Lễ tuyên chân phước cuối cùng của Ðức Hồng y Angelo Amato

Ngày 23.6.2018, tại Asuncion – Paraguay, Đức Hồng y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh đã nhân danh Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ sự lễ tuyên Chân phước cho nữ tu María Guggiari Echeverría thuộc dòng Cát Minh nhặt phép. Đức María Guggiari Echeverría là chân phước đầu tiên của nước này. Đây cũng là lễ tôn phong Chân phước cuối cùng do Đức Hồng y Amato chủ sự trước khi nghỉ hưu. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Hồng y tân cử Angelo Becciu, cho đến nay là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, là người kế nhiệm.

Sắp hoàn thành nghiên cứu sử liệu về phó tế phụ nữ

Đức Hồng y Luis Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin cho biết, Ủy ban nghiên cứu về phó tế phụ nữ sắp hoàn thành công việc thu thập, phân tích các tài liệu liên quan đến chủ đề này. Ủy ban do Đức Thánh Cha lập ra trong buổi tiếp kiến một số nữ bề trên cách đây hai năm và bổ nhiệm chủ tịch là Đức Luis Ladaria Ferrer. Khi ấy, các sơ nêu vấn đề trong Giáo hội sơ khai đã có các phụ nữ gọi là phó tế. Đức Phanxicô không yêu cầu nghiên cứu xem phụ nữ có thể làm phó tế hay không, nhưng là tìm cách làm sáng tỏ vấn đề. Trong Giáo hội sơ khai, thực sự có các “deaconess”, nhưng ý nghĩa như thế nào? Phải chăng đó là điều rất phổ biến hay chỉ ở địa phương thôi?

Giảng dạy về Công giáo trong trường công tại San Marino

Tòa Thánh và Cộng hòa San Marino đã ký hiệp định hôm 28.6 cho việc giảng dạy về Công giáo trong các trường công. Đức Tổng Giám mục Paul Tscherrig người Thụy Sĩ, Sứ thần Tòa Thánh tại Ý và San Marino, đã đại diện để ký kết hiệp định với ông Nicola Renzi, Ngoại trưởng nước này. Văn bản nói trên gồm có 4 điều khoản tái khẳng định quy chế giảng dạy, đảm bảo cho học sinh có những kiến thức nền tảng về Công giáo. San Marino chỉ rộng hơn 61 km2, là quốc gia nhỏ thứ 3 tại châu Âu sau Vatican và Monaco. Nằm gọn trong lãnh thổ Ý, nước này có hơn 33.000 dân, trong đó 97,2% là tín hữu Công giáo.

Hỗ trợ giáo dục cho di dân

Hội nghị quốc tế kỳ IV của tổ chức Liên kết các Học đường (Scholas Occurrentes) đã diễn ra từ ngày 27 đến 29.6.2018 tại Castel Gandolfo, dinh thự mùa hè của các vị giáo hoàng, cách Rome khoảng 25 km về phía nam. Các giáo sư, sinh viên thuộc 75 đại học ở 30 quốc gia đã tham dự và thảo luận về việc canh tân giáo dục, phát triển nhân bản dài hạn, đối thoại liên văn hóa và liên tôn. Hội nghị năm nay nhấn mạnh về vấn đề di dân và tị nạn. Trong cuộc họp báo ngày 28.6 tại phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Vincenzo Zani, Tổng Thư ký Bộ Giáo dục Công giáo, cho biết kiểu mẫu giáo dục của Scholas Occurrentes giúp tiến hành các dự án liên đới và kiến tạo những nhịp cầu quốc tế. Tổ chức này được Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục Buenos Aires - nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô - thành lập năm 2001, với mục đích dùng giáo dục để thay đổi xã hội.

Tòa Thánh ủng hộ quỹ cho Palestine

Vatican đã đóng góp 100.000 USD cho chương trình trợ giúp người tị nạn Palestine của Liên Hiệp Quốc (UNRWA). Từ năm 1949 đến nay, Tòa Thánh vẫn đóng góp hằng năm cho chương trình này. UNRWA đang gặp khủng hoảng nặng về tài chính từ tháng 1.2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cắt giảm nguồn tài trợ khoảng 3 triệu USD. Đây là nước từng ủng hộ nhiều nhất cho UNRWA.

