Lời kêu gọi của các Hồng y, Thượng phụ, Giám mục thế giới gởi Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP 21 nhóm tại Paris

Thứ sáu 30.11.2015 Hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc triệu tập về sự thay đổi khí hậu quen gọi là Hội nghị COP 21 sẽ khai diễn tại Paris, thủ đô Pháp, kéo dài đến ngày 11.12.2015.

Trong thông điệp Laudato Si’ về việc bảo vệ căn nhà chung và trái đất, Đức Thánh Cha Phanxicô tỏ ra rất quan tâm đến Hội nghị này và cầu mong Hội nghị sẽ đề ra những biện pháp cụ thể có tính chất bó buộc để bảo vệ môi trường thiên nhiên chống lại sự suy thoái do sự thay đổi khí hậu gây ra.

Các Nghị phụ tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới 2015

Để hỗ trợ lập trường của Đức Thánh Cha, sáng 26.10.2015, các Hồng y, Thượng phụ, Giám mục vừa kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục thế giới kỳ thứ 14 về Gia đình đã nhóm họp và ký vào một lời kêu gọi gởi đến Hội nghị về biến đổi khí hậu COP 21. Ký vào tuyên ngôn này đại diện cho Á châu có Đức Hồng y Oswald Gracias, Tổng Giám mục Mumbai Ấn Độ, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu. Ngoài năm vị Chủ tịch Liên hiệp các Hội đồng Giám mục năm châu lục, còn có hai vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và Canada. Các vị kêu gọi các nhà thương thuyết đại diện các nước tại Hội nghị về biến đổi khí hậu COP 21 làm việc để thông qua một Hiệp định về Khí hậu chính đáng có tính chất bó buộc về pháp lý và đưa tới một sự thay đổi thực sự.

Sau đây là Lời kêu gọi

Đại diện Giáo hội Công giáo năm châu, chúng tôi các Hồng y, Thượng phụ và Giám mục họp nhau để nhân danh chúng tôi và những người được ủy thác cho sự chăm sóc mục vụ của chúng tôi, bày tỏ hy vọng chung của nhiều người rằng từ các cuộc thương thuyết ở Hội nghị về biến đổi khí hậu COP 21 ở Paris, sẽ có một hiệp định đúng đắn về khí hậu và bó buộc về pháp lý.

Chúng tôi đưa ra một đề nghị chính sách gồm 10 điểm được trình bày dựa trên kinh nghiệm cụ thể của nhiều người tại các đại lục khác nhau, cũng như dựa trên mối liên hệ những thay đổi khí hậu với những bất công và sự loại trừ về mặt xã hội những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trong số các công dân của chúng ta.

Những thay đổi khí hậu: thách đố và cơ may

Trong Thông điệp Laudato Si’ (LS) gởi tới mọi người đang cư ngụ trên trái đất này (LS 3), Đức Giáo hoàng Phanxicô khẳng định rằng “những thay đổi khí hậu là một trong những thách đố chính hiện nay đối với nhân loại (LS 25). Khí hậu là một thiện ích chung được chia sẻ và thuộc về tất cả mọi người và dành cho mọi người (LS 23). Môi trường thiên nhiên là một thiện ích của tập thể, là gia sản của toàn thể nhân loại và là trách nhiệm của tất cả mọi người (LS 95).

Dù là tín hữu hay không, ngày nay chúng ta đều đồng ý rằng trái đất thiết yếu là một gia sản chung, những hoa trái của trái đất nhằm hữu ích cho tất cả. Đối với các tín hữu, điều này cũng là vấn đề trung thành với Đấng Tạo hóa xét vì Thiên Chúa đã dựng nên thế giới cho tất cả mọi người. Vì thế mỗi đường lối tiếp cận ở môi sinh phải bao gồm một viễn tượng xã hội để đạt tới các quyền căn bản của người nghèo và những người kém may mắn (LS 93).

Trao đổi bên lề Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới

Thiệt hại đối với khí hậu và môi trường có ảnh hưởng rất lớn. Vấn đề này nảy sinh tiếp theo sự thay đổi rất mau lẹ về khí hậu trên toàn trái đất với các hậu quả theo đó và nó thách thức chúng ta định nghĩa lại những ý niệm về tăng trưởng và tiến bộ. Đây là vấn đề lối sống. Vì ảnh hưởng của khí hậu mang chiều kích hoàn cầu, buộc chúng ta phải tìm ra một giải pháp đồng thuận và mời gọi chúng ta thực thi tình liên đới đại đồng giữa các thế hệ và trong cùng một thế hệ với nhau (LS 13, 14, 162).

