Nhà tiên phong của khoa học thực nghiệm

Tu sĩ dòng Phanxicô Roger Bacon (1214-1294) là một nhà bác học lỗi lạc người Anh, với những đóng góp quan trọng về lãnh vực quang học, toán học, ngôn ngữ học, triết học, và đặc biệt là khoa học thực nghiệm.

Thầy Roger Bacon sinh năm 1214 tại làng Ilchester, hạt Somerset, Anh. Vô cùng sáng dạ, năm 14 tuổi, đã trở thành sinh viên Ðại học Oxford và được học với các danh sư như thánh Edmund Rich. Từ năm 1237, thầy sang Pháp, tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Paris và có nhiều dịp gặp gỡ những nhà bác học đương thời như nhà thần học Alexandre de Halès; Ðức cha Guillaume d’Auvergne - Giám mục Paris; nhà vật lý - hóa học Pierre de Maricourt… Năm 1256, Roger Bacon trở thành tu sĩ dòng Phanxicô.


Thông tuệ nhiều lãnh vực

Thầy Roger Bacon học thêm nhiều thứ tiếng như Hy Lạp, Ả Rập, Do Thái để có thể nghiên cứu sâu rộng tác phẩm của các tác gia nổi tiếng ở khắp thế giới. Cũng nhờ vậy, ngài có vốn kiến thức khổng lồ về nhiều ngành khoa học, như vật lý, toán học, thiên văn học… Từ năm 1265, được sự ủng hộ của Ðức Giáo Hoàng Clêmentê IV, con đường khoa học của thầy Bacon được nhiều thuận lợi hơn. Ðức Thánh Cha yêu cầu thầy thường xuyên gởi kết quả các nghiên cứu của mình cho ngài.

Tranh vẽ thầy Bacon trình bày về một nghiên cứu của mình với hội đồng của Đại học Paris

Vị tu sĩ dòng Phanxicô đã đóng góp cho ngành vật lý những ghi nhận, khám phá quan trọng về quang học, bao gồm hiện tượng khúc xạ; những phân tích về cầu vồng hay mô tả về “phòng tối” - nền tảng để các nhà khoa học đời sau chế tạo ra máy chụp ảnh. Ngoài các tác phẩm về khoa học, thầy còn có hai cuốn sách về ngữ pháp của tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái. Theo một số tài liệu, thầy Bacon có thể cũng là người đã chế tạo hoặc là một trong những người đầu tiên viết về thấu kính, kính viễn vọng sơ khai, thuốc nổ… Những phát minh này được vị tu sĩ ghi chép rất tỉ mỉ, chẳng hạn như đoạn sau đây về thuốc nổ: “Chỉ một nhúm bột nhỏ, cũng có thể gây ra tiếng động rất lớn, ánh sáng chói lòa. Với thứ này, chúng ta thậm chí có thể phá hủy các thành phố và nhiều loại vũ khí…”. Năm 1267, thầy đã đề xuất thay đổi cách tính lịch để chính xác hơn.

Quan sát vũ trụ


Dự báo tương lai

Thầy Bacon vẫn luôn khẳng định: “Không có suy diễn nào mang lại sự chắc chắn, tất cả phải dựa trên thực nghiệm”, thực nghiệm về khoa học hay những trải nghiệm về tôn giáo. Theo thầy, khoa học tự nhiên bao gồm quang học, thiên văn học, khoa học đo lường, giả kim, nông học, y học và nhất là khoa học thực nghiệm. Ðây là góc nhìn rất tiến bộ vào thời đó. Tuy không phải là cha đẻ của khoa học thực nghiệm nhưng vị tu sĩ là một trong những nhà bác học đầu tiên thực hành và quảng bá một cách mạnh mẽ tính cần thiết của những thí nghiệm trong khoa học. Trong các tác phẩm của mình, thầy Bacon nhấn mạnh rằng suy niệm, phỏng đoán, lý luận là không đủ. Ðể những lý luận này có giá trị, cần phải làm các cuộc thử nghiệm để kiểm tra lại một cách nghiêm túc và ghi chép, phân tích kết quả thu được.

