Những nơi từng in bóng Chúa Giêsu

Chúa Giêsu từng đến nhiều nơi giờ đây thuộc Israel, Palestine, Ai Cập, Li Băng, và giới khảo cổ học lần theo dấu vết của Người dựa trên các ghi chép của Kinh Thánh.

1. Núi Ðền

Vào thời Chúa Giêsu, Núi Ðền là địa điểm đặt Ðền thờ Thứ hai. Theo Phúc Âm thánh Matthêu, Chúa Giêsu nổi giận khi thấy những người đổi tiền và thương nhân làm việc ở Núi Ðền. Ngài lật bàn họ và nói những người này đang biến ngôi nhà của sự cầu nguyện và thiêng liêng thành địa điểm cướp bóc. Vào năm 70, trong một cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại đế quốc La Mã, quân đội La Mã đã phá hủy Ðền thờ Thứ Hai. Bức tường Phía Tây (hay Bức Tường Than khóc) là một trong những phần còn sót lại đến ngày nay của đền thờ xưa.

2. Nazareth

Theo Kinh Thánh, dù Chúa Hài Ðồng chào đời ở Bêlem, hầu như toàn bộ thời niên thiếu của Người đều ở Nazareth, phía bắc Israel. Các kết quả khảo cổ học gần đây phát hiện trong thế kỷ thứ nhất, Nazareth là khu định cư Do Thái với những người dân từ chối chấp nhận bị đồng hóa bởi văn hóa La Mã. Ðồng thời, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện vài thế kỷ sau khi Chúa Giêsu bị hành hình trên thập tự giá, con người bắt đầu tôn thờ ngôi nhà mà Người từng lớn lên. Giới lãnh đạo của đế quốc Byzantine (kiểm soát Nazareth đến tận thế kỷ 7) đã trang trí ngôi nhà bằng các bức tranh khảm, và xây một nhà thờ bên trên.

3. Biển Galilee

Một vài câu chuyện trong các Phúc Âm diễn ra trên biển Galilee hoặc cạnh bờ biển, chẳng hạn như Chúa Giêsu bước đi trên mặt biển và một số tông đồ của Ngài là ngư dân. Trong quá trình cần mẫn khai quật, giới khảo cổ học tìm được nhiều tàn tích xung quanh biển Galilee, bao gồm cấu trúc bằng đá khổng lồ trọng lượng 60.000 tấn và có lẽ hơn 4.000 năm tuổi. Cấu trúc hình nón này được làm từ đá cuội basalt, giống như những nơi đánh dấu địa điểm mai táng.

Phần còn lại của một con tàu đánh cá 2.000 năm tuổi cũng được phát hiện vùi sâu trong bùn dọc theo biển Galilee vào năm 1986. Với chiều dài 8,2m, rộng 2,3m, con tàu nhiều khả năng có thể chở được 5 người. Ðược làm từ gỗ tuyết tùng trên khung sồi, nó cho phép người thời nay phần nào hiểu được cách thức con người hành nghề đánh cá vào thời Chúa Giêsu.

4. Bêlem

Theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu chào đời vào năm 1 sau Công nguyên ở Bêlem, giờ đây thuộc Bờ Tây. Các hoạt động khảo cổ ở Bêlem và khu vực xung quanh cho thấy thành phố này có nguồn gốc từ ít nhất là 4.000 năm trước. Trong khi đó, nhà thờ Giáng Sinh đã được xây dựng từ thế kỷ 6 và hiện là di sản thế giới được tổ chức UNESCO công nhận. Ðáng tiếc là những kẻ trộm mộ và cướp bóc đã phá hủy nhiều địa điểm khảo cổ tại Bêlem trong những thế kỷ qua.

5. Giêricô

Phúc Âm mô tả Chúa Giêsu đã thăm Giêricô và thực hiện phép lạ chữa người mù sáng mắt. Ðám đông theo Người đi khắp thành phố và Ðức Giêsu ở lại nhà của một người thu thuế tên Giakêu. Các hoạt động khảo cổ đã chứng minh Giêricô, còn gọi là Tell es-Sultan và hiện ở Bờ Tây, từng được con người định cư hơn 10.000 năm, biến nơi này thành một trong những đô thị cổ nhất trên Trái đất. Dù Giêricô trải qua vài lần bị tàn phá, nó luôn được xây dựng lại và đến nay vẫn có người sống ở đây. Vua Hêrôđê cũng cho xây 3 cung điện gần Giêricô, nơi ông trải qua mùa đông, và các nhà nghiên cứu đã tìm được chứng cứ liên quan sau một thời gian đào bới.

6. Capernaum

Có thời gian Chúa Giêsu sống ở Capernaum, một thị trấn gần biển Galilee. Tại đây, Ngài thực hiện một số phép lạ, như chữa lành người hầu của một sĩ quan La Mã. Ðức Giêsu cũng vài lần rao giảng ở đền thờ Capernaum. Các nhà khảo cổ học phát hiện cổ trấn này và tiến hành khai quật đền thờ cách đây vài thập niên. Họ phát hiện từ thời xưa, đền thờ được xây dựng lại và không ít lần bị thay đổi. Ða số tàn tích còn sót lại đến ngày nay đều được bổ sung sau khi Chúa Giêsu về trời. Tuy nhiên, họ cũng tìm được phần móng của đền thờ từ thế kỷ thứ nhất nằm bên dưới cấu trúc mới hơn, và các chuyên gia cho rằng đây là phần móng của đền thờ từng được Chúa Giêsu rao giảng.

Các nhà khảo cổ học cũng khai quật được nhà cửa ở Capernaum có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm, vào thời Chúa Giêsu. Một trong các ngôi nhà này được người xưa tôn thờ là nhà của thánh Phêrô. Theo Phúc Âm thánh Matthêu, Chúa Giêsu đến thăm nhà của vị tông đồ và chữa lành cho thân nhân của thánh Phêrô.

7. Hồ Bethesda

Phúc Âm thánh Gioan ghi lại khi Chúa Giêsu ở Jerusalem, Ngài đến hồ Bethesda và làm phép lạ chữa lành bệnh tật. Ðức Giêsu trò chuyện với một người đàn ông bị tàn tật suốt 38 năm và không thể bước vào hồ. Khi nghe câu chuyện của người này, Chúa Giêsu nói ông ta hãy đứng lên và bước đi. Và người đàn ông có thể đi được. Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật 2 hồ được người xưa xem là hồ Bethesda. Một nhà thờ được xây dựng bên trên nơi này vào thế kỷ thứ 5.

Ling Lang

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.