Lễ tuyên thệ lính gác Thụy Sĩ ở Vatican

Lực lượng lính gác Thụy Sĩ vừa tổ chức lễ nhập ngũ đối với 34 tân binh, và các lính gác mới đã tuyên thệ bằng mọi giá, thậm chí xả thân để bảo vệ Ðức Giáo Hoàng.

Anh Gian Andrea Bossi, 20 tuổi, người thành phố Davos (Thụy Sĩ), là một những người được vinh dự đứng vào hàng ngũ của các vệ binh của Ðức Thánh Cha. Sau lễ tuyên thệ hôm 6.5, tân binh Bossi chia sẻ: “Ðây là vinh dự cho tôi, cho tất cả chúng tôi… Chúng tôi đã chuẩn bị cho thời khắc trọng đại này trong nhiều tuần, nhiều tháng”. Trở thành lính gác Thụy Sĩ là điều mà anh luôn mong mỏi để có thể phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội.

Lễ tuyên thệ của một trong những lực lượng vũ trang thường trực lâu đời nhất thế giới đã diễn ra vào dịp kỷ niệm 494 năm sự kiện Rome bị cướp phá: Ngày 6.5.1527, 147 lính gác Thụy Sĩ đã hy sinh mạng sống để bảo vệ Ðức Giáo Hoàng Clement VII trong vụ binh biến đẫm máu. Do các biện pháp giới hạn phòng chống dịch Covid-19, chỉ có thân nhân của các tân binh và giới truyền thông được phép tham gia buổi lễ tại sân San Damaso của Ðiện Tông tòa.

Một ngày trước đó, người thân của các lính gác mới đã có mặt tại nhà thờ Santa Maria della Pietà dự buổi cầu nguyện. Ðức Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin cũng chủ sự thánh lễ cho các lính gác ở Vương Cung Thánh Ðường Thánh Phêrô vào buổi sáng trước lễ tuyên thệ. Tại buổi lễ, khi được xướng tên, từng lính gác mới gia nhập đều tiến về nơi đặt cờ của lực lượng. Tay trái nắm chặt ngọn cờ, người lính đưa bàn tay phải lên, mở ra 3 ngón tay nhằm bày tỏ đức tin vào Chúa Ba Ngôi, và đọc lớn lời tuyên thệ trung thành với Ðức Giáo Hoàng.

Ông Gérald Crettaz, cha của tân binh Baptiste Crettaz (23 tuổi), cho biết ông vô cùng tự hào về quyết định của con trai. “Thời nay, khi ai nấy đều ích kỷ và chỉ nghĩ đến bản thân, thật sự vô cùng vinh dự khi con trai tôi cam kết vì một điều lớn lao hơn, thay mặt cho tất cả mọi người”, người cha chia sẻ.

Lực lượng lính gác Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1506 theo lệnh của Ðức Giáo Hoàng Julius II, và kể từ đó cùng với lực lượng hiến binh Vatican chịu trách nhiệm bảo vệ Ðức Thánh Cha và Tòa Thánh. Những người muốn tham gia lực lượng lính gác Thụy Sĩ cần đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt. Các ứng viên phải là tín hữu Công giáo, chưa kết hôn, cao 1m72 trở lên và tuổi từ 19 - 30. Tất cả đều phải là công dân Thụy Sĩ, và được cha chánh xứ đề cử.

“Ðó là trách nhiệm mà chỉ người Thụy Sĩ có thể đảm nhận, và vì thế điều quan trọng là những công dân trẻ tuổi của Thụy Sĩ cần phải cam kết thực hiện”, theo tân binh Baptiste Crettaz. “Việc chúng tôi sẵn sàng hy sinh vì Ðức Giáo Hoàng thật sự đại diện cho điều gì đó vô cùng mạnh mẽ và rất ý nghĩa”, anh bày tỏ.

ÐỊNH NGUYỄN

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.