Đức Giáo hoàng định nghĩa thế giới như căn nhà chung, vì thế khi quản lý trái đất, chúng ta phải để ý sự suy thoái về mặt nhân sự và xã hội là hệ lụy của một môi trường bị hư hỏng. Chúng tôi yêu cầu thực thi một lối tiếp cận môi sinh toàn diện. Chúng tôi yêu cầu đặt công bằng xã hội nơi trọng tâm sự chú ý để “lắng nghe tiếng kêu của trái đất cũng như tiếng kêu của những người nghèo” (LS 49).

Sự phát triển bền vững phải bao gồm người nghèo

Trong khi người ta than phiền về ảnh hưởng mạnh mẽ của sự thay đổi khí hậu đối với mực nước biển, đối với những hiện tượng khí quyển khắc nghiệt, sự suy thoái hệ thống môi sinh, sự mất đi những loại sinh vật khác nhau, Giáo hội cũng là chứng nhân về sự thay đổi khí hậu đang tạo nên những hậu quả tiêu cực, nhất là trên các cộng đoàn và các dân tộc dễ bị tổn thương nhất. Đức Giáo hoàng Phanxicô lưu ý chúng ta về những hậu quả không thể chữa lành được do sự thay đổi khí hậu không được kiểm soát tại nhiều nước đang phát triển trên toàn thế giới. Ngoài ra trong diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói rằng sự lạm dụng và hủy hoại môi trường cũng kéo theo một tiến trình loại trừ không thể ngăn chặn được.

Các vị lãnh đạo can đảm tìm kiếm Hiệp định có sức bó buộc phải thực thi

Xây dựng và duy trì căn nhà chung lâu bền đòi phải có một hàng ngũ lãnh đạo chính trị can đảm và có sáng kiến. Một điều không thể thiếu được là kiến tạo một hệ thống quy tắc bao gồm tất cả những hạn chế và đảm bảo việc bảo vệ các hệ thống môi sinh (LS 53)..

Những bằng chứng khoa học đáng tin cậy cho thấy rằng phần lớn sự gia tăng thay đổi khí hậu là do hoạt động không được kiểm soát của con người, sự tùy thuộc thái quá các nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân đầu tiên. Đức Giáo hoàng và các vị lãnh đạo tôn giáo khác nhạy cảm đối với thiệt hại gây ra cho môi trường, kêu gọi giảm bớt tối đa việc thải thán khí và các khí độc khác.

Hiệp với Đức Thánh Cha, chúng tôi kêu gọi thực hiện một bước tiến dài ở Paris, đạt tới một thỏa hiệp hoàn cầu và mang lại một sự thay đổi thực sự được mọi người ủng hộ, dựa trên những nguyên tắc liên đới, công bằng và dấn thân. Hiệp định này phải đặt công ích của nhân loại lên trên lợi ích quốc gia. Điều thiết yếu là các cuộc thương thuyết được kết thúc với một hiệp định bó buộc bảo vệ căn nhà chung của chúng ta và tất cả những người dân trên đó.

Chúng tôi các Hồng y, Thượng phụ và Giám mục kêu gọi tất cả mọi người đưa ra 10 đề nghị chính sách chuyên biệt. Chúng tôi kêu gọi Hội nghị COP 21 ở Paris đạt tới một hiệp định quốc tế để giới hạn sự gia tăng nhiệt độ hoàn cầu trong mức độ đã được đề nghị bởi cộng đồng khoa học quốc tế, để tránh những ảnh hưởng thê thảm về khí hậu, nhất là trên các cộng đồng nghèo túng và dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi đồng ý là có một trách nhiệm chung, nhưng trách nhiệm ấy cũng khác nhau giữa các dân nước. Nhiều nước đã đạt tới mức độ khác nhau trong lãnh vực phát triển cần cộng tác với nhau để đạt tới một nỗ lực chung và cấp thiết.

Mười đề nghị của chúng tôi là:

1-Không những để ý tới các chiều kích kỹ thuật chuyên môn, nhưng nhất là cần để ý tới các chiều kích luân lý đạo đức của sự thay đổi khí hậu như được nói đến trong điều số 3 của Hiệp ước cơ bản của Liên Hiệp Quốc về sự thay đổi khí hậu.

2-Chấp nhận rằng khí hậu và khí quyển là những thiện ích chung hoàn cầu thuộc về tất cả mọi người và dành cho mọi người.

