Nơi sinh thánh Augustinô và cây ô liu 1.700 tuổi

Sau 1.700 năm, một cây ô liu tiếp tục ghi dấu nơi từng là quê hương của thánh Augustinô, dù nơi này trên thực tế đã biến mất trong dòng chảy của thời gian.

Khi đề cập đến thánh Augustinô, với lễ kính vào ngày 28.8, người thời nay lại kết nối thánh nhân với cổ thành Hippo. Tuy nhiên, cậu bé Augustinô chào đời tại một thị trấn giờ đây không còn dấu vết, cách Hippo khoảng vài cây số. May mắn là sau nhiều thế kỷ, vẫn còn một địa điểm phổ biến gắn liền với vị thánh, đó là nơi có cây ô liu 1.700 năm tuổi.


Thị trấn biến mất Thagaste

Thánh Augustinô được thánh Monica hạ sinh ở Thagaste (ngày nay thuộc Algeria), một thị trấn của người Berber ở Bắc Phi. Thagaste được bao quanh bởi những khu rừng rậm rạp. Như nhiều thị trấn nhỏ khác vào thời cổ đại, đa số những chi tiết về Thagaste đều bị lãng quên theo dòng lịch sử. May mắn là cái tên Thagaste đã được nhắc đến trong cuốn “Lịch sử tự nhiên” của thống đốc La Mã kiêm triết gia và sử gia Gaius Plinius Secundus hồi thế kỷ thứ nhất. Theo ghi chép của ông Secundus, Thagaste nằm trong số “các thị trấn tự do” của khu vực.

Bà Rebecca Denova, giảng viên ngành nghiên cứu tôn giáo của Đại học Pittsburgh (Mỹ), cho biết trước khi thánh Augustinô chào đời, thị trấn này thuộc về vương quốc Numidia. Đây là vương quốc có vị trí địa chiến lược quan trọng, nằm giữa La Mã và các vùng đất thiết lập hoạt động thương mại với La Mã. “Kế đến, người La Mã đánh bại vương triều Numidia và bắt đầu đô hộ khu vực và thu hoạch nguồn ngũ cốc, ô liu dồi dào của vùng này. Cùng lúc, các lái buôn La Mã lần lượt đến đây định cư”, giảng viên Denova cho biết. Thánh Augustinô cũng bị ảnh hưởng bởi làn sóng La Mã hóa.

Biển giới thiệu về thánh Augustinô đặt gần cây ô liu

Còn ông Jim O’Donnell, thủ thư Đại học bang Arizona (Mỹ) và cũng là học giả về thánh Augustinô, lưu ý rằng Thagaste không phải là một địa điểm lớn về khía cạnh lịch sử. Thị trấn nhiều khả năng mới thành lập vào thế kỷ thứ hai, cách thời điểm thánh Augustinô ra đời vài trăm năm. Tuy nhiên, nơi này chứng kiến giai đoạn nhiều biến động trong lịch sử Giáo hội. “Cho đến năm 347, nhiều cộng đoàn ở Thagaste dưới quyền kiểm soát của phái Donatus, phái lạc giáo ở Bắc Phi. Một sứ giả của đế quốc La Mã với sự tháp tùng của các đội lính đi khắp khu vực Bắc Phi để kêu gọi các cộng đoàn này từ bỏ liên minh với Donatus và quay trở lại với Giáo hội. Điều này quan trọng vì thánh Monica sinh ra và lớn lên ở Thagaste. Cha của thánh Augustinô, ông Patricius ban đầu là kẻ dị giáo nhưng sau này chuyển sang Kitô giáo”, ông O’Donnell giải thích.


Trung tâm quan trọng ở châu Phi dưới thời La Mã

Thagaste được đánh giá là trung tâm Kitô giáo quan trọng ở châu Phi dưới thời La Mã. Nơi đây từng có một giáo phận, với nhà thờ chánh tòa. Bạn thân của thánh Alypius theo thời gian trở thành giám mục Thagaste chỉ sau vài năm cả hai người cải đạo sang Kitô giáo. Bất chấp sự tồn tại ngắn ngủi, Thagaste đóng góp được 3 vị giám mục để lại tiếng tăm trong lịch sử Giáo hội, thánh Firminus,thánh Alypiusvà thánh Gennarus.

