Nữ khoa học gia tìm ra “hạt của Chúa” được bổ nhiệm vào Viện Hàn lâm Tòa Thánh

Ðức Giáo Hoàng Phanxicô vừa bổ nhiệm bà Fabiola Gianotti, Tổng Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN), vào Viện Hàn lâm Tòa Thánh về Khoa học.

Cuộc đời và công việc của bà Gianotti trong những năm vừa qua có liên quan nhiều đến “những va chạm”, nhưng đó là dạng va chạm mang đến sự tốt lành, theo giới báo chí phương Tây. Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh cho hay Ðức Thánh Cha vào ngày 29.9 đã quyết định bổ sung bà Gianotti vào Viện Hàn lâm Tòa Thánh về Khoa học, với vai trò là “thành viên thế tục”. Bà Gianotti, nhà vật lý hạt thực nghiệm người Ý, là nữ Tổng Giám đốc của CERN, nơi đang vận hành cỗ máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới (LHC) bên trong lòng đất giữa biên giới Pháp và Thụy Sĩ.

Hạt của Chúa

Báo The New York Times vào năm 2018 gọi bà Gianotti là “một trong những nhà vật lý học quan trọng nhất thế giới”. Tuy nhiên, nữ khoa học gia được biết đến nhiều nhất với vai trò chỉ huy dự án dẫn đến sự phát hiện cái gọi là “hạt của Chúa”. Ðó là vào năm 2012, thời điểm tiến sĩ Gianotti chịu trách nhiệm triển khai ATLAS, một trong những cuộc thí nghiệm được thực hiện ở LHC. Nằm bên dưới đường hầm hình tròn với chu vi 27 km, căng rộng bên trong lòng đất xuyên biên giới Pháp - Thụy Sĩ, cỗ máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới đóng vai trò như đường đua của các hạt proton được phóng thích ở cả hai hướng.

Nhờ vào tác động của khoảng 9.000 nam châm siêu dẫn bao quanh LHC, vận tốc của các proton được đẩy lên mức cận tốc độ ánh sáng. Ở tốc độ này, các proton lao quanh đường hầm khoảng 11.000 lần/giây, và dưới sự dẫn dắt của hệ thống nam châm, hàng triệu vụ va chạm giữa các hạt diễn ra trong tích tắc. Những gì sản sinh sau các đợt va chạm được ghi nhận. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà đội ngũ gồm hàng ngàn nhà khoa học trên khắp thế giới muốn gặt hái thông qua cỗ máy trị giá 10 tỉ USD chính là chứng cứ về sự tồn tại của hạt Higgs boson.

Bắn phá hạt

Lần đầu tiên được nhà vật lý hạt người Anh Peter Higgs dự đoán vào thập niên 1960, hạt Higgs boson, theo từ ngữ của tờ The Guardian, là dạng hạt hạ nguyên tử (tức nhỏ hơn nhiều lần so với kích thước của nguyên tử) mang đến khối lượng của các hạt cơ bản nhất, cấu thành nên mọi thứ. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ, Higgs boson vẫn không thấy tông tích, cho đến khi đội ngũ chuyên gia do bà Gianotti vào cuộc. Ngày 4.7.2012, hạt Higgs boson chính thức được phát hiện. Một năm sau, nhà vật lý Higgs được trao giải Nobel Vật lý cho giả thuyết dẫn đến sự phát hiện lịch sử.

Nhà vật lý học nổi tiếng của Ý được nuôi dạy và trưởng thành trong gia đình Công giáo. Website của Viện Hàn lâm Tòa Thánh về Khoa học viết về bà Gianotti như sau: “Fabiola Gianotti là nhà vật lý hạt làm việc với các cỗ máy gia tốc hạt năng lượng cao. Trong sự nghiệp khoa học của mình, bà góp phần đáng kể cho một số cuộc thí nghiệm ở CERN, bao gồm UA2 ở cỗ máy SpbarpS, ALEPH ở cỗ máy at LEP và ATLAS tại LHC. Bà tham gia một số khía cạnh của các cuộc thí nghiệm này, bao gồm nghiên cứu, phát triển và xây dựng thiết bị ghi nhận hạt, phát triển phần mềm và phân tích dữ liệu”. Năm 2016, bà đắc cử nhiệm kỳ ở CERN, trở thành nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của tổ chức này. Hồi năm ngoái, bà cũng là Tổng Giám đốc đầu tiên tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai trong lịch sử thành lập CERN từ năm 1954. Và nhiệm kỳ thứ hai sẽ bắt đầu vào ngày 1.1.2021.

Bản đồ cho thấy vị trí của LHC

Một trong những viện hàn lâm lâu đời nhất

Viện Hàn lâm Tòa Thánh về Khoa học có nguồn gốc từ Viện Hàn lâm Lynxes (Accademia dei Lincei). Ðược sáng lập ở Rome vào năm 1603, đến nay đây vẫn được công nhận là một trong những viện chuyên nghiên cứu khoa học đầu tiên trên thế giới. Sự tồn tại ngắn ngủi của viện hàn lâm cũ vẫn kịp thu hút những thành viên nổi tiếng trong lịch sử như nhà thiên văn học Galileo Galilei.Ðức Giáo Hoàng Pius IX đã xây dựng lại tổ chức này và đặt tên là Viện Hàn lâm Lynxes mới của Tòa Thánh vào năm 1847. Ðến năm 1936, Ðức Giáo Hoàng Pius XI một lần nữa đổi tên thành Viện Hàn lâm Tòa Thánh về Khoa học và cái tên này được duy trì đến ngày nay.

ĐTC Phanxicô và các nhà khoa học tại Tòa Thánh

Trên website chính thức, Viện Hàn lâm Tòa Thánh về Khoa học tập trung nghiên cứu 6 lĩnh vực: khoa học nền tảng; khoa học và công nghệ của những vấn đề toàn cầu; khoa học về các vấn đề của thế giới đang phát triển; chính sách khoa học; đạo đức khoa học và tri thức luận. Một trong những thành viên hiện tại của viện, được gọi chung là “học giả thế tục”, là Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, trụ sở tại TP Bethesda, bang Maryland. Những thành viên trong quá khứ bao gồm nhiều tên tuổi được trao giải Nobel, như Guglielmo Marconi, Max Planck, Niels Bohr, Werner Heisenberg, và Erwin Schrödinger (cha đẻ cuộc thí nghiệm nổi tiếng về tư duy mang tên “con mèo của Schrödinger”).

BẠCH LINH

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024