Thái Lan, miền đất của các vị thừa sai

Từ ngày 20-23.11, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có “chuyến hành hương vì hòa bình và để cổ vũ đối thoại liên tôn” đến Thái Lan, vương quốc Phật giáo nhưng mang nhiều dấu ấn của những nhà truyền giáo.

Năm 2019 cũng là dịp Giáo hội Thái Lan mừng kỷ niệm 350 năm thành lập giáo phận Ðại diện Tông Tòa Xiêm La (1669-2019). Trước chuyến tông du của Ðức Thánh Cha, hồi tháng 5 vừa qua, nước này cũng đã chào đón Ðức Hồng y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc. Trong gần một tuần, Ðức Hồng y Filoni đã đến những địa điểm có thể xem là cột mốc để phác họa lại lịch sử và sự phát triển của Giáo hội Thái Lan, từ Bangkok đến Chiang Mai, và đặc biệt là Ayutthaya.
Đức Hồng y Filoni chia sẻ niềm vui với tín hữu Thái Lan nhân 350 năm thành lập Giáo phận Đại diện Tông tòa Xiêm La - ảnh: MEP

Gieo hạt ở cố đô

Những vị thừa sai đầu tiên đặt chân đến Thái Lan là hai linh mục dòng Ðaminh người Bồ Ðào Nha Jeronimo da Cruz và Sebastiao da Canto, theo trang tin của Hội Thừa sai Paris (MEP). Hai vị bắt đầu loan truyền Lời Chúa tại cố đô Ayutthaya vào năm 1567, sau đó được tiếp bước bởi các nhà truyền giáo của dòng Phanxicô và dòng Tên. Ðây cũng là giai đoạn hậu Công đồng Trente (1545 - 1563), Giáo hội hoàn vũ bắt đầu tiến hành những kế hoạch lâu dài để đào sâu đời sống đức tin của tín hữu, củng cố việc đào tạo tu sĩ và mở rộng hoạt động truyền giáo, trong đó châu Á được xem là một trong những điểm đến quan trọng. Ðức Giáo Hoàng Piô V đã cho thành lập một ủy ban về rao giảng Tin Mừng, tiền đề để người kế vị, Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô XV lập ra Thánh Bộ Truyền bá Ðức tin vào năm 1622. Trên tinh thần này, năm 1658, Hội Thừa sai Paris (MEP) được thành lập và bắt đầu gởi các linh mục đến Việt Nam, Lào, Thái Lan…

Năm 1664, Ðức cha François Pallu (Ðại diện Tông tòa giáo phận Ðàng Ngoài) đã sang Xiêm La để cùng với Ðức cha Pierre Lambert de la Motte (Ðại diện Tông tòa giáo phận Ðàng Trong) mở công nghị tại Ayutthaya. Kỳ công nghị đã dẫn đến nhiều quyết định quan trọng như lập chủng viện, dạy học miễn phí cho dân địa phương, mở rộng giảng dạy tiếng Latinh và giáo lý cho các tín hữu… Năm 1665, vua Narai của vương triều Ayutthaya cho phép mở chủng viện trên lãnh thổ nước này. Dựa trên những điều kiện thuận lợi đó, năm 1667, Ðức cha Pallu đến Rome yết kiến Ðức Giáo Hoàng Clêmentê IX để trình bày tình hình truyền giáo ở châu Á, là cơ sở để ngày 4.7.1669, Ðức Thánh Cha chính thức thành lập giáo phận Ðại diện Tông tòa Xiêm La, do linh mục Louis Lanneau (MEP) làm Ðại diện Tông tòa tiên khởi. 5 năm sau, ngài được tấn phong và trở thành vị giám mục đầu tiên của đất Xiêm La.

Nhà thờ Thánh Giuse ở Ayutthaya là thánh đường đầu tiên được xây dựng ở Thái Lan

Thấu hiểu và kết giao tình

Trong thánh lễ mừng 350 năm giáo phận Ðại diện Tông tòa Xiêm La vào ngày 4.7 vừa qua tại nhà thờ Thánh Giuse ở Ayutthaya, cha Nicolas Lefébure (MEP) đã nhắc lại những đóng góp vô cùng quan trọng của Ðức cha Lanneau trong quá trình thiết lập nền tảng của Giáo hội Thái Lan. Vị Ðại diện Tông tòa nói thông thạo tiếng Thái và tiếng Nam Phạn (ngôn ngữ phổ biến của các Phật tử) và dành ra 3 năm để nghiên cứu Phật giáo để hiểu rõ về truyền thống và văn hóa của Xiêm La. Ðồng thời, ngài viết rất nhiều về cộng đoàn Công giáo, giải thích giáo lý, cách thực hành đạo của Kitô hữu để giải đáp những thắc mắc của dân địa phương và giúp đôi bên thấu hiểu nhau, chung sống với tình bằng hữu. Ðức cha Lanneau cũng từng có những dịp được trao đổi với vua Narai về các trường học do người Công giáo mở, về việc thăm viếng, chăm sóc bệnh nhân... Ghi nhận những đóng góp tích cực này, nhà vua đã ủng hộ việc loan báo Tin Mừng tại vương quốc của mình. Những vị thừa sai và các tín hữu Công giáo thuở ban đầu đã tạo được sự thông cảm, thấu hiểu và giải quyết được nhiều vấn đề trên tinh thần đối thoại liên tôn, giúp việc truyền giáo diễn ra thuận lợi, từ thời của vương triều Ayutthaya đến ngày nay.

