Sự tồn tại mầu nhiệm của tuyệt tác Bữa Tiệc Ly

Khi TP Milan của Ý hứng đợt không kích kinh hoàng vào năm 1943, ai nấy đều cho rằng bức tranh của Leonardo da Vinci đã bị phá hủy cùng với bom đạn, nhưng phép lạ đã xảy ra.

Bức “Last Super” (tức Bữa Tiệc Ly) của thiên tài thời Phục Hưng Leonardo da Vinci nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới trong lĩnh vực hội họa. Thế nhưng, ít người biết được nhân loại suýt mất đi tuyệt tác vô giá bởi lòng thù hận và tham lam của con người.

Nhà thờ Santa Maria delle Grazie trước thế chiến thứ hai

Sự tồn tại khó hiểu

Ðược hoàn tất vào năm 1495, bức bích họa phác họa lại cảnh tượng Chúa Giêsu thông báo cho các tông đồ rằng một kẻ trong số họ đã phản bội Thầy. Bữa Tiệc Ly tồn tại gần 5 thế kỷ bên trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie ở TP Milan. Năm 1943, quân Ðồng Minh tiến hành không kích thành phố tuyệt đẹp của Ý, gây tổn hại nhiều công trình quan trọng của đạo Công giáo, như Vương Cung Thánh Ðường Duomo, nhà thờ lịch sử Santa Maria del Carmine. Còn Santa Maria delle Grazie hầu như bị bom thổi bay. Cấu trúc chủ đạo của nhà thờ sụp đổ và đa số các bức tường cùng một phần lớn mái ngói bị biến thành đống gạch vụn.

Theo báo cáo trên trang truyền thông Mental Floss, tình hình tồi tệ đến mức chuyên gia Deane Keller, giáo sư của Ðại học Yale dẫn đầu nhóm “Monuments Men” (một đội ngũ các quân nhân Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật trước Ðức Quốc xã), đã phải viết một vài lá thư bày tỏ nỗi lo lắng của mình về số phận “hẩm hiu” của tác phẩm trên. Tuy nhiên, họ không thể nào tin vào mắt mình vào thời điểm loại bỏ thành công đống đất đá và bê tông vùi lấp bức tường chứa bức bích họa khoảng vài tháng sau vụ không kích. Tuyệt tác của Leonardo da Vinci hầu như chẳng bị suy suyển.

Theo báo chí thời đó đăng tải, lẽ ra cả bức tường chứa bức họa phải sụp đổ vì phần mái đổ ập xuống sát bức tường. Cha Acerbi, người coi sóc Santa Maria delle Grazie lúc đó, cho rằng Bữa Tiệc Ly đã được “Chúa cứu”. Theo một số ý kiến khác, có vẻ như tác phẩm của Leonardo da Vinci được bảo vệ bởi phần giàn giáo và các túi cát do một nhóm các kiến trúc sư và nhiều viên chức của thành phố chèn sẵn nhằm bảo vệ các tác phẩm của Milan khi chiến tranh nổ ra vào năm 1940. Thế nhưng, lý do chính xác cho sự tồn tại của Bữa Tiệc Ly trước sự phá hoại của bom đạn đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải, và hoàn toàn có thể nghĩ đến khả năng có sự can thiệp của Ðấng Quyền Năng.

Đổ nát sau chiến tranh nhưng vẫn nguyên vẹn

Cuộc triển lãm quý

Thế chiến thứ hai không phải là lần đầu tiên Bữa Tiệc Ly phải đối đầu với nguy cơ bị phá hủy. Theo tạp chí Mental Floss, trong cuộc chiến giữa Hoàng đế Pháp Napoleon với Ý, quân Pháp sử đụng bức danh tác làm bia tập bắn nhưng hầu như chỉ bắn trật. May mắn là trải qua bao thăng trầm, tác phẩm vô giá thời Phục Hưng đã được khôi phục nhờ vào công sức của các chuyên gia. Dự án phục hồi, được khởi động từ thập niên 1970 và chấm dứt vào năm 1999, đóng vai trò cực kỳ then chốt trong nỗ lực bảo tồn Bữa Tiệc Ly. Nhờ vào nỗ lực không mệt mỏi của nhóm các nhà phục hồi, khoa học gia và giới sử gia nghệ thuật khi sử dụng những hóa chất đặc biệt để tái tạo những mảng màu sắc như ban đầu, bức họa của Leonardo da Vinci đã gần như quay về với thời điểm vừa mới hoàn thành.

Cuối tháng 5, TP Milan đã khởi động cuộc triển lãm mới nhằm công bố lịch sử đầy ngoạn mục của tác phẩm nổi tiếng toàn thế giới của Leonardo da Vinci. Có tựa đề “Những hình ảnh của Bữa Tiệc Ly”, cuộc triển lãm cung cấp một bộ sưu tập gồm các hình ảnh và tài liệu lịch sử gợi nhớ lại những sự kiện đã tác động đến bức danh tác này xuyên suốt nhiều thập niên, từ những người lính đến những vụ đánh bom. Cuộc triển lãm có thể tổ chức được nhờ vào quan hệ đối tác giữa Viện Bảo tàng Quốc gia Cenacolo, Hiệp hội các Bảo tàng Lombardy và Quỹ Cineteca, và kéo dài đến ngày 8.12. Chỉ có 25 người được vào căn phòng chứa bức bích họa trong một lần, và họ không được ở quá 15 phút. Dự kiến nhiều người sẽ đổ xô đến Milan trong dịp này để có thể hiểu thêm về lịch sử của nó.

BẠCH LINH

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Ðức Phanxicô tái lập tước hiệu “Thượng phụ Tây phương”
Trong Niên giám Tòa Thánh năm 2024 mới xuất bản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái lập tước vị của ngài là “Thượng phụ Tây phương”, một điều có thể làm cho các Thượng phụ Chính thống cũng như Đông phương hài lòng.
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024