Cây ô liu 1.700 tuổi

Về phần mình, thánh Augustinô lại gắn bó với thành Hippo và trở thành giám mục nơi này từ năm 396 đến khi qua đời vào năm 430. Ngài được xem là một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất của Kitô giáo. Thánh nhân để lại nhiều bài viết và ghi chép, trong đó quan trọng bậc nhất là các tác phẩm Tự thuật (khoảng năm 400) và Thành trì của Thiên Chúa (giai đoạn từ năm 413 đến 426). Hai tác phẩm này đã định hình việc chú giải Kinh Thánh và giúp xây dựng nền tảng cho đa số tư tưởng Kitô giáo vào thời Trung Cổ. Thánh Augustinô cũng được tuyên phong là Tiến sĩ Hội Thánh.

Quay lại thị trấn Thagaste, 17 thế kỷ sau, địa danh này vẫn tiếp tục “tồn tại” là một hiệu tòa; chẳng hạn Đức Tổng Giám mục Ivo Scapolo, Sứ thần Tòa Thánh, là Tổng Giám Mục hiệu tòa Thagaste. Trong khi đó, các thế kỷ chiến tranh, thời tiết, thay đổi chế độ đã gần như quét sạch mọi dấu vết của Thagaste. Ngày nay, nơi này hiện là Souk Ahras, thành phố của Algeria.

Bất chấp thời gian, một cây ô liu khổng lồ vẫn cắm rễ, đóng vai trò là “chứng nhân” cho thị trấn cổ ngày nào. Tương truyền thánh Augustinô từng ngồi và suy niệm dưới tán cây. Cây ô liu trở thành địa điểm hành hương không đứt đoạn suốt những thế kỷ qua, với những con người của nhiều thế hệ đến đây để tìm kiếm sự kết nối với vị giám mục vĩ đại.

LING LANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Hình ảnh hàng trăm nhóm tín hữu, với Thánh giá Năm Thánh dẫn đầu, tiến về phía Cửa Thánh đã trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ.
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Đức Tổng Giám mục Santo Marcianò của Giáo phận Quân đội Ý đã chỉ định con tàu Amerigo Vespucci là một địa điểm hành hương Năm Thánh 2025.
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Ngày 11.1.2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana làm Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bangkok, sau một thời gian làm Giám quản Tông tòa thay cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij từ chức vào tháng 6.2024.
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Nửa triệu khách hành hương đã qua Cửa Thánh
Hình ảnh hàng trăm nhóm tín hữu, với Thánh giá Năm Thánh dẫn đầu, tiến về phía Cửa Thánh đã trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ.
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Đức Tổng Giám mục Santo Marcianò của Giáo phận Quân đội Ý đã chỉ định con tàu Amerigo Vespucci là một địa điểm hành hương Năm Thánh 2025.
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Ngày 11.1.2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana làm Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bangkok, sau một thời gian làm Giám quản Tông tòa thay cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij từ chức vào tháng 6.2024.
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Inah Canabarro Lucas, người từng được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành vào năm 2018, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Nhân dịp đầu năm 2025, Đức Phanxicô đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị trên toàn cầu hãy làm gương tốt bằng hành động xóa hoặc giảm nợ đáng kể cho những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 6.1 đã bổ nhiệm nữ tu Simona Brambilla, 60 tuổi, dòng Thừa sai Consolata, làm Tổng trưởng Bộ Các Tu hội đời sống thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ.
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Giáo hội Công giáo tại Indonesia đã khánh thành nhà thờ Sancta Familia (Thánh Gia) tại vùng đất cao nguyên Toraja, Nam Sulawesi. Ngôi thánh đường độc đáo này nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế kiến trúc độc đáo và ý nghĩa sâu sắc.
Đừng lãng phí thực phẩm
Đừng lãng phí thực phẩm
Đức Hồng y Stephen Chow, Giám mục Hồng Kông, đã đưa ra một quan điểm sâu sắc về lãng phí thực phẩm, liên kết vấn đề này với phẩm giá của sự sống và trách nhiệm đạo đức của con người.