Tảng đá của Giacóp

Một tảng đá cổ xưa đã được đưa từ Lâu đài Edinburgh (Scotland) đến London (Anh) cho lễ đăng quang của vua Charles III. Dân Scotland và sau đó là người Anh tin rằng đây là tảng đá mà Giacóp, nhân vật trong Thánh Kinh, từng gối đầu.

Theo Sách Sáng thế, tảng đá của Giacóp từng được Giacóp, tổ phụ thứ ba của dân Israel và là con trai Isaac, cháu nội Abraham, dùng làm gối đầu ở khu vực sau này tên gọi Bethel. Khi ngủ trên tảng đá, Giacóp mơ thấy thiên đàng và nhận được lời hứa của Thiên Chúa. Theo thời gian, những người trị vì Scotland tin rằng họ có cơ duyên sở hữu Tảng đá của Giacóp, và đổi tên thành Tảng đá xứ Scone hoặc Tảng đá của Định mệnh.

Giacóp gối đầu lên tảng đá


Giấc mơ lên thiên đường

Sách Sáng Thế có đoạn về lời hứa của Thiên Chúa đối với Giacóp, thuật rằng ông đến một nơi kia và nghỉ đêm tại đó vì mặt trời đã lặn. Ông lấy một hòn đá để gối đầu và nằm ngủ ở đó. Ông chiêm bao thấy một chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời, trên đó có các sứ thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống. Và Đức Chúa đứng bên trên thang mà phán: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của Abraham, tổ phụ ngươi, và là Thiên Chúa của Isaac. Đất ngươi đang nằm, Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi. Dòng dõi ngươi sẽ nhiều như bụi trên đất; ngươi sẽ lan tràn ra khắp đông tây nam bắc. Nhờ ngươi và dòng dõi ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc. Này Ta ở với ngươi; ngươi đi bất cứ nơi nào, Ta sẽ giữ gìn ngươi, và Ta sẽ đưa ngươi về đất này, vì Ta sẽ không bỏ ngươi cho đến khi Ta hoàn thành điều Ta đã phán với ngươi”. Giacóp tỉnh giấc và thốt lên: “Quả thật, có Đức Chúa ở nơi này mà tôi không biết!”. Ông nói: “Nơi này đáng sợ thay! Đây là nhà của Thiên Chúa, là cửa trời, chứ không phải là gì khác”. Ông đặt tên cho nơi đó là Bethel, có nghĩa là “Nhà của Thiên Chúa”.

Theo thời gian, tảng đá xuất hiện trong truyền thuyết Celtic và được cho chứng kiến sự lên ngôi của các đời vua Ireland, Scotland và sau đó là Vương quốc Anh.


Truyền thuyết Celtic và sự liên hệ với Hoàng gia Anh

Từ Đất Thánh, tảng đá được cho chuyển đến Ai Cập, Sicily, Tây Ban Nha trước khi đến Ireland khoảng năm 700 Trước Công nguyên và được đặt trên ngọn đồi Tara, nơi các vị vua cổ đại của Ireland đăng quang. Trong thời chiến tranh, người Celtic gốc Scotland đã tấn công Ireland và lấy đi tảng đá linh thiêng. Những người này sau đó định cư ở vùng đất Scotland. Khoảng năm 840, vua Kenneth MacAlpin (sinh năm 810 mất năm 858) đã mang tảng đá về ngôi làng tên Scone.

Theo ghi chép của lịch sử, tại làng Scone, tảng đá được đặt vào ghế đăng quang của hoàng gia. Kể từ thế kỷ thứ 9, có khoảng 60 vị vua và nữ hoàng đã ngồi lên tảng đá trong lễ đăng quang. Tảng đá Scone đại diện cho nguồn gốc sâu xa của vương triều Scotland. John de Balliol là vị vua Scotland cuối cùng đăng quang trên chiếc ghế này vào năm 1292, trước khi vua Edward I của Anh kéo quân xâm chiếm Scotland năm 1296 và đưa tảng đá đến London. Tại London, ở tu viện Westminster năm 1307, vua Edward I cho tạo một cái ghế đặc biệt, cũng đặt tên là ghế đăng quang và đặt tảng đá bên dưới ghế. Từ đó đến nay, các đời vua và nữ hoàng xứ Anh đã lần lượt đăng quang trên chiếc ghế này.

Tảng đá có trọng lượng 152 kg, hình chữ nhật, với chiều dài 66cm và chiều rộng 28cm. Thanh kim loại được gắn vào tảng đá có nguồn gốc xa xưa, bên trên khắc lời tiên tri có nội dung: “Trừ phi vận mệnh trái khuấy. Và lời tiên tri là hão huyền. Nơi này có hòn đá thiêng. Dòng giống Scotland sẽ ngự trị”. Năm 1903, khi nữ hoàng Elizabeth I băng hà, vua James VI của Scotland đã kế vị và đổi tên thành James I xứ Anh. Vua James đăng quang trên Tảng đá Scone, và những người Scotland yêu nước cho rằng đó là lúc truyền thuyết đã ứng nghiệm, khi mà một vị vua Scotland đã lên ngôi tại nơi tảng đá hiện diện.

Sáng ngày Giáng Sinh năm 1950, tảng đá bị một nhóm người trộm khỏi tu viện Westminster và đưa về Scotland. Bốn tháng sau, cảnh sát tìm thấy tảng đá thiêng và chuyển về lại tu viện. Năm 1996, chính phủ Anh quyết định hoàn trả tảng đá cho Scotland. Ngày 29.4, tảng đá được đưa đến London trên một cái kiệu làm bằng gỗ sồi Scotland. Đến ngày 6.5, vua Charles III chính thức đăng quang và ngồi trên chiếc ghế có chèn tảng đá theo truyền thống như nhiều thế kỷ qua.

Hiện Tảng đá Scone vẫn là tạo vật lâu đời nhất thế giới tiếp tục được sử dụng trong các lễ đăng quang vua chúa.

Tảng đá trước khi chuyển từ lâu đài Edinburgh ở Scotland đến tu viện Westminster để chuẩn bị cho lễ đăng quang của vua Charles III

LING LANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.