được tường thuật trong Kinh Thánh về ngôi sao Bêlem không chỉ nói đến một mà là hai “ngôi sao”. Một ngôi sao được nhìn thấy vào thời điểm Ba Vua lên đường đi tìm người trị vì mới, trong khi một ngôi sao khác xuất hiện khi họ đến Bêlem. Điều thú vị hơn là vào tháng 8 năm thứ 3 trước công nguyên, sao Kim và sao Mộc luôn chiếu sáng trên bầu trời phương đông trước lúc mặt trời mọc, và vào ngày 12.8 chúng tiến sát nhau nếu nhìn từ hướng Trung Đông. Một cách trùng hợp, dấu hiệu trên bầu trời có lẽ đã được những người “ở phía Đông” nhìn thấy, từ đó giải thích cụm từ này trong Phúc âm theo Thánh Matthêu.

10 tháng sau đó, sao Kim và sao Mộc một lần nữa hội tụ với khoảng cách thậm chí còn gần hơn trước, chính xác là vào ngày 17.6 năm thứ 2 trước công nguyên. Trong lúc bầu trời tối dần, hai hành tinh sáng nhất dường như bị hút vào nhau dưới con mắt của người thường cho đến khi tưởng chừng như muốn hợp nhất. Đối với đa số người lúc đó, hai hành tinh trên có thể trở thành một “ngôi sao” duy nhất. Chỉ có những người đặc biệt tinh mắt mới có thể phân biệt được chúng là hai ngôi sao chứ không phải một.

Việc sao Mộc và sao Kim quá gần nhau vào lúc đó đã khiến một số người đưa ra giả thuyết rằng đây có thể là cội nguồn của ngôi sao Bêlem. Trang Space.com dẫn tính toán của giảng viên Rao cho hay hiện tượng thiên văn trên cũng rất hiếm gặp. Sự “hợp nhất” của sao Kim và sao Mộc từng xảy ra vào ngày 14.11.1660, và cơ hội kế tiếp là vào rạng sáng 22.11.2065, nếu đứng ở Bắc Mỹ.

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa tồn tại đúng đắn của công nghệ
Ý nghĩa tồn tại đúng đắn của công nghệ
Đức Tổng Giám mục Ettore Balestrero, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ), ngày 26.8 đã trình bày quan điểm của Vatican đối với nhu cầu cần bám sát việc phát triển các hệ thống...
Vatican phê chuẩn việc sùng kính Ðức Mẹ ở Ðền thánh Pellevoisin
Vatican phê chuẩn việc sùng kính Ðức Mẹ ở Ðền thánh Pellevoisin
Trong thư ngày 22.8 được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn, Bộ Giáo lý Đức tin đã tuyên bố “nihil obstat” (không gì ngăn trở) về đề xuất của Đức cha Jérôme Daniel Beau, Tổng Giám mục Bourges, liên quan đến việc sùng kính Đức Mẹ Lòng Thương Xót ở...
Ý nghĩa tồn tại đúng đắn của công nghệ
Ý nghĩa tồn tại đúng đắn của công nghệ
Đức Tổng Giám mục Ettore Balestrero, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ), ngày 26.8 đã trình bày quan điểm của Vatican đối với nhu cầu cần bám sát việc phát triển các hệ thống...
Vatican phê chuẩn việc sùng kính Ðức Mẹ ở Ðền thánh Pellevoisin
Vatican phê chuẩn việc sùng kính Ðức Mẹ ở Ðền thánh Pellevoisin
Trong thư ngày 22.8 được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn, Bộ Giáo lý Đức tin đã tuyên bố “nihil obstat” (không gì ngăn trở) về đề xuất của Đức cha Jérôme Daniel Beau, Tổng Giám mục Bourges, liên quan đến việc sùng kính Đức Mẹ Lòng Thương Xót ở...
Phục hồi chuông nhà thờ bị hư hại vì bom nguyên tử ở Nagasaki
Phục hồi chuông nhà thờ bị hư hại vì bom nguyên tử ở Nagasaki
Tháp chuông đôi của nhà thờ Urakami ở TP Nagasaki (Nhật Bản) sẽ nhận được quả chuông mới thay thế cho chuông cũ bị hư hại khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này hồi đệ nhị thế chiến, theo Japan News.
Di hài không bị phân hủy của thánh Têrêsa Avila
Di hài không bị phân hủy của thánh Têrêsa Avila
Khi quan tài bạc của thánh Têrêsa Avila được mở ra ở Alba de Tormes (Tây Ban Nha) vào ngày 28.8, những người chứng kiến xác nhận di hài của vị thánh vẫn duy trì trạng thái không bị phân hủy kể từ khi thánh nhân qua đời năm 1582.
Chuẩn nhận lòng sùng kính Ðức Mẹ Sầu Bi Chandavila
Chuẩn nhận lòng sùng kính Ðức Mẹ Sầu Bi Chandavila
Tòa Thánh vừa chính thức chấp thuận việc sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi tại Đền thánh Chandavila, Tây Ban Nha.
Những nữ tu giúp giới khoa học hiểu hơn về Alzheimer
Những nữ tu giúp giới khoa học hiểu hơn về Alzheimer
Gần 4 thập niên trôi qua, nhân loại tiếp tục thụ hưởng thành quả đến từ tinh thần hết mình vì khoa học của các nữ tu tham gia dự án tiên phong về nghiên cứu lão khoa và chứng Alzheimer.
Chi tiết chuyến tông du hơn 32.000km  của Ðức Giáo Hoàng
Chi tiết chuyến tông du hơn 32.000km của Ðức Giáo Hoàng
Từ ngày 2.9, Ðức Phanxicô đã lên đường cho chuyến tông du kéo dài 11 ngày đến Indonesia, Papua New Guinea, Ðông Timor, và Singapore. 
Dòng Phanxicô làm sạch bãi biển
Dòng Phanxicô làm sạch bãi biển
Các nữ tu, linh mục và tình nguyện viên dòng Phanxicô đã cùng thu gom và xử lý lượng lớn rác thải vứt bừa bãi tại bãi biển Cordova, Philippines