14 hồng y nhận mũ đỏ

Nhân lễ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, chiều 28.6.2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ sự công nghị vinh thăng 14 tân hồng y, trong đó có 11 vị dưới 80 tuổi. Buổi lễ diễn ra tại Đền thờ Thánh Phêrô dưới hình thức một buổi phụng vụ. Triển khai bài Tin Mừng theo thánh Máccô (10,32-45) kể lại khi theo Chúa lên Giêrusalem, hai môn đệ Giacôbê và Gioan xin được ngồi bên hữu, bên tả Ngài trong vinh quang. Đức Phanxicô đã cảnh giác mọi người thái độ tìm kiếm những chỗ “hạng nhất”, thói ganh tị, mưu mô và thỏa hiệp. Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các tân hồng y sống phục vụ, nghèo khó, không đóng kín trong tư lợi, và phải luôn tìm gặp Chúa Giêsu nơi những người nghèo. Sau buổi lễ, các tân hồng y đã cùng Đức Phanxicô đến chào thăm Đức Bênêđictô XVI.

Với việc bổ nhiệm 14 hồng y mới, số hồng y cử tri người châu Âu vẫn chiếm đa số, từ 45 lên 54 vị; số hồng y Bắc Mỹ vẫn giữ nguyên 17 vị; Trung Mỹ vẫn là 5 vị; Nam Mỹ từ 12 lên 13 vị; châu Phi từ 15 lên 16 vị; châu Á từ 14 lên 17 vị; châu Úc vẫn là 4 vị. Từ ngày 28.6.2018, Giáo hội có 125 hồng y cử tri (không vị nào người Việt Nam), vượt qua mức 120 theo quy định do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành. Phải đợi đến ngày 31.7.2019, số hồng y cử tri mới trở lại đúng quy định. Trong số các hồng y được quyền bầu chọn giáo hoàng hiện nay, có 47,2% là do Đức Phanxicô bổ nhiệm, 37,6% do Đức Bênêđictô XVI vinh thăng, và 15,2% được Đức Gioan Phaolô II trao mũ đỏ.

Liên quan đến hồng y đoàn, ngày 26.6.2018, Đức Thánh Cha đã thăng 4 vị lên hồng y giám mục, gồm Đức Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh; Đức Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông Phương; Đức Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục; Đức Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo. Thông cáo của Tòa Thánh cho biết, trong những thập niên gần đây, con số các hồng y linh mục và hồng y phó tế liên tục gia tăng, trong khi số các hồng y giám mục không thay đổi, vì thế Đức Thánh Cha thấy cần gia tăng số lượng hồng y giám mục. Hồng y giám mục là các vị có tước hiệu trong bảy giáo phận chung quanh Rome (Ostia, Palestrina, Albano, Frascati, Porto Santa Rufina, Sabina Poggio Mirteto và Velletri Segni). Họ tham gia việc bầu hồng y niên trưởng và phó niên trưởng của hồng y đoàn khi các chức vụ này khuyết hoặc bị ngăn trở.

Cũng trong dịp lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, ngày 29.6.2018, Đức Phanxicô đã làm phép các dây pallium cho 30 vị Tổng giám mục thuộc 17 quốc gia.

Linh mục không được mang vũ khí

Đức cha Romulo Valles, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Philippines, đã phản đối việc một số linh mục xin mang vũ khí để đối phó với tình trạng nhiều vị mục tử bị sát hại tại nước này trong thời gian gần đây. Theo cảnh sát, từ tháng 6.2017 đến nay, đã có hơn 240 giáo sĩ xin phép mang vũ khí, gồm 188 linh mục và 58 mục sư. Đức cha Valles nhận định: “Tôi không đồng ý cách hành động như thế. Linh mục là người trở nên đồng hình, đồng dạng với Chúa Kitô. Giáo hội dạy rằng linh mục hành động trong cương vị của Chúa Kitô, giữa lòng Hội Thánh và xã hội do ơn bí tích truyền chức linh mục. Chúng ta phải nhìn thấy và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa Kitô nơi linh mục. Sự đồng hình đồng dạng với Chúa như thế không cho phép linh mục mang khí giới để tự vệ”.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024