Vào năm 1931, nữ tu người Ba Lan Faustina Kowalska đã nhìn thấy Chúa Giêsu thị hiện. Ngài bảo sơ vẽ lại những gì đã nhìn thấy cùng dòng chữ “Giêsu, con tin Ngài”. Sơ Faustina đã vâng lời và thực hiện yêu cầu, kết quả là bức tranh Lòng Chúa Thương xót ra đời. Đây là một trong những hình ảnh Chúa Giêsu được nhiều người thờ kính nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, không dễ dàng để bảo quản bức tranh ở nơi an toàn. Trong quá khứ, bức tranh đã từng bị đánh cắp, mua bán, thậm chí bị đem chôn. Theo nhà báo David Murgia, tác giả cuốn sách về thánh Faustina và bức tranh danh tiếng, mọi người thường nghĩ tranh Lòng thương xót Chúa khởi nguồn từ Krakow. Tuy nhiên, bức tranh ở Karkow được vẽ vào năm 1944 bởi Adolf Hyla. Bức tranh nguyên thủy đã được Marcin Kazimirowski vẽ trước đó 10 năm dưới sự chứng kiến của thánh Faustina.
Có một sự khác biệt lớn giữa hai bức: ánh mắt của Thiên Chúa ở bức tranh nguyên thủy không nhìn vào con người, mà hướng xuống dưới. Bởi vì Thiên Chúa không áp đặt, mà mời gọi. Ngài không nhìn thẳng phía trước vì Ngài không muốn đe dọa, vì thế Ngài nhìn hướng xuống.
Tranh đã từng có mặt ở Ba Lan, Lithuania và Belarus. Trải qua nhiều cuộc chiến, bức tranh vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
![]() |
Bức tranh Lòng Chúa thương xót nguyên thủy |
![]() |
Thiện Tâm (theo Rome Reports)
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.