“Sách giáo khoa” của ÐTC về Lòng Thương Xót

Tập sách “Danh Thiên Chúa là lòng thương xót” xuất bản ngày 12.1 ghi lại các cuộc trao đổi của ĐTC với người bạn phóng viên Andrea Tornielli. Qua đó, Đức Phanxicô giải thích tại sao lòng thương xót không những ở tâm điểm đời sống của ngài mà còn trong các mối quan hệ của Giáo hội với thế giới.

Chú giải về Năm Thánh

Lòng thương xót cũng là trọng tâm của cuộc cải cách Giáo hội và là chủ đề tâm điểm của những lần phát biểu của ngài. Lòng Chúa nhân từ đã thay đổi toàn diện cậu Jorge Bergoglio ngay từ thời trai trẻ, trở thành khẩu hiệu giám mục và sau này là phương châm cho triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô. Hơn nữa, đó là sứ mạng đầu tiên của Hội Thánh và là phương thuốc chữa lành nhân loại đang bị tổn thương.

Sẽ không có một bí mật nào được hé lộ ở tập sách “trò chuyện” giữa ĐTC với nhà báo Andrea Tornielli của tờ La Stampa. Kế hoạch xuất bản tập sách này đã được ngài đồng ý từ tháng bảy vừa qua, khi trở về từ chuyến tông du châu Mỹ La-tinh. Cuộc trò chuyện của Đức Phanxicô, ngắn gọn và dễ hiểu, có thể xem là lời giải thích về nguồn gốc và xuất xứ của sắc lệnh tổ chức Năm Thánh. Ngoài ra, qua việc phát hành tập sách, lần đầu tiên ngài điểm lại triều đại giáo hoàng của mình.

Buổi đọc kinh Truyền tin đầu tiên của tôi, trong tư cách giáo hoàng, đã được thực hiện nhờ lòng Chúa thương xót. (…) Cũng thế, qua bài giảng lễ đầu tiên trên ngôi vị này, Chúa nhật 17.3.2013, tại giáo xứ Thánh Anna (ở Vatican), tôi đã bàn đến lòng thương xót”, ngài đã phát biểu qua cuộc phỏng vấn dành cho tuần san Credere (Ý) ngày 6.12.2015: “Đây không phải một chiến lược hành động mà xuất phát từ nội tâm của tôi”.

Qua những chia sẻ với ông Tornielli, ĐTC mô tả một cuộc sống tâm linh dưới ánh mắt nhân từ của Chúa Kitô. Cũng như trong nhiều dịp khác, ngài kể lại khởi thủy ơn gọi linh mục của mình, chính xác nảy sinh ngày 21.9.1953, qua lần xưng tội lúc ngài 17 tuổi tại một giáo đường ở thủ đô Buenos Aires của Argentina.

Bỏ lại “cây roi”

Đối với vị giáo hoàng này, Bí tích Hòa giải vẫn là trọng tâm. Trong các buổi canh thức sám hối Mùa Chay tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, ngài không ngần ngại quỳ gối tại tòa giải tội trước công chúng. Ngài thích giảng cho các linh mục, yêu cầu họ giải tội một cách hiền hòa và biết dâng hiến cho Chúa những gì đã lắng nghe từ lời xưng tội của giáo dân. “Hôm nay tôi yêu cầu các cha để “cây roi” lại Phòng Thánh và trở nên những mục tử nhờ vào sự dịu dàng của Chúa, ngay cả với những ai gây phiền toái cho các cha nhiều nhất”, ngài đã khuyên họ nhân cuộc tĩnh tâm hồi tháng 6 năm ngoái.

Lòng thương xót lấn át sự dữ

Duy lòng thương xót Chúa mới có thể giải phóng nhân loại khỏi bao nhiêu sự dữ, đôi khi quỷ quái, phát sinh do lòng ích kỷ của con người”, ĐTC nhận định trong thông điệp Giáng sinh. Đối với ĐGH Phanxicô, lời này cho thấy lòng thương xót không chỉ là kim chỉ nam của đời ngài, mà hơn thế, là điều cấp thiết phải làm cho thế giới hiện nay, để nhân bản hóa lại các mối quan hệ của con người. Lòng nhân từ của Chúa được đón nhận và trao ban cho người khác qua sự tha thứ, trở nên lời giải cho thói vô cảm đã trở nên quá phổ biến, ĐTC giải thích cho ông Tornielli.

Lòng thương xót lấn át sự dữ

Theo Đức Phanxicô, Năm Thánh cũng sẽ giúp biến đổi Giáo hội thành một “bệnh viện dã chiến”. Đây là hình ảnh ngài đã từng sử dụng trong cuộc phỏng vấn đăng trên tạp chí của các Dòng Tên vào hè năm 2013. “Dù nhiều hay ít, lòng thương xót luôn gắn kết với các Năm Thánh”, Andrea Grillo, nhà thần học Ý kiêm giáo sư đại học nhận xét: “Trong truyền thống lâu đời về Năm Thánh, ĐGH Phanxicô mang lại điểm mới là làm nổi bật đặc tính diệu thường của lòng nhân từ và như thế tạo cho đời sống Giáo hội một khuôn mặt mới. Đối với ĐTC, lòng thương xót không chỉ là một ý niệm trừu tượng mà phải được thể hiện qua những việc liên quan đến cả thể chất lẫn tinh thần, giúp cụ thể hóa đức tin thành hành động”, giáo sư đại học nêu trên nói tiếp.

Như vậy, Năm Thánh không “chỉ” mang tính mục vụ. “ĐGH Phanxicô vẫn theo quan điểm của Công đồng Vatican II. Trong mối tương quan Giáo hội với thế giới, Công đồng đã nhấn mạnh không những đến công lý mà còn tới lòng thương xót, khả năng tha giác (cảm thụ được điều người khác đã cảm nhận) và sự đồng cảm”, ông Grillo phân tích: “Như vậy, dù không từ khước công lý cũng như giáo lý, ĐTC đã nhấn mạnh rằng hình thức lấn át được sự dữ, chính là lòng thương xót”.

THIÊN LÂM (theo báo La Croix)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024