Nhà báo quốc tế đầu tiên viết về Mẹ Têrêsa Calcutta

“Trong mắt tôi, ngay từ phút đầu gặp gỡ, Mẹ đã là thánh trong cả cuộc đời”. Nhà báo Mỹ, người đầu tiên loan tin tức ra thế giới về công tác thiện nguyện thầm lặng của Mẹ Têrêsa, vẫn còn nhớ như in cái ngày đặc biệt vào năm 1966, khi ông có cơ hội gặp gỡ vị nữ tu đang phục vụ cho người nghèo ở các khu ổ chuột Calcutta (tên hiện nay là Kolkata).

Ai cũng có thể thấy được Mẹ hoàn toàn xứng đáng là một vị thánh. Trong mắt tôi, ngay từ phút đầu gặp gỡ, Mẹ đã là thánh trong cả cuộc đời. Mẹ Têrêsa vô cùng khiêm tốn nhưng lại hết sức thoải mái, vui vẻ”, theo cựu nhà báo của hãng tin Associated Press (AP) Joe McGowan Jr. (ảnh)chia sẻ với hãng tin Catholic News Agency (CNA).

Người nhỏ bé nhưng vĩ đại

Ông McGowan, 85 tuổi, là phóng viên AP suốt 42 năm, chuyên đưa tin về chiến tranh, các cuộc cách mạng và những trận động đất. Vào năm 1966, ông đảm nhiệm vị trí trưởng văn phòng quản lý thông tin của cả một khu vực rộng lớn, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Nepal, Ceylon và quần đảo Maldives. Một ngày nọ, trong lúc tìm cách khai thác những tin tức hay ho, ông trao đổi với một biên tập của nhật báo Calcutta, hỏi về những tin tức bất thường hoặc bị bỏ quên. Ông McGowan nhớ lại: “Cuối cùng ông ấy nói, ‘À, có một nữ tu nhỏ bé cứ đi loanh quanh thu thập xác người chết’, và tôi biết mình đã có một câu chuyện”.

Người phóng viên bắt xe đến nơi Mẹ Têrêsa chăm sóc người sắp chết và ở đó hai ngày. Khi mới gặp, vị nữ tu khoác lên người một bộ sari (trang phục truyền thống) bằng loại vải rẻ tiền mà những phụ nữ nghèo Ấn Độ hay mặc. “Ở Mẹ không hề toát ra bất cứ sự kiêu căng nào”, ông McGowan kể. Vị nữ tu này cứ đi khắp Calcutta với chiếc xe kéo 2 bánh. Cùng với hai người đàn ông được thuê, Mẹ lần lượt đưa về những người đang hấp hối. Nhà báo kỳ cựu giải thích: “Vào thời đó, không có đủ giường bệnh ở những chỗ như Calcutta. Vì thế, nếu bạn bị bác sĩ tuyên bố bệnh hết thuốc chữa, gia đình buộc phải đến nhận người bệnh về nhà để trả giường cho người khác. Nếu không có ai đến đón, họ quẳng bạn ra lề đường nằm chờ chết”.

Kể từ năm 1952, Mẹ Têrêsa và các nữ tu của dòng Thừa Sai Bác Ái luôn tay chăm sóc những người bị ruồng bỏ và sắp chết tại Nhà Khiết Tâm. Nơi này từng là một đền thờ của Ấn giáo, được chia làm 2 phần cho nam, nữ. Điều kiện ở đây cũng khá ngặt nghèo. “Họ ngủ trên những tấm đệm sơ sài. Người đông đến nỗi họ thậm chí khó có thể đứng dậy mỗi khi cần đi vệ sinh. Tôi cố gắng không gây choán chỗ, những con người tội nghiệp đó đã quá sức chật chội rồi”, theo nhà báo Mỹ. May mắn là dưới sự chăm sóc của Mẹ Têrêsa và các nữ tu, một số bệnh nhân hồi phục, có thể đứng dậy và tự đi lại. Nhà báo McGowan phải thú nhận là ông “vô cùng ấn tượng” trước công việc của vị nữ tu, và điều đó phản ánh qua những bài viết của ông về “người phụ nữ nhỏ bé nhưng vĩ đại”.

Sự an tường trong thế giới nổi loạn

Bài viết trên hãng tin AP từ tháng 3.1966 là bài báo quốc tế đầu tiên về Mẹ Têrêsa. Ông McGowan không biết rằng thông qua những câu chữ trong các bài phóng sự, liệu mình có thể giải thích được động lực mạnh mẽ nào đã thúc đẩy vị nữ tu gầy gò làm nên những điều vượt ngoài sự tưởng tượng của người thường. Nhà báo tiếp tục trải lòng, bày tỏ sự kính phục sâu sắc đối với Mẹ Têrêsa, về những gì mà bà đã làm cho những kiếp người cùng khổ của khu ổ chuột Calcutta: “Mẹ muốn làm việc cho Thiên Chúa, tôi nghĩ Mẹ sẽ nói như thế nếu được hỏi. Tôi không theo đạo, nhưng rõ ràng đây là một phụ nữ tuyệt vời”.

Ông McGowan không thể nào quên được Calcutta vào những năm 1960: “Calcutta là nơi không có luật lệ, tự sinh tự diệt. Tôi gặp hai phụ nữ không mảnh vải che thân, tóc xõa, lang thang trên đường. Họ thấy một mẩu thuốc lá còn dở, chụp lấy, nhai nát và nuốt trọng. Đó là thứ mà bạn phải chứng kiến trên đường phố Calcutta vào những ngày đó”, nhà báo McGowan chìm sâu vào ký ức. Một lần khác, ông thấy một nhóm sinh viên đứng chờ xe điện, càng lúc càng nổi giận vì xe đến quá trễ: “Họ giận đến nỗi khi thấy được bóng dáng chiếc xe, liền đốt nó cháy trụi. Có nghĩa là hôm sau lại càng ít xe điện hơn để chở mọi người”.

Trong một thế giới như vậy, ông McGowan khắc sâu hình ảnh “an tường, tĩnh lặng, khiêm cung” của vị nữ tu: “Mẹ làm mọi việc, như thể đó chính là cuộc sống của mình, và chẳng hề khoe khoang về điều đó”. Những người được Mẹ Têrêsa giúp đỡ đã bày tỏ lòng biết ơn vô vàn đối với người duy nhất chìa tay cứu giúp họ vào lúc khốn cùng.

Nhà báo Mỹ và nhân vật của cả đời ông đã hội ngộ khi Mẹ Têrêsa thăm Denver vào tháng 5.1989. Vị nữ tu đã trao cho ông một lời chúc do chính tay Mẹ viết: “Hãy yêu thương mọi người như Thiên Chúa yêu bạn. Ngài sẽ ban ơn lành cho ông”. Nhà báo McGowan xem đây là một trong những báu vật trân quý nhất trong đời mình.

ĐỊNH NGUYỄN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024