Bản ghi chép về quang học của vị tu sĩ dòng Phanxicô

Cụ thể, với vật lý, việc kiểm nghiệm có thể được thực hiện bằng những dụng cụ phù hợp hoặc dựa trên chứng cứ từ những gì đã xảy ra trong thực tế. Còn các lý thuyết về thiên văn học thì phải dựa trên những ghi chép, hình ảnh vẽ lại từ những gì mà các học giả đã quan sát được. Thầy Bacon cũng đánh giá rất cao tầm quan trọng của toán học: “Mọi lãnh vực khoa học đều dựa trên toán học”. Tất cả quan điểm trên đều cho thấy ông có góc nhìn vượt trội so với những người cùng thời, thậm chí có những ghi nhận được xem là “nói trước tương lai”, dự đoán được sự ra đời nhiều thế kỷ sau của xe hơi, máy bay, tàu ngầm…, như đoạn trích sau đây được thầy viết trong một tác phẩm vào năm 1260:

Bia tưởng niệm tại Oxford

“Chúng ta có thể làm được những cỗ máy thay cho người chèo, và hoạt động tốt, thậm chí còn nhanh hơn những con tàu lớn trên sông hay trên biển với lực lượng thủy thủ hùng hậu. Chúng ta cũng có thể thực hiện những cỗ xe không cần con gì kéo nhưng vẫn di chuyển với tốc độ khó tin. (…) Ngày nào đó, chúng ta sẽ làm ra một cỗ máy biết bay mà con người ngồi ở giữa điều khiển để đôi cánh nhân tạo có thể đập trong không khí như chim trời. (…) Chúng ta còn có thể chế tạo một cỗ máy di chuyển dễ dàng dưới biển, xuống tận đáy, mà người ngồi trong không gặp nguy hiểm. (…) Và những gì con người làm được sẽ vượt qua mọi giới hạn, chẳng hạn như các cây cầu bắc qua sông mà không cần cột trụ, hay những loại máy không tưởng”.

Lan Chi

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Từ ngày 26 đến 29.9, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô thực hiện chuyến thăm Luxembourg và Bỉ - chuyến tông du thứ 46 trong triều đại của ngài, mang thông điệp quan trọng về vai trò tương lai của nơi được xem là “trái tim” châu Âu.
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Lễ làm phép khánh thành bức tranh khảm Đức Mẹ Hòa Bình theo phong cách Hàn Quốc vừa diễn ra tại Vườn Vatican vào ngày 20.9.2024.
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 về Hiệp hành diễn ra từ ngày 2 đến 27.10.2024 tại Vatican.
Giáo dục thanh thiếu niên về biến đổi khí hậu
Giáo dục thanh thiếu niên về biến đổi khí hậu
Tổ chức tu sĩ Đa Minh vì Công lý và Hòa bình (Dominicans for Justice and Peace), cùng với Gia đình Đa Minh Philippines, đã hợp tác với Đại học Santo Tomas và Trung tâm Giáo dục và Phát triển chuyên môn (CCPED) ra mắt sổ tay “Giáo dục về...
Nhà thờ Kanda kỷ niệm 150 năm hình thành và phát triển
Nhà thờ Kanda kỷ niệm 150 năm hình thành và phát triển
Trong lễ kỷ niệm 150 năm ngôi nhà nguyện nhỏ đầu tiên được các linh mục của Hội Thừa sai Paris (MEP) xây dựng và ngày nay là nhà thờ Kanda, Đức cha Isao Kikuchi - Tổng Giám mục Tokyo - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết...
Giáo hội tại Ấn Độ thu hút trẻ em học giáo lý
Giáo hội tại Ấn Độ thu hút trẻ em học giáo lý
Tổng Giáo phận Madras-Mylapore đã triển khai thêm sáng kiến thu hút thiếu nhi học giáo lý được áp dụng cho từng lứa tuổi.