3-Thông qua một hiệp định hoàn cầu đúng đắn mang lại một sự thay đổi thực sự và có công hiệu bó buộc về pháp lý dựa trên quan điểm của chúng ta về thế giới, nhìn nhận sự cần thiết phải sống hòa hợp với thiên nhiên và bảo đảm sự tôn trọng các quyền con người cho tất cả mọi người kể cả những quyền của các thổ dân bản xứ, phụ nữ, trẻ em và các công nhân.

4-Giới hạn tối đa sự gia tăng nhiệt độ hoàn cầu và ấn định một mục tiêu để hoàn toàn loại bỏ than trong vòng nửa thế kỷ để bảo vệ các cộng đồng phải chịu những ảnh hưởng trước tiên của sự thay đổi khí hậu, như những hải đảo trong Thái Bình Dương và những vùng duyên hải.

Bảo đảm sao cho mức độ nhiệt độ được ấn định bằng một hiệp định hoàn cầu bó buộc về pháp lý với những cam kết long trọng giảm bớt thán khí, những hành động từ phía tất cả các nước để ý hoàn toàn tới trách nhiệm chung của họ, nhưng khác nhau và tôn trọng khả năng của mình dựa trên căn bản các nguyên tắc công chính, trách nhiệm lịch sử và trên quyền phát triển lâu dài.

Để bảo đảm sao cho sự giảm bớt thán khí từ phía các chính phủ phù hợp với mục tiêu loại bỏ than, các chính phủ phải thực hiện những cuộc tái khám định kỳ về những cam kết đã đề ra. Để những kiểm soát này đạt được mục đích cần phải có những nền tảng khoa học, phải theo những nguyên tắc công chính và phải có tính chất bó buộc.

5-Phát huy các kiểu mẫu phát triển mới và những lối sống phù hợp với khí hậu, đương đầu với sự chênh lệch và đưa con người ra khỏi tình trạng nghèo đói. Căn bản đối với điều này là chấm dứt thời kỳ dùng các nhiên liệu phiến thạch, dần dần loại trừ sự sản xuất thán khí kể cả những khí thải do những dụng cụ quân sự trên không và trên biển và giúp mọi người đạt tới các năng lượng có thể tái tạo với giá phải chăng một cách đáng tin cậy và chắc chắn.

6-Bảo đảm cho con người được nước dùng và đất đai với những hệ thống lương thực lâu dài và kháng cự được khí hậu. Dành ưu tiên cho những giải pháp có lợi cho con người hơn là cho những lợi lộc.

7-Bảo đảm cho những người nghèo, những người dễ bị tổn thương nhất và bị thiệt hại trầm trọng cũng được can dự vào mọi cấp độ trong tiến trình quyết định.

8-Bảo đảm sao cho Hiệp định 2015 cung cấp một lối tiếp cận thích ứng, đáp ứng các nhu cầu trước mắt của các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất và dựa trên những khả thể khác của địa phương.

9-Nhìn nhận rằng những nhu cầu thích ứng tùy thuộc sự thành công trong việc thông qua các biện pháp giảm bớt. Các người trách nhiệm về sự thay đổi khí hậu có nghĩa vụ trợ giúp những người dễ bị tổn thương nhất trong việc thích ứng và quản lý những thiệt hại mất mát và trong sự chia sẻ những kỹ thuật và kiến thức chuyên môn cần thiết.

10-Cung cấp một lộ trình rõ ràng về cách thức các nước cần làm để cùng nhau đương đầu với những cam kết tài chánh có thể lường trước được, trước sau như một và những tài chánh cần thêm. Bảo đảm một sự tài trợ quân bình cho các hoạt động giảm bớt và những đòi hỏi thích ứng.

Tất cả những điều trên đòi phải có một sự ý thức nghiêm túc và giáo dục về môi sinh học.

Kinh nguyện cho trái đất

Lạy Thiên Chúa tình thương, xin dạy chúng con chăm sóc thế giới này là nhà chung của chúng con.

Xin soi sáng cho các vị lãnh đạo chính quyền khi họ nhóm họp tại Paris: biết quan tâm lắng nghe tiếng kêu của trái đất và của người nghèo; hiệp nhất trong tâm trí để can đảm mang lại câu trả lời, tìm kiếm công ích và bảo vệ mảnh vườn trái đất rất đẹp mà Chúa đã dựng nên cho chúng con, cho tất cả anh chị em chúng con và cho tất cả các thế hệ mai sau. Amen

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024