Các Phật tử Thái Lan vẫn chung sống hài hòa với người Công giáo từ những ngày đầu các vị thừa sai đến nước này

Dịp thăm Thái Lan vừa qua, Ðức Hồng y Filoni đã chuyển lời của Ðức Thánh Cha Phanxicô đến cộng đoàn Dân Chúa ở nước này: “Cha gởi đến các con lời chúc mừng tốt đẹp nhất và xin cảm tạ Chúa về những hồng ân đã dành cho Giáo hội Thái Lan trong 350 năm qua. Cha cầu nguyện để các con có thể phát triển cộng đoàn trong sự thánh thiện và mở rộng Nước Chúa bằng tình liên đới, tình huynh đệ trong đất nước của mình”. Theo Vatican News, hiện ở Thái Lan chỉ có khoảng 390.000 người Công giáo, chiếm chưa tới 1% của dân số 65 triệu người, nhưng đóng góp rất nhiều cho xã hội, đặc biệt là về giáo dục. Tại quốc gia Ðông Nam Á này có 350 trường học Công giáo, với 150.000 học sinh, trong đó khoảng 90% theo đạo Phật. Ngoài ra, nhiều vị linh mục, tu sĩ cũng đang phục vụ tại các bệnh viện, bao gồm những cơ sở y tế dành cho bệnh nhân HIV-AIDS. Các vị thừa sai người Thái và người nước ngoài vẫn tiếp tục phục vụ cho những người yếu thế, như các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trong các vùng núi và thung lũng ở miền bắc Thái Lan. Họ sống trong nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi khi bị xa cách cả về mặt địa lý lẫn xã hội. Ðức Hồng y Filoni đã gặp gỡ một số đại diện của người Lanna và người Akha khi đến thành phố Chiang Mai trong chuyến thăm hồi tháng 5.

Sau những ngày hòa cùng niềm vui của Giáo hội Thái Lan, vị Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc mời gọi tín hữu theo gương của những vị thừa sai ở Ayutthaya năm nào, tiếp tục mang Lời Chúa đến cho mọi người, tạo nên “đòn bẩy mới” của truyền giáo, với sự tham gia của các giáo xứ, trường học Công giáo, các hội đoàn giáo dân, đặc biệt là giới trẻ. Và chuyến tông du sắp tới của Ðức Thánh Cha Phanxicô được Giáo hội Thái Lan kỳ vọng sẽ là động lực lớn để làm thành “đòn bẩy mới” này.

Lan Chi

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Giáo hội có 21 tân Hồng y
Trưa ngày 6.10.2024, sau giờ kinh Truyền Tin và cầu nguyện cho hòa bình nhân loại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh sách các tân Hồng y.
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Khám phá mới liên quan đến Vải liệm Turin (kỳ 2): Phân tích thêm về vết máu
Kết quả phân tích mới thực hiện trên Vải liệm Turin cho thấy các vết máu phù hợp với những mô tả của Thánh Kinh về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Ðóa hồng bằng vàng dâng Ðức Mẹ
Trước khi rời Luxembourg ngày 26.9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Đấng an ủi những người đau khổ đã trở thành thánh bổn mạng của quốc gia châu Âu này từ năm 1666.
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Bữa ăn với người nghèo ở nhà thờ Bỉ
Ngày 28.9, trước khi bắt đầu lịch trình trong ngày, Đức Phanxicô đã ăn sáng cùng những người có hoàn cảnh khốn khó ở nhà thờ giáo xứ St. Giles xây từ thế kỷ XIX.
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Hoàng hậu Bỉ được mặc trang phục trắng đón Ðức Giáo Hoàng
Trong những chuyến thăm chính thức hoặc tại những buổi tiếp kiến công chúng ở Tòa Thánh, nữ giới được quy định mặc trang phục đen khi đứng trước Ðức Giáo Hoàng.
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Khi Ðức Giáo Hoàng đi uống cà phê
Ngày 26.9, khi ở Luxembourg, Ðức Phanxicô đã có hoạt động bất ngờ ngoài chương trình tông du. Sau bữa ăn trưa, ngài cùng một vài trợ lý đến một quán cà phê tên Gruppetto gần Tòa Tổng Giám mục.
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Chuyến tông du đến “trái tim” châu Âu
Từ ngày 26 đến 29.9, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô thực hiện chuyến thăm Luxembourg và Bỉ - chuyến tông du thứ 46 trong triều đại của ngài, mang thông điệp quan trọng về vai trò tương lai của nơi được xem là “trái tim” châu Âu.
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Tranh Đức Mẹ Hàn Quốc ở Vườn Vatican
Lễ làm phép khánh thành bức tranh khảm Đức Mẹ Hòa Bình theo phong cách Hàn Quốc vừa diễn ra tại Vườn Vatican vào ngày 20.9.2024.
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Khai mạc Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục
Đại hội đồng thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16 về Hiệp hành diễn ra từ ngày 2 đến 27.10.2024 tại Vatican.