Thẩm phán bị mafia Sicily sát hại sẽ được tuyên chân phước

Ngày 22.12.2020, Bộ Phong thánh đã công bố sắc lệnh - với sự cho phép của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô - nhìn nhận sự tử đạo của thẩm phán Rosario Livatino, người đã thiệt mạng trước họng súng của 4 kẻ thuộc tổ chức mafia Cosa Nostra vào năm 1990.

Phát ngôn nổi tiếng

Chào đời ở Sicily vào năm 1952, ban đầu ông Livatino là công tố viên và thường xuyên thụ lý các vụ án có liên quan đến hoạt động tội phạm của mafia. Năm 1989, ông được bổ nhiệm làm trợ lý thẩm phán. Một năm sau, ông bị một nhóm gồm 4 sát thủ của băng Cosa Nostra phục kích và ám sát khi trên đường đến tòa công tác. Trước khi bị sát hại và qua đời ở tuổi 38 vào ngày 21.9.1990, thẩm phán Livatino gây chú ý với phát biểu trên cương vị một luật sư trẻ về sự giao thoa giữa luật pháp và đức tin: “Nhiệm vụ của một thẩm phán là đưa ra phán quyết, nhưng để đưa ra phán quyết, họ buộc phải lựa chọn…Và chính sự lựa chọn để có quyết định nhằm đặt để mọi thứ theo một trật tự đúng đắn, bằng cách nào đó một thẩm phán với đức tin có lẽ sẽ phát hiện ra mối quan hệ giữa bản thân với Thiên Chúa”.

“Ðó là mối quan hệ trực tiếp, vì để thực thi công lý, cần phải nhận ra bản thân mình, cầu nguyện và dâng mình lên Chúa. Ðó cũng là mối quan hệ gián tiếp, được dẫn dắt bởi tình yêu thương đối với người đang chờ đợi phán quyết”, thẩm phán Livatino trình bày trước một hội thảo vào năm 1986. “Tuy nhiên, dù có đức tin hay vô thần, vào thời khắc đưa ra quyết định, một thẩm phán cần phải loại bỏ mọi suy nghĩ tự phụ, đặt bản thân lên trên mọi sự kiêu hãnh; họ cần phải cảm thấy được sức nặng của quyền lực đang được giao phó, một gánh nặng vượt trên tất cả, bởi vì quyền lực được thực thi dựa trên sự tự do và tính tự chủ. Và nhiệm vụ này sẽ nhẹ nhàng hơn nếu thẩm phán biết khiêm tốn để cảm thấy được sự yếu kém của bản thân”, vị thẩm phán trẻ tuổi phân tích.

Những sự tin tưởng của Livatino về nghề nghiệp của mình cũng như cam kết đối với công lý và luật pháp đã bị thử thách vào thời điểm mafia muốn làm suy yếu hệ thống tư pháp của Sicily.Trong suốt một thập niên (1980), trên cương vị công tố viên, ông thường xuyên phải đối đầu trước những hành động tội ác của các tổ chức mafia, và những mánh khóe mà người Ý sau này gọi là “Tangentopoli”. Ðây là cụm từ chỉ các thủ đoạn hối lộ và lại quả một cách có hệ thống mà mafia thường sử dụng để giành được những gói thầu công cộng. Ðến năm 1989, ông trở thành thẩm phán của Tòa án Agrigento.

Cái chết thảm thương

Sinh thời, thẩm phán Livatino luôn được gọi một cách thân mật là “thẩm phán có khuôn mặt trẻ thơ”, vì bề ngoài luôn trẻ hơn tuổi thật. Tuy nhiên, ông cũng là người dẫn dắt nhiều cuộc điều tra nhằm vào các tổ chức mafia, vào thời điểm Sicily rơi vào cuộc chiến nẩy lửa giữa các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Các trùm mafia của băng la Stidda, chuyên hoành hành ở khu vực trung - nam Sicily, đã ra lệnh cho đàn em truy sát Livatino nhằm trừ khử “kẻ chướng tai gai mắt”, không bao giờ ngừng điều tra các hoạt động của nhóm này.

Ngày 21.9.1990, trong lúc vị thẩm phán lái xe trên đường cao tốc Agrigento, xe ông bị một ô tô khác tông trúng và buộc phải ngừng lại. Biết rằng đã lọt vào bẫy, Livatino mở cửa xe và chạy trốn, nhưng 4 tay sát thủ bám theo và bắn chết ông. Trong quá trình điều tra, các công tố viên phát hiện nạn nhân luôn ghi dòng chữ viết tắt đầy bí ẩn “s.t.d.” khi viết nhật ký. Sau đó, họ phát hiện đây là chữ viết tắt của cụm từ sub tutela dei(theo tiếng Latinh là trong bàn tay của Thiên Chúa). Sau khi ông chết, các nhà điều tra cũng tìm được một quyển Kinh Thánh chứa đầy chú giải trên bàn của người đã khuất, cùng thánh giá mà ông luôn mang theo người.

Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi thẩm phán Livatino là “vị tử đạo vì công lý và đức tin”. Còn Ðức Hồng y Francesco Montenegro, Tổng Giám mục Agrigento, chia sẻ với truyền thông Ý trong dịp 30 năm ngày mất của Livatino rằng ông đã giành cả cuộc đời để bảo vệ công lý và đức tin Kitô giáo. Giai đoạn điều tra cấp giáo phận án tuyên chân phước của Livatino đã được khép lại vào tháng 9.2018.

Ðức Giáo Hoàng Phanxicô, người nhiệt liệt ủng hộ việc mở án tuyên chân phước của vị thẩm phán, gọi ông Livatino “là một tấm gương điển hình, không chỉ đối với các thẩm phán mà bất kỳ ai đang làm việc trong ngành tư pháp, về sự nhất quán giữa đức tin, sự tận tụy với công việc và luôn suy ngẫm”. Với sắc lệnh của Ðức Thánh Cha công nhận tử đạo đối với ông Livatino, Bộ Phong Thánh không cần phải xác nhận thêm phép lạ trước khi tuyên chân phước trong trường hợp này. Dự kiến lễ tuyên chân phước thẩm phán Livatino sẽ diễn ra vào mùa Xuân năm 2021 tại Agrigento.

GIANG VÔ YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Ðức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân động đất tại Ðài Loan
Trận động đất 7.2 độ Richter xảy ra sáng ngày 3.4.2024 đã làm khoảng 10 người chết, hơn 1.000 người bị thương và chừng 700 người mất tích hoặc còn bị mắc kẹt
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh trọn bộ được dịch ra 743 ngôn ngữ
Kinh Thánh toàn bộ Cựu và Tân ước đã được dịch ra 743 thứ tiếng trên thế giới
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố mới về phẩm giá con người
Tuyên bố “Dignitas infinita” về phẩm giá con người được Ðức Hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin giới thiệu ngày 8.4.2024
Khơi nguồn hy vọng thống nhất Triều Tiên
Khơi nguồn hy vọng thống nhất Triều Tiên
Trong sứ điệp Phục Sinh được công bố ngày 25.3.2024, Đức Tổng Giám mục Peter Chung Soon-taick của Seoul (Hàn Quốc) nói rằng lễ Phục Sinh mang lại hy vọng cho sự thống nhất bán đảo Triều Tiên
Tiểu Vương Cung Thánh Đường thứ 31 ở Ấn Độ
Tiểu Vương Cung Thánh Đường thứ 31 ở Ấn Độ
Giáo phận Vijayapuram, Kerala, miền nam Ấn Độ, đã nâng nhà thờ Núi Cát Minh ở Munnar lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường.
Câu chuyện về những nhà thờ Gothic
Câu chuyện về những nhà thờ Gothic
Bên cạnh lòng sùng kính khơi nguồn cảm hứng cho sự ra đời của các nhà thờ Gothic, trên thực tế cần phải giải quyết muôn vàn khó khăn để xây dựng thành công các công trình thách thức thời gian.
Nữ tu cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu cao tuổi nhất thế giới
“Bí mật của tôi, bí mật lớn nhất của tôi chính là cầu nguyện”, theo sơ Inah Canabarro Lucas, 116 tuổi, hiện được công nhận là nữ tu cao tuổi nhất thế giới.
Sứ điệp Phục Sinh của Đức Thánh Cha Phanxicô
Sứ điệp Phục Sinh của Đức Thánh Cha Phanxicô
Qua sứ điệp, ngài gợi mở rằng Chúa Giêsu đã gỡ bỏ tảng đá niêm phong ngôi mộ Ngài. Ngày nay cũng vậy, chỉ có Chúa Giêsu mới lăn được những tảng đá chặn đường đến sự sống...
Phục Sinh thăng hoa cuộc sống
Phục Sinh thăng hoa cuộc sống
Cha Robert Hadima, linh mục giáo phận Mymensingh ở Bangladesh, cho biết rất đông tín hữu tham dự các nghi thức Tuần Thánh. Có nhiều sáng kiến làm chứng và truyền giáo ở giáo phận Mymensingh.