Những vị linh mục tử đạo trong dịch bệnh ở Louisiana

Suốt 150 năm qua, các thế hệ tín hữu ở TP Shreveport (bang Louisiana, Mỹ), luôn nhớ về tấm gương của 5 vị linh mục người Pháp từng hy sinh trong dịch sốt vàng da. Các ngài đã chính thức được Giáo hội nhìn nhận là “tôi tớ Chúa”.

Sau khi xức dầu cho cụ bà 98 tuổi mắc Covid-19 ở TP Shreveport, miền bắc bang Louisiana (Mỹ), cha Peter Mangum bất chợt nhớ về 5 vị linh mục Pháp từng trả giá bằng mạng sống để chăm sóc những người ốm đau vì dịch sốt vàng da tại đây vào cuối thế kỷ 19. “Thời điểm bước vào căn phòng, tôi đã rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, tấm che mặt. Bà cụ ngồi trên ghế, đưa tay về phía tôi. Tôi nắm tay cụ và xức dầu”, cha Mangum chia sẻ với Crux.

5 vị mục tử đã hy sinh vì đoàn chiên trong dịch sốt vàng da

Lòng dũng cảm và sự hy sinh

Khi quay về nhà, dù luôn sẵn sàng tâm lý không hề sợ hãi trước dịch bệnh, vị linh mục phát hiện mình khó có thể theo kịp các bậc tiền nhân. Các cha người Pháp Jean Pierre, Jean-Marie Biler, François Le Vézouët, Isidore Quémerais và Louis Marie Gergaud đã tự nguyện đến Louisiana trong giai đoạn bùng nổ dịch sốt vàng da năm 1873. “Nhóm 5 vị biết rằng họ đến đây để chịu chết”, cha Mangum nói. Hồi tháng 5, Ðức Giám mục Francis Malone của giáo phận Shreveport đã viết thư thỉnh nguyện nhìn nhận các vị là “tôi tớ Chúa” và cũng là bước đầu tiên của tiến trình tuyên thánh. Và ngày 9.12, 5 vị linh mục người Pháp đã chính thức được nhìn nhận là tôi tớ Chúa.

Giáo phận Shreveport

Từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 12.1873, Shreveport đã tổn thất ¼ dân số vì dịch sốt vàng da. Sốt vàng da là một bệnh sốt xuất huyết do muỗi lây lan, gây ra các triệu chứng sốt, nôn ói, đau cơ bắp và có thể dẫn đến suy thận, gan. Trong khi ai nấy tìm cách tháo chạy khỏi vùng dịch, các cha người Pháp Pierre và Quémerais, lúc đó được bề trên gởi đến thành phố miền bắc Louisiana, vẫn tiếp tục tình nguyện chăm sóc cho các bệnh nhân. Còn linh mục Biler, cha tuyên úy của một nữ tu viện tại thành phố, cũng quyết định ở lại. Cha Pierre và cha Quémerais bị lây bệnh và qua đời. Khi cha Biler phát hiện mình ngã bệnh, ngài liên lạc cha Gergaud ở thị trấn kế bên. Cha Gergaud đã kịp đến để cho cha Biler xưng tội trước khi ngài trút hơi thở cuối cùng.

Thế nhưng, cha Gergaud cũng nhanh chóng trở thành nạn nhân kế tiếp. Khi nghe tin dữ, cha Le Vézouëtlập tức rời Natchitoches và đến Shreveport để tiếp nối công việc dở dang. Và vị linh mục cũng qua đời vì căn bệnh này.

Những tấm gương sáng

“Không có vị linh mục nào lùi bước, tiếp tục bám trụ vùng dịch dù biết rằng họ đang đối mặt với nguy cơ tử vong. Câu chuyện này vượt xa mọi sự tưởng tượng của những con người bình thường”, giáo sư sử học Cheryl White, Ðại học bang Louisiana ở Shreveport, đã nói về những vị mục tử sẵn sàng hiến dâng sinh mạng để phục vụ Thiên Chúa và cộng đoàn. Giáo sư White, cha Mangum và sử gia địa phương Ryan Smith trong 4 năm qua đã hợp lực nghiên cứu tường tận về cuộc đời của 5 vị tử đạo, trước khi xuất bản quyển sách nhan đề The Surest Path to Heaven: Shreveport Martyrs of 1873(tạm dịch: Con đường chân thành nhất đến thiên đường: Những vị tử đạo của Shreveport). Họ đã gởi một quyển cho Ðức Tổng Giám mục Christophe Pierre, Sứ thần Tòa thánh tại Mỹ.

Đức Giám mục Francis Malone thông báo vào ngày 9.12 rằng cả 5 vị đã được nhìn nhận là tôi tớ Chúa

Ðức cha Pierre là người gốc Bretagne, cùng quê hương với 5 vị linh mục Pháp. Các vị tử đạo đã đến Mỹ theo lời mời gọi của Ðức cha Auguste Marie Martin, Giám mục Natchitoches và là vị có nhiều công lao trong việc thành lập giáo phận Shreveport. Khi đến thăm Shreveport, Ðức Tổng Giám mục Pierre đã cầu nguyện trước mộ phần của các vị tôi tớ Chúa đồng hương và công nhận tầm quan trọng của tấm gương hy sinh của các bậc tiền bối trong giai đoạn khủng khoảng vì Covid-19. “Trước thách thức mà chúng ta đang đối mặt vì đại dịch, tôi cho rằng sự hy sinh của những con người vĩ đại này càng đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết đối với thời đại của chúng ta”, vị sứ thần người Pháp nhấn mạnh.

Đức Giám mục Francis Malone thông báo vào ngày 9.12 rằng cả 5 vị đã được nhìn nhận là tôi tớ Chúa

GIANG VÔ YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.